Đã bao giờ bạn cảm thấy bản thân rất hướng ngoại, dễ hòa nhập vào đám đông. Nhưng đôi khi lại muốn tách biệt khỏi thế giới và tìm kiếm không gian riêng cho bản thân, trở nên cô độc. Đây là những biểu hiện của những cá nhân mắc hội chứng cô độc hướng ngoại. Vậy cô độc hướng ngoại là gì? Có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Cô độc hướng ngoại là gì?
Để làm rõ khái niệm “cô độc hướng ngoại là gì”, trước hết bạn cần biết hội chứng cô độc hướng ngoại có tên khoa học là Outgoing Autism, hay còn được biết đến với tên gọi khác - “tự kỷ hướng ngoại”. Hội chứng này bao gồm các cá nhân rất dễ hòa nhập với đám đông, cộng đồng và xã hội, nhưng cũng thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi mọi người. Hai khái niệm “cô độc” và “hướng ngoại” hoàn toàn trái ngược nhau, thế mà lại tồn tại bên trong tâm trí của họ. Thế nên những người mắc phải hội chứng này thường rất khó hiểu và khó để kết nối.
Xem thêm:
- Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Nên học trường nào và nhu cầu nhân lực
- Ngành ngân hàng là gì? Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?
Cô độc hướng ngoại là gì? (Nguồn: Internet)
Các biểu hiện cô độc hướng ngoại thường gặp
Để có thể nhận biết bản thân hoặc một cá nhân nào đó có đang mắc phải hội chứng cô độc hướng ngoại hay không? Liệu cô độc hướng ngoại có phải bệnh? Và cô độc hướng ngoại và hướng nội liệu có giống nhau? Có thể xét đến một số biểu hiện thường gặp dưới đây.
Điện thoại là vật bất ly thân
Chiếc điện thoại di động nhỏ bé lại được xem là “tấm lá chắn” đối với những người mắc phải hội chứng này. Họ luôn mang điện thoại bên mình và hầu như không rời khỏi nó một giây phút nào. Đối với họ, điện thoại cách họ “bảo vệ” bản thân khỏi những tác nhân bên ngoài. Cụ thể hơn, khi cảm thấy không thể tiếp tục hòa nhập với đám đông, họ sẽ sử dụng điện thoại để tìm kiếm thế giới riêng cho mình và hoàn toàn phớt lờ mọi thứ xung quanh. Mục đích của việc chăm chú vào điện thoại là giúp những người mắc hội chứng tránh được những cuộc đối thoại gượng gạo hay giúp họ quên đi cảm giác bị bỏ rơi, bơ vơ giữa đám đông lạc lõng.
Xem thêm
- Ngành báo chí là gì? Cơ hội thăng tiến và mức lương ngành báo chí
- Ngành Quản Trị Du Lịch Và Lữ Hành Là Gì? Tìm hiểu từ A - Z
Cô độc hướng ngoại luôn mang theo điện thoại (Nguồn: Internet)
Khó thiết lập và duy trì mối quan hệ
Những người mắc hội chứng cô độc hướng ngoại cảm thấy rất khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ và thiết lập các kết nối mới với mọi người xung quanh dù cho họ rất dễ để hòa nhập vào đám đông. Nguyên nhân chính có thể là do triệu chứng lắng xã hội, hoặc bắt nguồn từ sự nhút nhát, cảm giác tự ti của bản thân hay một vài yếu tố khác. Ngoài ra, những cá nhân mắc phải hội chứng này còn khá khó khăn trong việc giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ của bản thân và thấu cảm với người xung quanh. Tất cả những yếu tố trên khiến họ gặp trở ngại trong việc xây dựng mối quan hệ với xã hội, và dần khiến bản thân trở nên cô độc.
Xem thêm
- Ngành dược thi khối nào? Các môn học khi học dược chi tiết nhất
- Nên học ngành sư phạm nào? Ngành sư phạm thi khối nào?
Tâm trạng “nắng mưa thất thường”
Biểu hiện tâm trạng “nắng mưa thất thường” không chỉ là triệu chứng thường gặp ở những người mắc hội chứng cô độc hướng ngoại, mà còn rất dễ gặp thấy ở những cá nhân mắc các bệnh về tâm lý như rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm dạng nặng hay rối loạn nhân cách ranh giới. Nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện tâm lý thường gặp với những người đang ở trong trạng thái căng thẳng suốt thời gian dài, hoặc những người đang trong giai đoạn thay đổi cuộc sống như thay đổi công việc, nơi ở hay trường lớp. Những cá nhân có tâm trạng “nắng mưa thất thường” rất khó điều chỉnh và kiềm chế cảm xúc của mình, họ dễ nổi nóng, cáu gắt và nhạy cảm, thế nên thường rất khó để giao tiếp hay bắt chuyện với mọi người, và thường thu mình lại để tránh đả kích đến những người xung quanh.
Xem thêm:
- Ngành thương mại điện tử là gì? Trường nào đào tạo uy tín nhất hiện nay?
- Ngành công tác xã hội là gì? Có nên học ngành công tác xã hội?
Khó bắt chuyện với người lạ
Sự khác biệt lớn nhất giữa cô độc hướng ngoại và hướng nội là trong việc giao tiếp với người lạ. Thông thường, những người hướng ngoại sẽ luôn vui vẻ cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với bất kỳ ai, những người hướng nội thì lại khép kín, hầu như không giao tiếp với nhiều người dù cho đó là người thân quen. Còn những người cô độc hướng ngoại sẽ giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh tùy theo từng đối tượng. Với những người đã thân quen từ lâu, họ thường rất thoải mái trong việc thể hiện cảm xúc, tự do nói lên suy nghĩ của mình, thậm chí tán dóc rất nhiệt tình, hệt như những cá nhân hướng ngoại. Nhưng đối với những người lạ hoặc mới gặp lần đầu, họ thường khép mình lại, tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt, ra vẻ như không quan tâm và khá khó gần. Còn đối với những người đã gặp từ trước nhưng không quá thân quen, họ sẽ biết cách giữ chừng mực khi giao tiếp, không bộc lộ quá nhiều cảm xúc hay chia sẻ quá nhiều điều. Nói chung, những người mắc hội chứng này sẽ rất linh hoạt trong giao tiếp và ứng xử, họ mang trong mình nhiều “bộ mặt” khác nhau, thế nên rất khó để biết được con người thật bên trong họ.
Cô độc hướng ngoại khó bắt chuyện với người lạ (Nguồn: Internet)
Dễ bị chi phối bởi người khác
Người cô độc hướng ngoại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Thông thường họ có thể bị chi phối bởi hành động hoặc ý kiến của một cá nhân nào đó, và rất dễ bị thuyết phục bởi cảm xúc hay thái độ từ người khác. Và điều này khiến cho những người mắc hội chứng cảm thấy bị áp lực khi họ buộc phải tuân thủ theo các quy chuẩn, chuẩn mực mà xã hội đề ra. Họ gặp trở ngại trong việc đứng lên đấu tranh để bảo vệ cho quan điểm và niềm tin của riêng mình, thế nên họ chọn từ bỏ ý kiến của bản thân và xuôi theo đám đông, ngay cả khi điều đó không hề giống với những gì họ mong muốn.
Xem thêm
- Ngành cơ điện tử là gì? Học trường nào tốt? Tìm hiểu từ A - Z
- Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì? Tìm hiểu từ A - Z chi tiết
Hiểu chuyện, suy nghĩ chín chắn từ sớm
Vì bản chất ngại giao tiếp nên ngay từ nhỏ, những người cô độc hướng ngoại đã học được cách im lặng, quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Từ đó dẫn đến việc những người mắc hội chứng này thường sẽ trở nên “hiểu chuyện” ngay từ khi còn bé. Họ biết rõ những việc nên làm và không nên làm, nên thường sẽ suy nghĩ rất chín chắn trước khi ra quyết định. Nhưng cũng chính vì bản thân hiểu biết và nhận thức được mọi thứ xung quanh quá sớm nên những người này thường vô tình tự tạo nên áp lực vô hình cho bản thân. Họ quan tâm đến cách người ngoài nhìn nhận và đánh giá về họ, thế nên họ ép buộc bản thân phải nỗ lực không ngừng để trở nên tốt hơn, giỏi giang hơn, đẹp đẽ hơn, và điều này khiến cho họ tự đặt bản thân vào khuôn khổ cho chính mình tạo ra. Dù cho những thứ mà họ đang nỗ lực không phải là những điều mà bản thân cảm thấy thật sự thích hay thật sự muốn làm, nhưng vì sợ hãi sự phán xét của mọi người xung quanh, nên họ buộc phải trở nên thật hoàn hảo để chiều lòng tất cả mọi người.
Thường hoài niệm về quá khứ
Ngoài những biểu hiện kể trên, những người mắc hội chứng cô độc hướng ngoại thường có xu hướng hoài niệm về quá khứ hơn là hướng đến tương lai. Họ có sở thích trò chuyện hoặc đề cập đến những vấn đề liên quan đến những sự kiện trong quá khứ khi giao tiếp. Thay vì tập trung vào tương lai, hoặc ít nhất là hiện tại, họ thường hay nhìn về quá khứ và thể hiện sự tiếc nuối vì những điều đã đánh mất hoặc chưa kịp thực hiện. Đôi khi họ còn lấy những điều đó làm lý do để dằn vặt và tự trách móc bản thân, đến nỗi trở nên ám ảnh. Nghiêm trọng hơn là họ có thể mang những nỗi ám ảnh ấy theo suốt cuộc đời. Vậy nên những người mắc phải hội chứng này thường rất khó thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống mới.
Thích an ủi người khác nhưng không giải quyết được vấn đề của bản thân
Như đã đề cập ở trên, người cô độc hướng ngoại biết cách suy nghĩ chín chắn, và học được cách quan sát mọi việc xung quanh từ khi còn rất nhỏ. Thế nên khi những người thân xung quanh họ gặp phải khó khăn, sẽ luôn có xu hướng tìm đến những người mắc hội chứng này để được tâm sự, bày tỏ nỗi lòng và xin lời khuyên. Nguyên do là vì những người cô độc hướng ngoại rất giỏi trong việc lắng nghe người khác, họ sẽ là điểm tựa vững chắc mỗi khi ai đó cần. Họ rất giỏi trong việc giải quyết các vấn đề của mọi người xung quanh, nhưng lại không tìm được lời giải và mắc kẹt trong câu chuyện của chính mình. Họ không thường chia sẻ cảm xúc của mình với người khác, thay vào đó họ chọn cách giấu nỗi buồn vào sâu bên trong và tự mình đối mặt. Dù cho bên ngoài họ tỏ ra rất lạc quan vui vẻ, nhưng thực chất là vì họ không muốn người khác thấy được góc yếu đuối của bản thân, và không muốn làm phiền bất kỳ ai.
Cô độc hướng ngoại tốt hay xấu, có phải là một căn bệnh không?
Vậy bản chất của cô độc hướng ngoại tốt hay xấu? Liệu cô độc hướng ngoại có phải bệnh không? Thực ra tất cả mọi sự việc trên thế giới này đều có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tùy theo góc nhìn của mỗi cá nhân. Có thể chia cô độc hướng ngoại làm hai trường hợp:
- Khi tỷ lệ “cô độc” nhiều hơn tỷ lệ “hướng ngoại”: Tỷ lệ “cô độc” nhiều hơn đồng nghĩa với việc những người này sẽ giỏi trong việc lắng nghe và trở thành điểm tựa vững chắc cho nhiều người xung quanh. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa rằng họ chấp nhận xây nên những rào cản quanh tâm trí của mình, và không cho phép bất kỳ ai nhìn thấy được cảm xúc thật sự của họ, và cũng không cho phép bản thân khiến người khác phiền lòng. Về lâu dài, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống và sức khỏe tinh thần, cũng như các mối quan hệ cá nhân của những người mắc hội chứng này. Nếu duy trì trạng thái khép mình quá lâu, họ sẽ ngày càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa mọi người và luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Việc kìm nén cảm xúc lâu ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý như stress. Nghiêm trọng hơn, có thể mắc chứng trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt.
- Khi tỷ lệ “hướng ngoại” nhiều hơn tỷ lệ “cô độc”: Trường hợp này an toàn hơn so với trường hợp kể trên. Những người có tỷ lệ “hướng ngoại” cao thường có tư duy và lối suy nghĩ rất sáng tạo. Dễ dàng tập trung và phát triển định hướng cá nhân theo cách họ muốn, có khả năng làm việc độc lập tốt hơn so với một số cá nhân và không dễ bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài. Tính tự lập của nhóm người này rất cao nên họ không thường yêu cầu sự giúp đỡ từ nhiều người. Thay vào đó họ có thể tự tin đưa ra quyết định và lên kế hoạch cho bản thân. Vừa sở hữu tư duy nhạy bén, vừa có khả năng nhìn nhận và lắng nghe, nên những người có tỷ lệ “hướng ngoại” cao hơn sẽ rất dễ thành công trong cuộc sống.
Ngoài những nhóm người hướng ngoại hay hướng nội thường gặp, CareerViet mong rằng bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích về nhóm người cô độc hướng ngoại thông qua bài viết trên. Dù cho bản thân bạn là nhóm tính cách nào thì cũng là những cá thể mang màu sắc riêng biệt và đáng được trân trọng.