Ủ tóc bằng dầu dừa là cách chăm sóc tóc tự nhiên vô cùng hiệu quả. Nó sẽ giúp cho mái tóc được chắc khỏe mượt mà, ngăn cản tình trạng rụng tóc cũng như phục hồi và nuôi dưỡng những mái tóc hư tổn. Vậy có nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm không? Hãy tham khảo bài viết này để nhận được câu trả lời chi tiết nhất.
Vì sao nên lựa chọn ủ tóc bằng dầu dừa?
Dầu dừa là loại dầu thu được sau khi chiết tách cơm dừa từ các trái dừa già. Nó có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt tùy thuộc vào độ già của trái dừa. Phương pháp chăm sóc và làm đẹp bằng dầu dừa sẽ mang đến vẻ đẹp toàn diện cho chị em phụ nữ.
Trong dầu dừa có chứa dồi dào vitamin E, các axit giúp kháng khuẩn và dưỡng ẩm như axit lauric, axit capric,... Khi chúng hấp thụ vào từng sợi tóc sẽ khiến các mảng bám ở phần thân tóc được loại bỏ hoàn toàn và cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc. Tùy thuộc vào từng tình trạng tóc, chị em sẽ quyết định có nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm hay không. Ngoài ra, để phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên dùng dầu dừa kết hợp cùng với mật ong, dầu ô liu hoặc các thành phần thiên nhiên khác.
Chi tiết cách ủ tóc bằng dầu dừa hiệu quả
Để chăm sóc tóc với dầu dừa, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản và dễ làm ngay tại nhà. Hai nguyên liệu và vật dụng không thể thiếu là nón ủ tóc hoặc khăn ủ tóc với dầu dừa nguyên chất.
Bước 1: Làm ấm lượng dầu dừa cần dùng
Dầu dừa là loại dầu thiên nhiên dễ bị cô đặc trong điều kiện thấp. Do đó, bạn nên làm ấm dầu dừa trước khi sử dụng lên tóc và da đầu. Để làm nóng dầu dừa, bạn có thể dùng lò vi sóng để quay khoảng 30 giây hoặc đun cách thủy dầu dừa trên bếp.
Bước 2: Giữ cho mái tóc sạch sẽ
Để tăng hiệu quả khi ủ tóc với dầu dừa, người dùng cần giữ cho mái tóc sạch sẽ bằng cách gội đầu trước khi ủ. Điều này sẽ giúp cho các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào sợi tóc tốt hơn và nên bôi dầu dừa khi tóc còn đang ẩm.
Bước 3: Thoa dầu dừa lên tóc và da đầu
Đầu tiên, bạn cần bôi dầu dừa vào tóc và massage nhẹ nhàng toàn bộ chân tóc với ngọn tóc. Chú ý chỉ nên sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ và không nên dùng quá nhiều. Hãy thoa đều dầu dừa theo vòng tròn để dầu dừa thấm toàn bộ lên trên tóc và da đầu. Sau khi đã massage xong, bạn dùng mũ ủ hoặc khăn ủ tóc đã chuẩn bị sẵn để ủ tóc.
Bước 4: Gội đầu sạch sẽ lại với nước
Sau khi kết thúc thời gian ủ tóc, bạn hãy gội đầu lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn dầu dừa còn sót lại trên da đầu. Điều này sẽ giúp cho tóc không bị bết dính và da đầu không bị bít tắc. Thời gian ủ phù hợp nhất là khoảng 30 phút đến 1 tiếng hoặc có thể ủ qua đêm đối với tóc khỏe.
Có nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm không?
Có nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong quá trình chăm sóc tóc với dầu dừa. Theo các nghiên cứu, chị em có thể ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm để thành phần trong dầu dừa được thẩm thấu vào tóc tốt hơn. Đồng thời, nó còn giúp cung cấp đầy đủ độ ẩm và dễ tạo kiểu cho tóc.
Trong khi ủ dầu dừa qua đêm, các axit béo và glixerol trong dầu dừa sẽ phát huy tối đa công dụng một cách hiệu quả. Đây là những thành phần giúp ngăn ngừa tình trạng gàu, chấy và bổ sung đầy đủ độ ẩm tự nhiên cho tóc. Tuy nhiên, việc ủ qua đêm còn phải phụ thuộc vào tình trạng tóc hoặc da đầu để điều chỉnh thời gian ủ phù hợp. Các chuyên gia đã khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này đối với da đầu bị dầu.
Các lý do không nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm
Đối với mái tóc dầu, việc ủ bằng dầu dừa qua đêm không phải là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Phương pháp này không có khả năng hút dầu hoặc giảm nhờn cho da đầu. Ngược lại, việc ủ dầu dừa quá lâu còn làm cho tóc nhiều dầu hơn khiến tình trạng bết dính trở nên nghiêm trọng.
Trên thực tế, các sợi tóc sẽ được cấu tạo chủ yếu bởi loại protein còn được gọi là keratin. Lượng protein trong tóc có thể bị suy giảm dưới các tác động của nhiều yếu tố như sử dụng nhiệt độ nóng khi tạo kiểu, lạm dụng hóa chất để uốn nhuộm, ô nhiễm, tác động từ ánh mặt trời,... Điều này sẽ làm cho tóc trở nên yếu hơn, dễ bị gãy rụng và chẻ ngọn.
Chính vì vậy, việc bổ sung protein cho tóc là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong thành phần của dầu dừa chứa nhiều protein, tuy nhiên nếu ủ lâu sẽ làm quá tải protein trên tóc. Khi đó, tóc sẽ bị mất độ ẩm, tăng nguy cơ bị giòn cứng và khô xơ hơn.
Tổng hợp các lưu ý khi ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm
Khi thực hiện ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm, bạn nên tham khảo một số những lưu ý sau để tránh tình trạng gây hại đến tóc.
- Ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm chỉ thích hợp đối với những ai muốn cải thiện tình trạng tóc rối và khô xơ nhiều. Tuy nhiên, người có tóc dầu cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng dầu dừa để ủ qua đêm.
- Chỉ nên bôi một lượng dầu dừa vừa đủ lên tóc khi vẫn còn độ ẩm để tránh gây ra tình trạng ngứa ngáy da đầu.
- Không nên bôi quá nhiều dầu dừa lên tóc và da đầu.
- Để tránh dầu dừa bị dính ra chăn gối, bạn nên trải một tấm khăn bông lên phía trên trước khi đi ngủ.
- Sau đó, bạn làm sạch tóc với nước và để khô tự nhiên và việc sử dụng máy sấy lúc này sẽ làm tóc mất đi lượng chất ẩm cần thiết. Ủ tóc với dầu dừa chỉ nên thực hiện 1 - 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sau khi theo dõi bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời có nên ủ tóc bằng dầu dừa qua đêm hay không. Việc ủ tóc với dầu dừa là điều cần thiết cho mái tóc. Tuy nhiên, thời gian ủ tóc cũng cần phù hợp với tình trạng hoặc tính chất của tóc và da đầu. Hãy chăm sóc tóc với dầu dừa đúng cách để sở hữu một mái tóc suôn mượt và bóng khỏe.
Xem thêm:
- Tác dụng của việc ủ tóc collagen chị em cần biết
- Ủ tóc bằng dầu argan - Công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
- Giải đáp thắc mắc: Ủ tóc nóng hay lạnh tốt cho mái tóc?