Chữ Vạn - 卍 có ý nghĩa là những điều tốt lành, cát tường, may mắn quy tụ lại một nơi, Vạn - 卍 thuộc nhóm ngôn ngữ chữ Phạn, đọc là Srivatsalaksana, trong tiếng Trung viết là 卍. Chữ vạn được xem như một biểu tượng đặc trưng và đại diện cho Phật giáo. Ngoài ra chữ cũng được biết đến với các hàm ý khác như là một trong 32 tướng tốt của Đức phật, sự bảo hộ che chở của thần linh, sinh mệnh và sự giao thoa của 4 mùa.
Chữ Vạn (卍) được lưu truyền và sử dụng phổ biến trong cả lịch sử lẫn ngày nay trên nhiều quốc gia thế giới như Ấn độ, Ba tư, Hy lạp, v.v… Cả Ấn Độ Giáo và Phật Giáo (như ở Việt Nam hay Trung Quốc) đều sử dụng ký tự chữ Vạn để truyền tải giá trị văn hóa tín ngưỡng của mình.
Sau đây Phúc Tường Gold sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sâu xa ý nghĩa chữ Vạn (卍). Quý khách hàng đặt tranh chữ Vạn mạ vàng, mời liên hệ theo số điện thoại hoặc Zalo cuối website.
Ở Việt nam hay Trung Quốc, chữ Vạn (卍) bắt nguồn từ Ấn độ. Thời Quang Vũ Đế - Đông Hán, chữ đã cùng với các văn hóa Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, từ đây chữ trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn.
Khi Bồ đề Lưu Chi dịch trong cuốn Thập địa kinh luân, đã chuyển dịch ký hiệu 卍 thành chữ Vạn (万) trong tiếng Hán. Nhưng ở một tư liệu khác cho thấy, Cao tăng nhà Đường, tên Huyền Trang đã dịch ký hiệu 卍 thành chữ Đức.
Năm thứ 2 Trường thọ Võ châu (năm 693- giai đoạn lịch sử do Võ Tắc Thiên sáng lập), âm đọc của chữ 万 (Vạn) chính thức được gắn liền với biểu tượng 卍, cũng bởi vậy trong các tác phẩm kinh phật sau này, 卍 đã được viết thành 万.
Như vậy có thể khẳng định, biểu tượng chữ chữ Vạn 卍 trong phật giáo cũng có thể hiểu là 万 trong tiếng Hán, cả 2 cách viết và xem chữ đều không sai. Cách đọc không có sự khác nhau, sử dụng phiên âm chữ Hán: Wàn. Nhưng trong một số tác phẩm kinh phật và trường hợp cụ thể, ký hiệu 卍 cũng có thể được đọc thành Srivatsalaksana (tên gốc ban đầu).
Tại Ấn Độ, chữ Vạn thể hiện Đức Tướng của Phật và Thập địa Bồ tát, tượng trưng cho cát tường, phước lộc, may mắn, sức khỏe bình an… được quy tụ tại một nơi. Người Ấn độ, từ xa xưa đã rất coi trọng Vạn 卍, xem chữ như một sự viên mãn, thanh tịnh, đủ đầy, tốt lành.
Ở Việt Nam và Trung Quốc Vạn 卍 được hiểu theo nghĩa là Hạnh phúc, sự cát tường. Nhưng ở Nhật Bản, chữ này bị xem là không may mắn, và chỉ được sử dụng ở một số nơi hạn chế như Chùa, phật tự.
Mục lục
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍) tại các quốc gia trên thế giới
- 1, chữ Vạn - 卍 ở Trung Quốc
- 2, Chữ Vạn ở Ấn độ
- 3, Nhật Bản
- 4, Chữ Vạn của Đức Quốc Xã
- Tổng quát các ý nghĩa chính của chữ Vạn(卍) trong Phật Giáo và phong thủy
- 1, Vạn (卍) có nghĩa là Cát tường
- 2, Hội tụ năng lượng tốt lành
- 3, Viên mãn
- 4, Sự giao thoa của bốn mùa
- 5, Sự che chở, bao bọc của Phật
- 6, Sức khỏe bình an
- Biểu tượng hình chữ Vạn đẹp
- Chữ Vạn (卍) được trước ngực Phật có hàm ý gì
- Nguồn gốc chữ Vạn (卍) dưới góc nhìn khoa học
- Những kiến thức và câu hỏi về chữ Vạn (卍)
- 1, Ký hiệu chữ Vạn đúng, chính xác là gì?
- 2, Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật Giáo là gì?
- 3, Chữ Vạn tiếng Trung (chữ Hán) là gì?
Ý nghĩa chữ Vạn (卍) tại các quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia và các nền tôn giáo khác nhau đều có những biểu tượng, ký hiệu tượng trưng cho tổ chức của mình. Chữ Vạn (卍) là một trong số những biểu tượng phổ biến nhất, tượng trưng cho nhiều giá trị văn hóa của Phật Giáo, thể hiện sự quy tụ cát tường, may mắn, phước lành.
Nhà phật cho rằng Phật tổ Thích-ca Mâu-ni có 32 Tướng, phía trước ngực Phật có hình tượng chữ 卍, chính là một trong 32 tướng này, gọi là “ Tướng Hải Vân Cát Tường”.
Vậy chữ Vạn ở các quốc gia khác nhau thì có sự khác nhau như thế nào?
1, chữ Vạn - 卍 ở Trung Quốc
Trong nhiều tư liệu chép lại ở Trung Quốc, chữ Vạn có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào Trung Quốc cùng với những giá trị văn hóa Phật giáo dưới thời Hoàng đế Quang Vũ nhà Đông Hán.
Chữ vạn dần đi vào văn hóa tinh thần và đời sống thực tế của người dân thông qua kinh đạo, trở thành một trong những biểu tượng đại diện cho sự may mắn cát tường. Người dân thường in hoặc chế tác hình chữ Vạn trên những vật dụng linh thiêng như bàn thờ, vật phẩm phong thủy, với mong muốn thu hút may mắn, tạo thuận lợi trong đời sống hay công việc.
Quý khách hàng có thể đặt mua chữ Vạn卍 mạ vàng 24K nguyên chất, do Phúc Tường Gold chế tác tinh xảo theo số điện thoại, zalo cuối website này. Chữ Vạn do thương hiệu chế tác dựa trên sự kết hợp giữa mong muốn và yêu cầu riêng của bạn cùng yếu tố chuyên môn trong phong thủy, bảo đảm sự độc đáo, giữ nguyên giá trị chuẩn mực về mặt ý nghĩa nhân văn.
- Xem thêm ý nghĩa về chữ Lộc, những bức tranh thư pháp chữ Lộc đẹp
2, Chữ Vạn ở Ấn độ
Ấn Độ có thể xem là cái nôi của Phật Giáo, đã xuất hiện từ khoảng 2500 trước, dần phát triển và gắn liền với đời sống thực tế nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…chữ Vạn ban đầu xuất hiện trong văn hóa phật giáo Ấn độ, sau đó cũng dịch chuyển đến những đất nước này.
Ý nghĩa chữ Vạn tại Ấn độ được thể hiện qua 2 khía cạnh chính bao gồm:
- 2 Cánh tay trái và phải đan xen lẫn nhau. Tay trái tượng trưng cho những giá trị của vũ trụ, tay phải thể hiện giá trị là phẩm chất Đức phật.
- Sự quy tụ năng lượng tốt lành, may mắn và cát tường đến từ nhiều hướng. 4 đầu mở của chữ Vạn 卍 thể hiện cho hàm ý này.
Đối với người Hindu (Ấn Độ), Vạn 卍là biểu tượng thiêng liêng, tốt lành, được trang trí và khắc họa nhiều trên các đồ vật và công trình văn hóa Hindu. Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, chữ cũng được in và thiết kế cho quần áo, đồ trang sức, đồ ăn trong đời sống, đám cưới và các nghi lễ thần thánh.
- Xem thêm ý nghĩa về chữ Thọ, các tác phẩm tranh thư pháp chữ Thọ đẹp
3, Nhật Bản
Tại Nhật Bản, hình chữ Vạn hầu như chỉ được sử dụng trong các ngôi chùa Phật giáo và một số công trình linh thiêng. Người dân bình thường có quan niệm không tốt với hình tượng chữ 卍, thậm chí người Nhật cấm kỵ Vạn (卍) tại nhà, nơi làm việc,… Đây được xem là sự khác biệt lớn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, họ đã xây dựng những ngôi chùa theo kiểu dáng phong cách Trung Hoa, các cột trụ và đầu ngói thường được trang trí bằng hình chữ vạn.
Tuy nhiên, do hầu hết người Nhật tổ chức tang lễ cho người chết trong các ngôi chùa Phật giáo, nên về mặt tâm lý và tín ngưỡng tâm linh, họ quan niệm rằng chữ Vạn cũng tượng trưng cho sự không may mắn với người sống, những ý nghĩa tốt lành của 卍 nên được được thể hiện ở chùa, dành cho người đã khuất.
4, Chữ Vạn của Đức Quốc Xã
Chữ Vạn đã rất quen thuộc trong Phật giáo và người dân trên thế giới, bởi có hàng trăm triệu người theo đuổi tín ngưỡng nhà Phật. Nhưng khi nói đến biểu tượng này, người ta không khỏi nhắc tới biểu tượng trên lá cờ của Đức Quốc Xã, vì 2 chữ này trông tương tự nhau.
Biểu tượng chữ vạn của nhà Phật và của Đức Quốc xã giống nhau đến mức chúng thường bị nhầm lẫn. Phải chăng Đảng Quốc xã đã mượn logo hình tượng của Phật giáo?
Như Phúc Tường Gold đã gửi đến bạn trên đây, chữ Vạn (Phật giáo) xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa loài người, xuất hiện nhiều ở Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, Ba Tư và các quốc gia khác. Chữ Vạn ban đầu được sử dụng với ý nghĩa tượng trưng cho năng lượng vũ trụ, lửa, mặt trời, sau này gắn liền với giá trị nhân phẩm con người, do Đức Phật truyền thụ.
Đối với người Ấn Độ cổ, chữ Vạn đại diện cho sự giao thoa giữa vũ trụ và mặt trời. Trong đạo Jain Ấn Độ cổ, chữ tượng trưng cho vị thánh thứ bảy của họ.
Ở Trung Quốc cổ xưa, cũng xuất hiện nhiều hình ảnh của Vạn 卍. Trên đồ gốm của Văn hóa Gaomiao ở Hồ Nam, khoảng 7.400 năm trước, người ta tìm thấy một chiếc đĩa gốm có hình chữ “chữ Vạn” được kết hợp với hình mỏ chim.
Hình ảnh dưới đây cho thấy các chứng tích văn hóa có biểu tượng chữ Vạn được khai quật từ nhiều nơi trên thế giới.
Ý nghĩa của chữ Vạn 卍 tốt đẹp, mang đến sự may mắn, phước lành cho con người nhưng tại sao lại bị Đức Quốc Xã “mượn”?
Đầu tiên phải nhìn nhận sự khác biệt trong cách viết Vạn. Có 2 cách để viết chữ Vạn, Chữ thứ nhất là 卍, trong khi cách viết thứ hai là 卐, cả hai cách viết đều có ý nghĩa giống nhau, nhưng chữ thường được dùng trong Phật giáo là chữ 卍 (Nét thẳng ở phía trên bên phải hướng lên), và sau này đã trở thành ký tự chuẩn của nhà Phật.
Một trong hai cách viết chữ Vạn còn lại ít được sử dụng, vô hình chung lại giống với biểu tượng trên cờ đảng của Đức Quốc Xã.
Thực ra hai biểu tượng (ký hiệu) của Phật giáo và Cờ đức Quốc xã hoàn toàn khác nhau về cách hiểu cũng như viết: Biểu tượng cờ đức được tạo thành từ 2 chữ chữ cái S trong tiếng Đức. Khi 2 chữ S kết hợp cùng nhau, và xoay nghiêng 45 độ, sẽ trở thành biểu tượng giống với chữ Vạn (卐) trong Phật giáo.
Mặc dù cách viết khác nhau, nhưng trên thực tế Hitler là người quan tâm nhiều đến chữ Vạn (卐). Theo “Mein Kampf”, khi nhỏ Hitler thường đến thăm một tu viện gần nơi ông ta ở, trên tay áo của trụ trì tu viện có một biểu tượng hình chữ Vạn, điều này đã để lại ấn tượng với ông.
Hitler, người ngưỡng mộ quyền lực từ khi còn nhỏ, hy vọng rằng mình có thể chạm đến ngưỡng đỉnh cao quyền lực giống như vị trụ trì trong tu viện.
Cũng có giả thuyết cho rằng Hitler bị ảnh hưởng bởi một tổ chức bài Do Thái, và biểu tượng của tổ chức này là chữ Vạn (卐). Hitler đặc biệt không thích người Do Thái, và ông ta có thể đã bị tổ chức bài do thái đó ảnh hưởng về mặt tinh thần khi thiết kế cờ đảng.
Trong Thế chiến thứ hai, cờ và băng tay của Đức Quốc xã có mặt khắp nơi trên đường phố Châu Âu. Bạn có thể thấy lá cờ có nền đỏ với một vòng tròn màu trắng và một hình chữ vạn màu đen ở giữa (khác với màu vàng đặc trưng của chữ Vạn trong Phật Giáo).
Sau thất bại của Đức, lá cờ Đức Quốc xã bị cấm ở châu Âu và biểu tượng này dần mờ nhạt trong mắt của người dân nơi đây.
Có thể thấy một biểu tượng là hình chữ vạn của Phật giáo, tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, cát tường, còn lại là lá cờ Đức Quốc xã tội lỗi. Hai biểu tượng này có màu sắc, kiểu dáng thiết kế cũng hoàn toàn khác nhau về độ nghiêng, cấu tạo các đường nét, bởi vậy không thể nhầm lẫn về mặt ý nghĩa tư tưởng giữa Phật Giáo và Đức Quốc Xã.
- Xem thêm về tranh thư pháp chữ Tĩnh, ý nghĩa thực sự của chữ Tĩnh
Tổng quát các ý nghĩa chính của chữ Vạn(卍) trong Phật Giáo và phong thủy
Theo chiều dài lịch sử phát triển hàng nghìn năm của Phật Giáo, ý nghĩa chữ Vạn (卍) cũng đã phổ quát và phát triển đến nhiều quốc, người dân trên toàn thế giới. Ở mỗi nơi chữ Vạn có thể mang thêm những đặc trưng vùng miền riêng, tuy nhiên xét về mặt tổng thể thì Vạn mang các hàm ý chính sau đây.
1, Vạn (卍) có nghĩa là Cát tường
Trong Văn hóa và lối sống Việt Nam thì Cát tường thể hiện những điều tốt đẹp, hạnh phúc và tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
Sự cát tường rất thường thấy trong đời sống, nhưng đây là một từ hán việt vì vậy trong ngôn ngữ sinh hoạt ít được dùng, tuy nhiên trong phong thủy và ngôn ngữ viết thì hai chữ “Cát tường” thường xuyên được dùng tới. Ví dụ trên xe, trong thư từ, tranh treo trong nhà, trên các câu đối.
Trong nhiều tác phẩm giải thích, Cát tường còn được hiểu là sự hòa bình, đủ đầy về tiền tài-vật chất. Nếu mỗi người đều có được sự cát tường, thì đó là điềm báo phúc đã đến với chủ nhân.
- Xem thêm về ý nghĩa chữ Tài và các tác phẩm thư pháp chữ Tài đẹp
2, Hội tụ năng lượng tốt lành
Năng lượng này là sự kết hợp của vũ trụ và đức tướng của Phật, đó là sức mạnh thể hiện sự hài hòa giữa vạn vật trong tự nhiên với công đức của Phật hay con người đã dày công tu dưỡng. Bởi vậy trong nhà treo tranh chữ Vạn (卍) cũng có nghĩa là nơi đó đang thu hút, hội tụ linh khí tốt lành của trời đất, được Phật chứng giám phù hộ.
Quý khách hàng có thể đặt tranh chữ chữ Vạn (卍) mạ vàng 24K nguyên chất do Phúc Tường Gold chế tác độc quyền theo nhu cầu riêng của khách hàng. Đội ngũ thiết kế của thương hiệu sẽ lắng nghe mong muốn về những chi tiết mà khách hàng muốn đưa vào tác phẩm, sau đó sẽ phối kết hợp với đặc trưng phong thủy của chữ Vạn, cho ra tác phẩm hoàn hảo khi đến tay khách hàng. Liên hệ đặt mua sản phẩm theo số điện thoại cuối website này.
3, Viên mãn
Người treo chữ Vạn treo trong nhà ngoài mang đến sự cát tường, còn đem lại ý nghĩa phong thủy thể hiện sự viên mãn trong cuộc sống, gia đình, công việc. Tức là mọi việc của bạn đều thuận lợi, xuôi chèo mát mái, có điểm đầu thì cũng sẽ có điểm cuối, khi có bắt đầu thì thành quả tốt đẹp sẽ đang chờ đón.
4, Sự giao thoa của bốn mùa
Những thời khắc giao nhau thường là giai đoạn quan trọng, có thể mang đến nhiều thành công tốt đẹp cho chúng ta. Sự giao kết giữa các mùa trong năm tạo ra nhiều năng lượng, giúp mệnh chủ trở nên thăng hoa trong sự nghiệp, cuộc sống. Giao thoa năng lượng cũng tượng trưng cho sự thay đổi vận mệnh, là điều chúng ta vẫn luôn hướng tới khi công việc hay cuộc sống có nhiều bế tắc.
5, Sự che chở, bao bọc của Phật
Chữ Vạn là biểu tượng đặc trưng của nhà Phật, thể hiện đủ đầy các tinh hoa của kinh luân Phật giáo, được Phật tổ đeo trước ngực. Vì vậy khi chữ Vạn được trưng bày trong nhà có thể giúp mệnh chủ nhận được sự bao bọc, che chở của các chư vị nhà Phật.
6, Sức khỏe bình an
Trong triết lý nhà Phật, sức khỏe về tinh thần và thể chất là yếu tố quyết định đến tất cả những điều còn lại của con người. Có được sự bình an trong sức khỏe, con người có thể hướng tới của cải vật chất, hạnh phúc. Chữ Vạn (卍) tượng trưng cho sự khỏe mạnh cũng có nghĩa đó là nền tảng, là cốt lõi mang đến sự viên mãn trong đời sống, công việc.
- Xem thêm ý nghĩa chữ Phúc và những tác phẩm tranh chữ Phúc đẹp
Biểu tượng hình chữ Vạn đẹp
Chữ Vạn (卍) được trước ngực Phật có hàm ý gì
Mặc dù chữ Vạn được biết đến như biểu tượng đặc trưng của Phật Giáo, và nhiều người cho rằng chữ này có nguồn gốc đến từ Phật, nhưng trong một số tư liệu chữ Vạn có thể xuất hiện từ nguồn gốc khác.
Song bởi các ý nghĩa lớn lao của chữ Vạn đối với Phật, mà trở thành biểu tượng linh thiêng trong văn hóa Phật Giáo. Vậy đối với riêng nhà Phật, chữ Vạn(卍) ẩn chứa những hàm ý gì mà quan trọng như vậy.
- Vạn(卍) tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Đức Phật, được coi là biểu tượng cho sự trang nghiêm về đức hạnh của Phật, thể hiện công đức vô lượng đã tu dưỡng trong muôn kiếp.
- Chữ Vạn đại diện cho một trong ba mươi hai Tướng của Đức Phật. Hình chữ Vạn trước ngực Phật cũng thể hiện cho sự cát tường, thành quả, trí tuệ mà Đức Phật đã tu luyện. Đó cũng là công đức, thanh tịnh và sự viên mãn.
- Vạn tượng trưng cho Lục độ Ba la mật vô lượng của Đức Phật, tức là Phật môn vô lượng.
- Nó đại diện cho trái tim của Đức Phật, là chân lý và “hư không” của Phật pháp.
- Chữ Vạn trước ngực Phật cũng mang ý nghĩa là tấm lòng từ bi, tình yêu thương của Đức phật dành cho chúng sinh.
- Ở Ấn Độ, vùng đất khởi nguồn của Phật giáo thì chữ Vạn có hàm ý chỉ sự cát tượng, khỏe mạnh và những điều tốt lành.
Trong Phật Giáo, chữ Vạn (卍) trước ngực Phật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vì vậy trở thành biểu tượng được nhiều Phật tử đeo hoặc thiết kế thành tranh, với mong muốn được Đức Phật che chở, ban phước lành, khai sáng trí tuệ. Nếu bạn muốn sở hữu một bức tranh chữ Vạn hoàn hảo để treo trong nhà hoặc tặng người thân, đối tác, có thể liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website này. Các nghệ nhân của thương hiệu sẽ giúp bạn thiết kế một tác phẩm tranh vừa đẹp vừa tinh tế. Sản phẩm sau cùng được mạ vàng 24K nguyên chất, đem đến vẻ đẹp bền lâu theo thời gian.
Nguồn gốc chữ Vạn (卍) dưới góc nhìn khoa học
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại, Lưỡng Hà ở Tây Á, Scotland, Anh, Ireland, Scandinavia, nền văn minh Maya của Châu Nam Mỹ và Thổ dân châu Mỹ đều phát hiện dấu tích chữ Vạn (卍)
Một số nhà khảo cổ học tin rằng người Ấn-Âu cổ là những người tin tưởng vào Thần và họ đã mang niềm tin của mình đến những nơi khác nhau trên thế giới trong hành trình di cư. Chữ Vạn của Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ đại có thể là dấu ấn văn hóa của các dân tộc Ấn-Âu cổ.
Người Aryan xâm chiếm Ấn Độ đã mang theo đức tin, đạo Bà La Môn nguyên thủy và chữ Vạn. Sau khi Bà La Môn giáo chấm dứt, Phật giáo lan rộng ở Ấn Độ rồi sang Trung Quốc. Cùng với sự truyền bá của Phật giáo, chữ Vạn cũng được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á…
Điều đáng nói là chữ Vạn đã được sử dụng trước khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Trung Quốc, sớm hơn nhiều so với sự xuất hiện của Phật giáo. Điều này cho thấy chữ Vạn không phải là biểu tượng chỉ có ở Phật giáo, nói cách khác không hẳn có nguồn gốc từ Phật pháp.
Khi các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về Chữ “佛” (Phật) trong tiếng Trung Quốc, dường như được tạo thành từ chữ Nhân “人” cùng với hai ký hiệu, một ký hiệu là đường nét hướng về bên trái và một hướng về bên phải.
Sự xuất hiện phổ biến của chữ Vạn (卍) trong Phật giáo cũng có thể bắt nguồn từ đó. Cách đây khoảng 9.000 năm, thời kỳ đồ đá mới, các mẫu chữ Vạn đã được khai quật ở nhiều nơi Trung Quốc. Chữ xuất hiện phổ biến và được tìm thấy trong nhiều chứng tích cổ vật.
Chẳng hạn như Văn hóa Mã Gia Diêu ở Cam Túc và Thanh Hải, Văn hóa Shixia ở Quảng Đông, Văn hóa Xiaoheyan ở Nội Mông, Văn hóa Pengtoushan và Văn hóa Gaomiao ở Hồ Nam, Văn hóa Hemudu ở Chiết Giang, Văn hóa Dawenkou ở Sơn Đông, v.v.
Một chiếc đĩa gốm có hình bốn con chim có hình chữ Vạn ở giữa, tượng trưng bằng chiếc mỏ, được khai quật tại Hemudu ở Chiết Giang, có niên đại khoảng 6.900 năm. Các mẫu hình chữ vạn được khai quật ở khu vực Cam Túc và Thanh Hải chủ yếu xuất hiện trên nhiều loại đồ gốm kiểu Majiayao Machang, có niên đại hơn 4.000 năm.
Từ góc nhìn khoa học có thể nhận định chữ Vạn (卍) vừa mang đậm ý nghĩa trong đời sống thực tế, vừa mang những nội hàm tư tưởng của Phật giáo. Chữ không hẳn có nguồn gốc xuất phát từ Phật môn, nhưng được giới nhà Phật phát triển và làm giàu giá trị văn hóa tâm linh.
Chữ Vạn (卍) có chiều sâu lịch sử, mang các giá trị tốt đẹp, cát tường, may mắn, bình an, đây là lý do chính giá trị của chữ được lưu truyền qua hàng nghìn năm bề dày văn hóa của nhân loại.
Để thu hút được nhiều năng lượng phong thủy tốt lành, sự may mắn và cát tường, quý khách hàng có thể treo tranh chữ Vạn (卍) trong nhà tại Phòng thờ, phòng khách, nơi làm việc.
Khi treo cần chú trọng giữ thẳng chữ, tránh để bị nghiêng, nếu không có thể làm mất đi ý nghĩa của chữ (bao gồm ý nghĩa phong thủy và giá trị nhân văn). Liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại, zalo cuối website để được tư vấn chu đáo về thiết kế và chế tác mạ vàng chữ Vạn (卍).
Những kiến thức và câu hỏi về chữ Vạn (卍)
1, Ký hiệu chữ Vạn đúng, chính xác là gì?
Ký hiệu đúng và chính xác của chữ Vạn là: 卍, tiếng Hán đọc thành - wàn. Ký hiệu chữ Vạn (卍) này áp dụng trong cả Phật giáo, tiếng Trung Quốc, và được các nước trên thế giới sử dụng.
2, Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật Giáo là gì?
Ý nghĩa đúng của chữ Vạn (卍) trong Phật Giáo là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, hàm ý chỉ công đức vô lượng của Phật. Các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo còn định nghĩa chữ Vạn là Chân Lý - hàm ý này tương đồng với những giá trị tư tưởng của triết lý nhà Phật.
Những ý nghĩa khác của chữ Vạn trong Phật giáo:
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật giáo là Cát tường Hải Vân
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật giáo là Cát tường Hỉ toàn
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật giáo là Vạn sự như ý
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍) trong Phật giáo là Viên mãn
- Các ý nghĩa lớn của chữ Vạn đã được đề cập trong phần trước đó
3, Chữ Vạn tiếng Trung (chữ Hán) là gì?
Chữ Vạn trong tiếng Trung (chữ Hán) là: 卍, khi phát âm đọc giống như chữ 万- wàn. Các ý nghĩa của chữ Vạn trong tiếng Trung (卍) đều tương đồng, giống với hàm ý trong Phật giáo: Cát tường, vạn sự như ý, viên mãn, công đức vô lượng…