Khi sử dụng dòng sữa Similac có nhiều chia sẻ về vấn đề sữa không tan và gây khó khăn khi sử dụng. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ mách các mẹ cách pha sữa Similac không bị vón cục và những lưu ý gì để sữa pha ra đạt chất lượng tốt nhất.
Giới thiệu về sữa Similac
Similac là một sản phẩm sữa của hãng Abbott, được sản xuất tại Hoa Kỳ. Abbott là một tập đoàn chăm sóc sức khỏe toàn cầu với dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào hỗ trợ phát triển cho trẻ nhỏ. Sữa Similac là một trong những sữa bột dinh dưỡng cho bé phổ biến. Thành phần dinh dưỡng nổi bật trong sữa Similac:
- Gangliosides: Hỗ trợ phát triển trí não.
- AA (Arachidonic Acid): Cần thiết cho sự phát triển của não bộ và mắt.
- Lutein: Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ ánh sáng xanh.
- Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa tế bào.
- DHA (Docosahexaenoic Acid): Quan trọng cho sự phát triển của não bộ và mắt.
- 5-HMO (5 Human Milk Oligosaccharides): Giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
- Nucleotides: Giúp hệ thống miễn dịch được phát triển toàn diện.
- Probiotics (lợi khuẩn BB-12): Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hệ chất béo đặc biệt không dầu cọ: Giúp tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
Nhờ vào những thành phần dinh dưỡng này, sữa Similac không chỉ giúp phát triển trí não và thị giác cho trẻ mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng, mang lại sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, sữa Similac thường nhận được các nhận xét của các mẹ là sữa khó pha do dễ vón cục, vậy cách khắc phục thế nào chúng ta hãy đến phần hướng dẫn và lưu ý dưới đây.
Mách mẹ cách pha sữa Similac không bị vón cục
Hiện tượng sữa Similac Mom bị vón cục và pha không tan có thể do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, cách pha sữa chưa đúng cách là nguyên nhân phổ biến. Khi pha sữa với nước nóng vừa đun sôi, nhiệt độ quá cao có thể phá vỡ các liên kết trong thành phần của sữa, dẫn đến tình trạng sữa bị vón cục và không tan. Ngược lại, nếu pha sữa với nước nguội hoặc lạnh, sữa cũng sẽ không tan hoàn toàn, ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của sữa. Cách pha sữa similac không bị vón cục các mẹ bầu nên sử dụng nước ấm khoảng 40 độ C và khuấy đều tay cho đến khi sữa hoàn toàn hoà tan.
Nguyên nhân thứ hai có thể là do mua phải sữa giả, nhái hoặc kém chất lượng. Similac Mom là một thương hiệu lớn và nổi tiếng, do đó không tránh khỏi việc bị làm giả. Các sản phẩm giả thường không đảm bảo chất lượng, thành phần không đạt chuẩn, gây ra hiện tượng sữa bị vón cục và không tan khi pha. Để tránh mua phải hàng giả, các bà bầu nên mua sữa tại các cửa hàng uy tín, kiểm tra kỹ bao bì, nhãn mác và hạn sử dụng, cũng như sử dụng các phương pháp kiểm tra mã vạch, mã QR để xác nhận nguồn gốc sản phẩm.
Dưới đây là hướng dẫn cách pha sữa Similac chi tiết và dễ hiểu để phụ huynh có thể thực hiện theo:
- Bước 1: Trước khi pha sữa, mẹ cần rửa tay kỹ bằng nước rửa tay khô và vệ sinh sạch sẽ khu vực pha sữa. Điều này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh vi khuẩn xâm nhập gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Bước 2: Trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ tiêu hóa yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Trước khi pha sữa Similac, mẹ nên ngâm dụng cụ vào nước sôi từ 5 - 10 phút sau đó để ráo. Bình và dụng cụ pha sữa cần để ở nơi sạch sẽ tránh bụi và vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, mẹ có thể khử trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa bằng máy tiệt trùng chuyên dụng để tiết kiệm thời gian.
- Bước 3: Để pha sữa Similac đúng chuẩn, mẹ cần đun sôi nước trong 5 phút, sau đó để nguội đến khoảng 40 độ C. Tránh dùng nước quá nóng vì sẽ gây vón cục hoặc quá lạnh làm sữa không hòa tan được.
- Bước 4: Mẹ cho nước vào bình rồi dùng muỗng gạt lấy sữa bỏ vào và khuấy đều. Chọn liều lượng để pha phù hợp với sức ăn và độ tuổi của bé theo công thức quy ước. Sử dụng muỗng kèm theo và mỗi muỗng gạt ngang sẽ tương đương với 60ml nước ở 40 độ C. Đậy nắp bình sữa và lắc đều đến khi sữa bột tan hoàn toàn.
- Bước 5: Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế trước khi cho bé uống để đảm bảo cho bé uống sữa dễ dàng và tránh bị bỏng. Ngoài ra, có thể nhỏ giọt sữa lên tay để cảm nhận hoặc sử dụng nhiệt kế để đo chuẩn xác hơn.
Thực hiện đúng các bước này sẽ giúp đảm bảo sữa Similac Mom được pha đúng cách, an toàn và dinh dưỡng cho bé.
Lưu ý khi pha sữa Similac cho con
Ngoài ra, có thêm một số lưu ý để các mẹ có thể pha sữa Similac tốt nhất và đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé con:
- Nhiệt độ nước: Không dùng nước có nhiệt độ từ 50 - 80 độ C để pha sữa vì có thể làm hỏng các thành phần quan trọng như protein, lysine, axit folic,...
- Loại nước pha sữa: Tránh sử dụng nước khoáng vì sẽ làm dư thừa canxi, dẫn đến nguy cơ sỏi thận và táo bón cho bé.
- Tuân thủ công thức: Pha sữa theo đúng công thức được in trên bao bì để tránh tình trạng bé bị dư thừa chất, đầy bụng, táo bón hoặc chán sữa.
- Lượng sữa cho bé: Không ép bé uống hết bình sữa khi bé không muốn, điều này có thể khiến bé biếng ăn hoặc tăng cân quá mức.
- Phương pháp pha sữa: Không sử dụng lò vi sóng để pha hoặc hâm sữa.
- Thời hạn sử dụng: Sau khi mở hộp, sữa Similac nên được dùng trong vòng 3 tuần. Mỗi lần sử dụng xong, cần đóng kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, không để trong tủ lạnh.
- Không dùng nước rau củ: Tránh pha sữa bằng nước rau củ như củ dền, cà rốt,... vì chất nitrat trong nước rau củ có thể gây ngộ độc cho bé.
- Vệ sinh cá nhân: Mẹ cần rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi pha sữa để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Không trộn nhiều loại sữa: Tránh việc trộn nhiều loại sữa khác nhau để đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng trong sữa.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách pha sữa Similac và cách pha sữa Similac không bị vón cục. Cũng như những lưu ý khi pha dòng sữa này để đảm bảo chất dinh dưỡng trọn vẹn nhất cho bé yêu của bạn.
Xem thêm:
Nên pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước?
Cách xử trí khi bé 8 tháng không chịu uống sữa