100g bơ bao nhiêu calo? Vì sao bơ là món ăn được ưa thích của mọi người. Đặc biệt dinh dưỡng và việc ăn bơ có thực sự gây béo không? Cùng My Auris tìm hiểu rõ hơn về chuyên mục chăm sóc sức khỏe nhé!
Mục Lục
- 1 100g bơ bao nhiêu calo?
- 2 Các thành phần có trong dưỡng chất trong quả bơ
- 3 Ăn bơ có tốt cho sức khỏe không?
- 3.1 Phụ nữ đang cho con bú
- 3.2 Người có cơ địa mẫn cảm
- 3.3 Người mắc bệnh lý về gan
- 3.4 Người đang sử dụng thuốc
- 3.5 Người đang ăn kiêng hoặc giảm cân
- 4 Làm sao để ăn bơ giảm cân đúng cách
- 4.1 Thay thế bơ cho chất béo khác trong bữa ăn
- 4.2 Ăn bơ hợp lý
- 5 Một số thực phẩm “không nên” kết hợp cùng bơ
- 5.1 Bơ không ăn cùng đồ uống lạnh
- 5.2 Bơ không ăn cùng với dưa hấu
- 5.3 Không kết hợp với các chất béo khác
100g bơ bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu, trong mỗi quả bơ sẽ bao gồm nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin nhóm E, C, B6, B5 và các loại khoáng chất như sắt, canxi, glucid,..Nhờ vậy, bơ mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 160 calo trong 100g bơ chín. Tuy nhiên, tùy vào dòng bơ, kích thước và trọng lượng mỗi quả mà lượng calo cũng có sự chênh lệch. Mỗi quả bơ trên thị trường khoảng 170g, thì tương đương với hàm lượng năng lượng là 270 calo. Thêm vào đó, bơ còn chứa nhiều thành phần khác nhau như: vitamin A, vitamin C, chất béo bão hòa, vitamin B1, sắt,.. Nhờ vào công dụng những loại quả này còn mang lại sức khỏe được đánh giá khá cao.
Các thành phần có trong dưỡng chất trong quả bơ
Bơ được xem là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g của quả bơ cung cấp khoảng 160 kcal. Cụ thể như:
- Chất đạm: 1,9g (trong đó lysin 147mg)
- Tinh bột: 2,3g
- Chất béo: 9,4g
- Chất xơ: 0,5g
- Canxi: 60mg
- Sắt: 1,6mg
- Magie: 24mg
- Đồng: 311mg
- Kali: 351 mg
- Vitamin E: 2,66mg
- Beta - caroten: 53 mcg
- Vitamin C: 17mg
- Folat: 35 mcg
Đây là loại trái cây được ưa thích bởi có hương vị thơm ngon. Bạn có thể sử dụng trái bơ thành nhiều cách chế biến khác nhau như ăn nguyên miếng, dằm nhuyễn, xay sinh tố, salad bơ, làm kem, làm bánh,….
Ăn bơ có tốt cho sức khỏe không?
Bơ có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn bơ với một lượng tùy ý. Để ăn bơ đúng cách, bạn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Cụ thể như:
Phụ nữ đang cho con bú
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số giống bơ có thể không an toàn trong giai đoạn cho con bú. Chẳng hạn như giống bơ Guatemala có nguy cơ gây tổn thương tuyến vú và giảm sản xuất sữa.
Người có cơ địa mẫn cảm
Đối với những người có cơ địa mẫn cảm nên tránh ăn nhiều bơ và các sản phẩm từ bơ. Vì những nguyên liệu có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như phát ban, mẩn ngứa, chàm, đau bụng, hoặc thậm chí sốc phản vệ.
Người mắc bệnh lý về gan
Một số tinh dầu bơ có thể gây tổn thương cho gan. Ví dụ, giống bơ Mexico chứa oestrogen và anethole - hai hoạt chất này được thử nghiệm có thể gây hại cho gan và thậm chí là ung thư. Do đó, bạn cần phải cẩn trọng sử dụng bơ cho người có bệnh lý về gan.
Người đang sử dụng thuốc
Quả bơ có thể tương tác và làm giảm tác dụng của một số thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen),. Ngoài ra thực phẩm này có thể tăng thêm tác dụng của thuốc và giảm cholesterol. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị
Người đang ăn kiêng hoặc giảm cân
Với giá trị dinh dưỡng dồi dào của quả bơ và thành phần chất béo cao. Loại trái cây này sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Vì thế, quả bơ trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất cho chế độ ăn nhằm giảm cân lành mạnh.
Làm sao để ăn bơ giảm cân đúng cách
Việc 100g bơ có bao nhiêu calo, và chế độ dinh dưỡng để có thể duy trì vóc dáng nếu được ăn uống, kết hợp đúng cách. Dưới đây là một số cách ăn bơ đúng mà bạn có thể tham khảo cho mình.
Thay thế bơ cho chất béo khác trong bữa ăn
Chất béo bão hòa được đánh giá cao vừa tốt cho sức khỏe và cân nặng. Bên cạnh đó, khi bạn ăn bơ bạn sẽ cảm thấy no hơn, đặc biệt tránh những cơn thèm ăn nhất là ăn vặt. Ngoài ra, bạn có thể dùng kết hợp để thay thế cho nhiều chất béo khác như từ bơ đậu phộng, bơ lạt.
Ăn bơ hợp lý
Với hàm lượng 160 calo trong 100g thì bơ được đánh giá calo khá cao. Vì vậy, bên nên biết cách cân bằng và lên thwucj đơn khoa học khi kết hợp cùng bơ. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1 quả bơ vào buổi sáng hoặc bữa phụ để tăng khả năng hấp thụ tốt nhất. Ngoài ra, bạn cùng cần tránh ăn bơ ngay trước khi ăn bữa chính, tuy vậy bạn cần phải cách bữa ăn chính khoảng 1 - 2 tiếng để hạn chế lượng calo dư thừa.
Ngoài việc ăn để giảm cân, bạn cần phải ăn bơ đúng cách để hấp thụ các dưỡng chất có trong bơ, điều rất tốt cho sức khỏe:
- Ăn bơ hàng ngày với lượng vừa đủ giúp kiểm soát cholesterol xấu nhờ vào chất béo bão hòa dạng đơn có trong quả bơ.
- Trong bơ có chứa nhiều vitamin E tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, còn giúp cho vết thương trên da được phục hồi.
- Giúp kháng viêm và hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng
- Chất lutein và các vitamin có trong bơ vô hiệu hoá các tế bào ung thư giúp ngăn ngừa ung thư vú và miệng.
Một số thực phẩm “không nên” kết hợp cùng bơ
Bơ không ăn cùng đồ uống lạnh
Do quả bơ chứa nhiều axit béo, sau khi ăn cần phải mất một thời gian dài mới có thể tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Bên cạnh đó, để các axit béo hấp thụ tốt thì cơ thể chúng ta luôn ở nhiệt độ thích hợp.
Đặc biệt khi chúng ta uống đồ lạnh, nhiệt độ trong đường tiêu hóa sẽ bị giảm dần sẽ dẫn đến việc hấp thu chất béo trong quả bơ bị kéo dài, rất dễ gây khó tiêu, thậm chí bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
Bơ không ăn cùng với dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây có tính lạnh và có tác dụng làm trơn đường ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Khi bạn kết hợp bơ với dưa hấu, tính lạnh của dưa hấu sẽ làm giảm quá trình hấp thụ axit béo có trong bơ và gây cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa, tiêu chảy và buồn nôn.
Không kết hợp với các chất béo khác
Quả bơ chứa một lượng lớn các axit béo chưa nó nên trong quá trình hấp thụ những axit cần có sự hỗ trợ và tham gia của protein lipid dạ dày và ruột. Tuy vậy, với số lượng protein này có hạn, nếu chúng ta ăn bơ cùng với nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo sẽ gây ức chế các axit béo dẫn đến việc hấp thụ và tiêu hao giá trị dinh dưỡng bị giảm.