Cá Két Panda sở hữu vẻ bề ngoài tròn, có sọc đen trắng trên thân nên nhiều người còn gọi là cá ngựa vằn, cá gấu trúc. Đây là loài cá săn mồi có vẻ đẹp độc đáo và tuổi thọ cao nên được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích. Dưới đây, nuoitrong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách nuôi cá Két Panda.
Thông tin về Cá Két Panda
Két Panda là dạng cá biến thể của hồng két, còn có tên gọi khác là cá ngựa vằn hoặc cá gấu trúc. Tuy là loài cá nhỏ nhưng cá Két Panda lại rất manh động, hung dữ vì đặc tính săn mồi bẩm sinh. Khi sống chung, nó có thể gây hấn với bất cứ loại cá nào.
- Tên khoa học: Black convict cichlid.
- Nguồn gốc: Trung Mỹ - vùng tập trung nhiều loại cá gấu trúc nhất trên thế giới.
- Tuổi thọ: tối đa có thể lên đến 10 năm.
- Màu sắc: đen, xám.
- Kích thước: 5 - 10cm.
- Giống: săn mồi.
- Sinh sản: đẻ trứng.
- Giá: 50.000 - 60.000 đồng/con
Cá Két Panda thích bơi nhanh qua tất cả tầng nước, đá và cát ở đáy, thích rỉa cây thủy sinh hoặc đào hang hốc. Thân hình của loài cá này tương đối mỏng, có xen kẽ các dải đen trắng ở thân hơi ngả sang xanh nên khi nhìn thoáng qua tạo cảm giác giống ngựa vằn hoặc gấu trúc.
Vây của cá Két Panda phát triển tốt và mang tính nghệ thuật cao. Cá có đường viền thân tương tối mềm mại uốn dạng vòng cũng quyến rũ. Đôi khi sẽ có những con cá có mảng màu cam ở lưng và gần đuôi.
Mặc dù nhìn kích thước của loài cá này khá mi nhon nhưng nó lại có tuổi thọ cực ấn tượng. Nếu được ở trong điều kiện chăm sóc tốt, có những con sống lên đến 10 năm, thậm chí đã có trường hợp 15 năm.
Hiện tại, giá một cặp cá con trên thị trường được bán trong khoảng 50.000 - 60.000 đồng hoặc có thể lên đến vài trăm nếu là cá trưởng thành.
Cách nuôi & Cách chăm sóc Cá Két Panda
Nuôi cá Két Panda không phải cứ đam mê là sẽ thành công được. Để có được những chú cá Két Panda khỏe mạnh và sinh trưởng bạn có thể tham khảo các hướng dẫn nuôi và chăm sóc chúng dưới đây:
2.1 Cách lựa chọn cá
Lựa chọn mua được giống cá tốt ngay từ đầu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển về sau của cá. Vì thế, khi mua cá Két Panda bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:
- Nếu có ý định mua cá để nuôi thành đàn thì nên chọn theo số lượng 4 - 7 - 9 vì trên phương diện phong thủy, đây được xem là con số mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
- Chọn những con cá đang bơi lội nhanh nhẹn chứ không bơi lẻ một góc hay nằm một chỗ, không mua cá bị treo ngược đuôi và thân mình không cân bằng trong nước.
- Thân cá có màu sắc bóng bảy, tươi sáng. Không chọn mua cá có màu nhợt nhạt.
2.2 Chọn bể nuôi cá
Bể nuôi lý tưởng để nuôi cá Két Panda cần đạt dung tích tối thiểu 100 lít với môi trường nước duy trì nhiệt độ 21 - 27 độ C, độ pH 6 - 8 và độ cứng độ cứng 9 - 20 dH. Bể nên có ánh sáng tán xạ.
Khi thiết kế bể nuôi hãy tạo ra các dòng nước luân chuyển liên tục và thêm ống sục khí oxy để cá được sinh trưởng tốt nhất. Ngoài ra, bể nên có them gỗ lũa, đá, cát để phục vụ thói quen lùng sục đáy và đào hang hốc của loài cá này.
2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Lựa chọn bộ lọc cho bể cá Két Panda muốn hiệu quả cần dựa trên thể tích của bể. Loài cá này cần sống trong bể có thể tích tối thiểu 100l nước nên phù hợp với các loại lọc vách, lọc tràn hoặc lọc thùng.
Ngoài ra, kích thước của ngăn chứa, vật liệu lọc cũng rất quan trọng đối với khả năng xử lý nước. Nên lựa chọn đá matrix vì nó có tỉ lệ khoang xốp cực cao, giúp cácó điều kiện trú ngụ tốt. Mặt khác, ngăn chứa đa dạng vật liệu lọc cũng sẽ tạo môi trường phong phú hơn cho cá sinh sống.
2.4 Các bước thả cá vào bể
Cách thả cá Két Panda vào bể rất quan trọng vì đây là giai đoạn cá làm quen, thích nghi với môi trường mới, nếu không cẩn thận có thể khiến cá bị stress và mắc nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Quy trình thả cá vào bể nên thực hiện tuần tự theo các bước:
- Bước 1: thả bịch cá được mua ở cửa hàng nổi trên bể cá trong 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ của bể.
- Bước 2: lấy một cái ca sạch để múc một lượng nước trong bể bằng với lượng nước trong bịch đựng cá rồi mở bịch cá ra và đổ nước đó vào sau đó đóng kín lại và tiếp tục thả trôi khoảng 30 phút để cá được làm quen với pH của bể.
- Bước 3: mở bịch túi bóng ra để cá tự bơi ra bể và 6 tiếng sau mới cho ăn để tránh làm cá bị sình bụng.
2.5 Thức ăn cho cá
Cá Két Panda là loài ăn tạp nên bạn có thể cho chúng ăn bất cứ thức ăn gì mà bạn có mà không cần lo lắng quá về vấn đề dinh dưỡng. Điều cần thiết là đảm bảo duy trì khẩu phần ăn xen kẽ gồm 40% thức ăn khô và 60% thức ăn tươi, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần một lượng bằng 10 - 15% trọng lượng cơ thể cá.
Thức ăn mà cá yêu thích nhất là trùn chỉ, cá mồi nhỏ, tôm tép nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, cây thủy sinh,… Thậm chí các loại thức ăn cám hạt to loài cá này vẫn có thể oánh chén bình thường. Nếu muốn cá tăng màu thì nên cho cá ăn các loại thức ăn có thành phần tăng sắc tố da để cá lên màu đẹp.
2.6 Nuôi chung với loài cá khác
Bản tính cá Két Panda hung dữ nên khi muốn nuôi chung với loài cá nào cũng cần thận trọng để tìm được loài phù hợp. Chúng rất khó sống cùng với các loài cá có kích thước nhỏ như neon, cá bảy màu, cá sọc ngựa,… nên tốt nhất hãy tránh nuôi cá nhỏ cùng Ket Panda nếu không muốn bị cá săn mồi.
Khi nuôi chung với cá Két Panda nên chọn các loại cá có độ dữ tợn tương đương thuộc họ rô phi hoặc bạn cũng có thể chọn mua cặp đực - cái để kìm hãm bớt tính hung hăng của cá vừa kích thích sinh sản.
2.7 Vệ sinh bể cá
Tốc độ phát triển của cá Két Panda chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường nước nên tuyệt đối không được để nước bị ô nhiễm. Hàng tuần bạn nên thay nước định kỳ và tiến hành vệ sinh bể. Khi thay nước chỉ nên thay 1/4 - 1/3 nước trong bể, tuyệt đối không được thay toàn bộ nước dễ khiến cá bị sốc.
Để vệ sinh bể cá sạch sẽ bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: dụng cụ chà tảo, xi phông hút cặn bể, lưỡi dao cạo, xô, bản chải nhỏ để vệ sinh bộ lọc, vật liệu lọc nước, khăn lau,… Trình tự vệ sinh bể diễn ra từ mặt trong bể cá đến các đồ vật trang trí, sỏi đáy bể, mặt ngoài bể và bộ lọc nước.
Trong quá trình vệ sinh bạn cần kiểm tra tấm bong lọc để vệ sinh thật sạch, điều này giúp cho bộ lọc hoạt động hiệu quả hơn và tránh được mầm bệnh trong bể nuôi cá.
Bệnh thường gặp và cách chữa trị
Hoàn tất quy trình nuôi cá với các bước cơ bản ở trên thì khâu chăm sóc cá cũng không thể bỏ qua bởi nó tác động đến sức khỏe để cá phát triển bình thường. Bạn nên lưu ý phòng và chữa các bệnh sau cho cá Két Panda:
3.1 Bệnh bạc/mất màu
Chất lượng nước là yếu tố tác động đến màu sắc của cá. Nếu bể nuôi không đạt tiêu chuẩn về nước thì cá rất dễ bạc màu. Ngoài ra, nếu môi trường thay đổi quá đột ngột, bị stress, ăn thức ăn không phù hợp, ánh đèn tương phản với màu sắc của cá hay bị thiếu sáng thì cá cũng có hiện tượng mất màu ở giai đoạn đầu.
Để khắc phục bệnh bạc màu cho cá Két Panda bạn hãy quan sát lại môi trường nước xem đó có phải là nguyên nhân không. Nếu đúng thì hãy thay nước đều đặn mỗi ngày, thực hiện liên tục 1 tuần, kết hợp cung cấp đủ dưỡng khí cho cá.
3.2 Bệnh sình bụng
Vẫn là vấn đề về nước, nếu sống trong môi trường nước chất lượng kém thì cá Két Panda dễ bị sình bụng và đây không phải là bệnh dễ chữa. Bệnh lý này còn được biết đến với tên khác là viêm ruột thời kỳ cuối.
Ngoài ra cá nuốt phải vỏ tôm nên thành ruột bị đâm, ăn phải thức ăn không sạch cũng sinh ra bệnh. Cá bị bệnh sẽ chán hoặc bỏ ăn, bụng căng to như bong bóng, dùng tay sờ vào bụng cá sẽ thấy trong mềm như nước, vây và hậu môn biến đổi màu. Bệnh nặng cá sẽ bị mất cân bằng cơ thể nên nổi lên mặt nước, trốn một góc, dựng vảy.
Để trị bệnh sình bụng cho cá Két Panda bạn cần tăng nồng độ muối trong bể và dùng kháng sinh như Streptomycin, Cloramphenicol, Benzimycin kết hợp bôi xanh methylen để diệt nấm. Cá bị bệnh cần được cách li riêng và nếu cần sẽ tiêm thuốc vào khoang cơ thể một góc 45 độ, tiêm 1/3 mũi kim.
3.3 Bệnh bơi chúi đầu
Đây cũng là một loại bệnh liên quan đến chất lượng nước hoặc đôi khi là do cá bị ốm. Khi nuôi bạn cần quan sát kỹ thì mới phát hiện được bệnh này. Khi cá mắc bệnh hãy thay nước đều đặn hàng ngày, kiểm tra lại hệ thống lọc xem đủ mạnh chưa nếu chưa đủ mạnh thì nên thay.
Lời Kết
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn tự tin lựa chọn và nuôi cá Két Panda cho bể thủy sinh nhà mình có vẻ đẹp cá tính, độc lạ. Bằng niềm đam mê cá cùng với kỹ thuật chăm nuôi đã được chuẩn bị kỹ càng, chắc chắn rằng bạn sẽ có khởi đầu thú vị và sớm được hưởng thành quả từ bể cá do chính mình chăm nom.