Cảnh sát là một trong những ngành nghề thiêng liêng và cao quý nhất. Nhiệm vụ chung của những chiến sĩ cảnh sát là giữ gìn hòa bình, an ninh trật tự cho Quốc gia và xã hội. Một trong số đó phải kể đến cảnh sát cơ động (CSCĐ), họ hoạt động cả ngày lẫn đêm để bảo vệ trật tự xã hội. Vậy cảnh sát cơ động là gì, cảnh sát cơ động học trường gì và có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống. Bài viết sau đây của Mua Bán sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu tổng quan về cảnh sát cơ động
1.1. Tìm hiểu khái niệm cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động giữ chức vị nhất định trong Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an Việt Nam. Họ sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn được cấp trên bàn giao để đảm bảo trật tự an ninh Quốc gia, giữ gìn an toàn xã hội.
Cảnh sát cơ động chính là một phần không thể thiếu của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. Nhóm cảnh sát này có nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, thành quả cách mạng nói riêng. Đồng thời cũng có nhiệm vụ chung tay với toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện các nghĩa vụ Quốc tế được cấp trên giao phó.
Cảnh sát cơ động sẽ phối hợp với các lực lượng vũ trang nòng cốt khác sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Đây cũng chính là điều thu hút các bạn trẻ yêu thích và tìm hiểu cảnh sát cơ động học trường gì để định hướng tương lai.
Lực lượng cảnh sát cơ động thường bao gồm:
- Lực lượng có trách nhiệm tác chiến đặc biệt
- Lực lượng đặc nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu
- Lực lượng có trách nhiệm bảo vệ mục tiêu đã giao
- Lực lượng có trách nhiệm huấn luyện động vật nghiệp vụ
- Lực lượng chịu trách nhiệm vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt
>>> Xem thêm: Ngành công an và những điều cần biết về quy định tuyển chọn
1.2. Thời gian làm việc của cảnh sát cơ động
Không giống với đa số các ngành nghề khác làm việc giờ hành chính với khung giờ cố định rõ ràng, các chiến sĩ cảnh sát cơ động có thời gian làm việc khá bất thường. Nói một cách dễ hiểu nhất là họ phải thường xuyên tuần tra vào ban đêm và được phân chia thành 2 ca cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Thông thường, ca đầu sẽ bắt đầu từ 21 giờ tối và hoàn thành lúc 1 giờ sáng, ca 2 sẽ bắt đầu từ 1 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ sáng.
Qua đó cũng có thể hiểu rằng, nếu như người lao động bình thường hoạt động vào ban ngày và nghỉ ngơi vào buổi tối thì các chiến sĩ cảnh sát cơ động lại hoàn toàn trái ngược. Thời gian nghỉ ngơi của cảnh sát cơ động khá ít ỏi, thậm chí là thư giãn nghỉ ngơi là một điều khá xa xỉ đối với người làm nghề cảnh sát cơ động. Do đó nếu đang tìm hiểu về cảnh sát cơ động học trường gì hay theo đuổi nghề này thì đây có thể là vấn đề làm cho nhiều người phải suy nghĩ lại.
1.3. Công việc chi tiết của cảnh sát cơ động
Bên cạnh thắc mắc cảnh sát cơ động học trường gì thì công việc chi tiết của cảnh sát cơ động là điều được khá nhiều người quan tâm. Cảnh sát cơ động có trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn cho xã hội và Tổ quốc, họ sẽ thực hiện các công việc chi tiết cụ thể như sau:
- Thực hiện tham mưu với Bộ trưởng Bộ công an về các công tác vũ trang xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và an ninh cho Quốc gia.
- Tiến hành các phương án tác chiến ngăn chặn các hành vi phá rối, bạo loạn, bắt cóc, biểu tình trái với pháp luật,…
- Thực hiện vũ trang bảo vệ mục tiêu và các sự kiện về chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học và kỹ thuật,…
- Tiến hành tổ chức, kiểm soát và tuần tra thường xuyên để phát hiện kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm.
- Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, bồi dưỡng quân sự, võ thuật và các nghiệp vụ liên quan khác để nâng cao nghiệp vụ chiến đấu và linh hoạt, chủ động hơn giải quyết các tình huống phát sinh cũng như bảo vệ an toàn cho bản thân và người dân xung quanh.
- Có nhiệm vụ phối hợp với Công an nhân dân triệt phá các chuyên án phức tạp như về ma túy, hình sự, an ninh quốc gia và hỗ trợ xử lý những hành vi đã vi phạm pháp luật.
- Trực tiếp tham gia áp giải bị cáo, bị can, bảo vệ phiên tòa, trại giam và thi hành các bản án theo sự giao phó của cấp trên có thẩm quyền.
- Tham gia hỗ trợ, tìm kiếm, giải cứu nạn nhân trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh,…
- Tiến hành huấn luyện thường xuyên và diễn tập các phương án tác chiến, tuần tra kiểm soát và bảo vệ mục tiêu theo sự giao phó của cấp trên.
- Tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động công tác của Cảnh sát cơ động.
- Thực hiện các nghi lễ theo quy định của Công an nhân dân, các sự kiện quan trọng như quy định, cùng một số các nhiệm vụ chuyên môn khác.
2. Cảnh sát cơ động nên thi khối nào?
Nhìn chung cảnh sát cơ động nói riêng và công an nói chung là những ngành có yêu cầu về học lực, sức khỏe và đạo đức rất cao. Bên cạnh việc cảnh sát cơ động học trường gì thì cảnh sát cơ động học khối gì, cảnh sát cơ động học môn gì là vấn đề rất được quan tâm.
Những khối nành có thể thi để trở thành cảnh sát cơ động bao gồm khối A01 (gồm các môn Toán, Hóa, Lý), khối D01 (gồm các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), khối C03 (gồm các môn Toán, Ngữ Văn, Sử).
Đặc biệt để thi vào khối ngành công an thì học lực của 3 năm Trung học phổ thông quyết định rất nhiều, học lực 3 năm đều phải trên trung bình và các môn tổ hợp thị Đại học đều phải trên 7 điểm. Đây là một trong những điều quan trọng không kém so với vấn đề cảnh sát cơ động học trường gì.
>>> Xem thêm: Ngành công an thi khối nào? Những câu hỏi thường gặp khi thi vào ngành Công an?
3. Tiêu chuẩn dự thi cảnh sát cơ động
Được biết theo quy định tuyển sinh ở các trường Đại học, học viện đào tạo lực lượng cảnh sát thì các thí sinh đều phải trải qua vòng sơ tuyển công an tại các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú. Thí sinh phải đáp ứng đủ các tiêu chí được đề cập sau đây mới đủ điều kiện dự thi vào các trường Công an nhân dân, cụ thể:
3.1. Các yêu cầu về vấn đề sức khỏe
- Về thị lực (mắt): thị lực không kính một mắt phải đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19 - 20/10. Thí sinh ứng tuyển không được có sẹo giác mạc, không bị mắt hột, lác mắt, viễn thị, rối loạn sắc mắt. Đồng thời cả hai mắt phải to đều nhau. Đối với các đối tượng bị cận thị thì phải cam kết chữa trị khi sơ tuyển vào trường, đạt chuẩn thị lực theo quy định nhập học.
- Về tai - mũi - họng: các thông số tai ngoài, tai trong và tai giữa đều phải hoàn toàn bình thường, khướu giác (mũi) bình thường. Thanh quản cần phải hoàn toàn bình thường, không nói ngọng, nói lắp và các xoang mặt phải hoàn toàn ổn định, bình thường.
- Về răng - hàm - mặt: thí sinh phải có đầy đủ răng, không tính đến răng khôn. Các vấn đề về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi, sứt môi, khe hở vòm miệng đều sẽ gây khó khăn hoặc không thể thi vào khối ngành công an được.
- Thần kinh phải ổn định, không bị mất các chứng bệnh về tâm thần như tâm thần phân liệt, động kinh, suy nhược thần kinh,…
- Huyết áp tiêu chuẩn cần đạt là 110 - 125 mmHg, không mắc các bệnh như viêm động tĩnh mạch, bệnh tim, vấn đề bất ổn về hệ tuần hoàn trong cơ thể,…
- Không bị dị tật cơ thể như mất, thừa ngón tay, ngón chân,… Không bị nghiện ma túy, màu tóc và chất tóc phải bình thường, có được xăm trổ,…
- Yêu cầu về hình thể: đối với nam phải cao từ 1m6 trở lên, nặng từ 48 kg - 75 kg; Đối với nữ phải cao từ 1m58 trở lên, cân nặng từ 45 - 57 kg.
3.2. Các yêu cầu về độ tuổi thi tuyển vào ngành cảnh sát cơ động
Với những cán bộ, chiến sĩ trong biên chế thì không được vượt quá 30 tuổi được tính đến năm dự thi.
Với học sinh Trung học phổ thông thì không quá 20 tuổi, học sinh dân tộc thiểu số không vượt quá 22 tuổi.
Với công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và hoàn thành nghĩa vụ quân sự được quyền dự thi thêm 1 lần trong vòng 12 tháng tính từ ngày xuất ngũ.
>>> Xem thêm: Ngành Công An Nữ Và Các Tiêu Chuẩn Thi Tuyển
3.3. Các yêu cầu về học lực
Thí sinh phải tốt nghiệp Trung học phổ thông, học lực phải đạt từ trung bình trở lên theo ghi nhận trong học bạ. Tuyệt đối không tiến hành sơ tuyển các thí sinh lưu ban trong thời gian học Trung học phổ thông.
Thí sinh phải đạt hạn kiểm từ khá trở lên, đây cũng là tiêu chuẩn hàng đầu cần phải đáp ứng khi tuyển sinh vào lực lượng cảnh sát.
Với các trường hợp thí sinh tham gia Công an nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ quân sự và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạ kỷ luật quân đội từ mức khiển trách trở lên thì đủ điều kiện để tham gia xét tuyển.
Tìm việc làm nhanh tại đây:
3.4. Yêu cầu về hồ sơ lý lịch
Bên cạnh việc tìm hiểu cảnh sát cơ động học trường gì thì hồ sơ lý lịch về cá nhân và nhân thân cũng là điều nên đặc biệt quan tâm. Cá nhân và gia đình cần phải thực hiện, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thân nhân (người nhà) đảm bảo các tiêu chuẩn về chính trị theo quy định đề ra của Bộ Công an.
Hồ sơ đăng ký dự thi nên mua tại nơi sơ tuyển theo mẫu riêng của ngành Công an được cấp tại Công an các quận, huyện, thành phố.
4. Cảnh sát cơ động học trường gì?
Cảnh sát cơ động học trường gì là câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc và tìm hiểu nhiều. Dưới đây là một số gợi ý về các trường đào tạo cảnh sát cơ động chuyên nghiệp trên toàn quốc và điểm chuẩn thi đậu vào các trường này, cụ thể:
- Học viện Cảnh sát Nhân dân với điểm cao nhất là 27 điểm, điểm thấp nhất là 18 điểm.
- Học viện An ninh Nhân dân với điểm cao nhất là 26 điểm, điểm thấp nhất là 18 điểm.
- Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy lấy thang điểm chuẩn từ 23 - 24 điểm.
- Đại học Cảnh sát Nhân dân lấy thang điểm chuẩn trung bình từ 18 - 24 điểm.
Cảnh sát cơ động học trường gì cũng chính là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ, nhất là các sĩ tử đang có định hướng nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, bởi vì số lượng trường đào tạo cảnh sát cơ động có khá nhiều trên toàn quốc. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể theo dõi điểm sàn tại các trường qua nhiều năm để có định hướng và nỗ lực đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi xét tuyển.
Tham khảo: [Mới Nhất] Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân 2024
5. Quyền hạn của cảnh sát cơ động?
Sau câu hỏi cảnh sát cơ động học trường gì thì “Cảnh sát cơ động có những quyền hạn gì?” cũng được nhiều người tìm kiếm, tra cứu thông tin. Dưới đây là một số quyền hạn đã được quy định cụ thể đối với một cảnh sát cơ động:
- Cảnh sát cơ động được quyền sử dụng vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được phân công trong những trường hợp cấp bách và cần thiết.
- Được quyền mang theo vũ khí và các công cụ hỗ trợ nghiệp vụ khác lên máy bay, tàu thủy, cảng hàng không theo yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.
- Thực hiện ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời các phương tiện bay không người lái hoặc các phương tiện đe dọa đến tính mạng của con người.
- Tiến hành xử lý những hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Chủ động huy động phương tiện, con người, tổ chức
- Chủ động huy động phương tiện, con người, tổ chức kịp thời trong những trường hợp cấp bách nhất.
- Có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức cung cấp các thiết kế, sơ đồ vào các công trình, nơi ở cá nhân nghi vấn để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố,…
6. Những “mặt tối” của nghề Cảnh sát cơ động
Do tính chất của công việc đòi hỏi sự cơ động và mang trên mình sứ mệnh bảo vệ trật tự, an ninh, Cảnh sát cơ động luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần và sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Họ phải làm việc bất kể ngày đêm, có thể nhìn thấy rõ nhất khi vào các dịp lễ Tết. Những ngày cận Tết, cảnh sát cơ động lại bận rộn hơn cả ngày thường. Họ phải chủ động tuần tra, kiểm soát các tuyến đường, địa bàn, các khu vực trọng điểm để ngăn chặn tội phạm và đảm bảo an ninh khu vực.
Nữ cảnh sát cơ động thường bị đánh giá không bằng so với nam cảnh sát cơ động. Họ phải dành nhiều thời gian cho công việc mà có thể tạm gác lại chuyện lập gia đình và con cái. Bên cạnh đó, việc tiềm ẩn nhiều vấn đề có thể xảy đến đối với bản thân cũng là điều có thể xảy ra và cũng là nỗi lo lắng của người thân các chiến sĩ cảnh sát cơ động.
Cảnh sát cơ động phải đối mặt trực tiếp với những khó khăn, nguy hiểm, luôn trên tinh thần chiến đấu, dũng cảm, dám hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhất là trong các nhiệm vụ khủng bố, bạo loạn, truy quét đường dây ma túy, trộm cướp vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy mà yêu thích và tìm hiểu về cảnh sát cơ động là gì, cảnh sát cơ động học trường gì là một chuyện, ngoài ra người làm cảnh sát cơ động phải có một sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng và một trái tim yêu nghề thì mới có thể trụ vững được.
Như vậy là Muaban.net đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về cảnh sát cơ động học trường gì cũng như các quyền hạn và nghĩa vụ của cảnh sát cơ động. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành cảnh sát cơ động và yêu quý ngành nghề này hơn. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để không bỏ lỡ các tin đăng về việc làm, mua bán nhà đất nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
- Cảnh vệ là gì? Khái Niệm, Tiêu Chuẩn Và Nhiệm Vụ Của Cảnh Vệ
- Ngành tâm lý học tội phạm và 7 vấn đề có thể bạn chưa biết
- Học Nghĩa vụ Công an ra làm gì? Có trở thành công an hay không?