Ngôn ngữ bất quy tắc
“Sheo ba?o là bé nì dễ iu lém mà ku*a hòai hok dc?” Tạm dịch “Sao bảo bé này dễ yêu lắm mà cưa hoài không được”.
“Kh0c ch0 wen đy những fiên muộn, kh0c jzòy pík đâu mìn lại pình tĩnh lại, suy nghỹ zề kái đìu màk mìn kần phải suy nghỹ” (Khóc cho quên đi những phiền muộn, khóc rồi biết đâu mình lại bình tĩnh lại, suy nghĩ cái điều mà mình cần phải suy nghĩ).
“Đôy khy mìn thík cho`y mưa kjn khủn, màk seo khy kơn đau ập tớy tớ hok mún mua nu~a”. (Đôi khi mình thích trời mưa kinh khủng, mà sao khi cơ đau ập tới tớ không muốn mưa nữa).
“Hum nEj ...mÌn thịk hẠnh fUc! Hùi chìu thịk nAfk “kứng họng” lun Í! Mìn đã jzỐng kon xỳ ke ùi mừk konf bét wa(ng wa? Tạ nawjg 3kg... kâm = 2 tej, 1tej thỳ...h0h0h0”. (Tạm dịch là: Hôm nay mình thật hạnh phúc. Hồi chiều thiệt là cứng họng luôn í. Mình đã giống con xì ke rồi mà còn bắt quăng quả tạ nặng 3kg... cầm bằng 2 tay, 1 tay thì...)
Phải toét mắt luận chữ như bắt đầu học đánh vần nếu bạn muốn hiểu được những dòng chữ như kiểu đã được mã hóa thế này. Cái này gọi là ngôn ngữ blog của xì-tin.
Cũng là một thứ mốt
Tất nhiên là ngôn ngữ @ dành cho công dân @ mà thôi, cũng được sử dụng chủ yếu trong blog, YM và SMS. Cũng chỉ có giới teen với nhau hiểu.
Không có bất cứ quy tắc nào của cách viết này. Không ngữ pháp, không chính tả, cũng không phải là quy tắc của tốc ký. Chỉ cần bạn thích, bạn thấy ổn, thế là tự bạn có thể phối riêng kiểu chữ của mình.
Dần dần thì 1 truyền 10, 10 truyền 100, từ lúc nào cái ngôn ngữ kỳ lạ ấy đã xâm lấn blog của tất cả teen. Thậm chí, việc học theo thứ ngôn ngữ ấy cũng trở thành một thứ mốt. “Bạn bè nó viết thế mình cũng viết thế, nhìn đẹp đẹp lạ lạ. Chẳng có quy tắc gì hết. Cứ viết là quen thôi”.
Nó cũng gần như một cách để 9X sử dụng cái tôi, cá tính của mình. “Viết thế cho đặc biệt khác người. Chat chit, blog mà toàn typing những dòng chữ quen thuộc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp nhưng mà khô khốc thì chán chết. Nhìn thế này vui hơn nhiều”.
Đừng lạm dụng!
Nhưng đôi khi, thứ ngôn ngữ tưởng chừng chỉ để vui vẻ và thư giãn này lại bị các bạn lạm dụng một cách thái quá và khiến người lớn tá hỏa. Quen miệng lôi cả vào những câu chuyện với bố mẹ, thầy cô giáo, thậm chí chỉ là anh chị của các bạn và kết quả là làm nảy sinh một số phiền toái.
My (học sinh lớp 10 Trần Phú, Hà Nội) le lưỡi: “Bố mẹ tớ đã giận dữ khi tớ nói chuyện quen miệng kiểu ấy. Bố tớ quát: “Mày rước đâu thứ ngôn ngữ này về nhà?” và cấm tiệt tớ không được nói như thế trước mặt người lớn”.
Những người lo xa hơn thì tỏ ra lo lắng trước “sự trong sáng của tiếng Việt”, sợ là quen dùng cách nói đó, rồi đến lúc các bạn ấy lẫn lộn với cả ngôn ngữ chính thống?
Những lo lắng ấy không phải là không có cơ sở, đúng không?
Theo Nani - Kin
Kênh 14