Nói giọng mũi và giọng bụng khá phổ biến hiện nay. Vậy có nên dùng giọng mũi hay không? Cách khắc phục việc sử dụng giọng mũi khi giao tiếp như thế nào? Cùng RoseWay tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu nói giọng mũi là gì?
Giọng nói được tạo ra bởi luồng khí đẩy lên từ phổi, qua hai dây thanh ở cổ và đi đến họng, lên miệng. m thanh sẽ được cộng hưởng bởi không gian mở ở miệng và mũi. Phần lưỡi gà giữa vị trí ngã ba tác động đến hơi thở và có 2 cách thoát ra là lên mũi tạo thành giọng mũi và đi ra miệng.
Giọng mũi có âm thanh phát ra không tròn trịa giống với việc bạn tự bịt mũi mình khi nói chuyện. Sử dụng giọng bụng khi nói giúp âm thanh bạn phát ra tròn đầy và rõ ràng hơn.
Giọng mũi có 2 loại cơ bản:
- Giọng mũi ít, có ít không khí đi lên mũi nên không đủ độ vang cho giọng nói.
- Giọng mũi nhiều: khi không khí lên mũi quá nhiều khiến giọng nói phát ra thều thào, nghẹt mũi và âm thanh cộng hưởng nhiều.
Nguyên nhân nói giọng mũi là gì?
Khi bạn sử dụng giọng mũi thì âm thanh sẽ thường sẽ bị chói, gắt và bóp méo. Người nghe có cảm giác nghẽn hơi thở và lý do xuất hiện giọng mũi như sau:
- Nói hơi nông, không cảm nhận lực bật hơi thở sâu từ dưới khoang bụng nên âm sắc mỏng và yếu.
- Cuống lưỡi rút mạnh về phía sau vách họng, thiếu linh hoạt chặn đường đi của hơi thở nên âm thanh phải đi lên phía trên để thoát ra.
- Đẩy hơi quá nhiều lên nắp thanh quản gây việc phát âm cứng khiến âm thanh bị bóp méo, có cảm giác nghẹt mũi khi nói.
- Phần mô mềm bên trong miệng và phía sau răng hạ thấp cùng với thanh quản đẩy cao gây nên âm mũi.
Khác biệt của nói giọng mũi và giọng bụng
Điểm khác nhau khi nói giọng mũi và giọng bụng chính là do hệ hô hấp và cách âm thanh phát ra khi nói. Sự điều hướng của âm thanh vào khoang mũi hình thành giọng mũi. Còn giọng bụng được cấu thành do cách bật hơi thở với lực của cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn.
Chất lượng âm thanh khi nói giọng mũi mang đến âm thanh cao, phản xạ nhiều hơn. Khi nói giọng bụng sẽ mang âm thanh trầm ấm, mạnh mẽ và cột hơi dài, nói lâu hơn.
Khi bạn nói giọng mũi quá lâu gây căng thẳng và đau rát cổ họng, hư hại cơ họng, dây thanh quản. Ngoài ra dùng giọng mũi sẽ có giọng nói khàn, khó nghe, bị giật. Riêng giọng bụng không ảnh hưởng nhiều đến thanh quản giúp kéo dài tuổi thọ giọng nói.
Nhận biết giọng mũi khi giao tiếp
Bạn có thể xác định sử dụng nói giọng mũi quá nhiều hay không thông qua âm thanh phát ra lúc nói. Khi bạn liên tục bị thiếu hơi, cảm giác âm thanh bị nghẹt tức bạn dùng giọng mũi.
Hoặc bạn có thể chọn đọc đoạn văn bất kỳ bằng cách bịt mũi trong khi đọc. Khi âm thanh phát ra không thay đổi so với lúc bình thường và bạn có thể nói thoải mái thì đang nói bằng giọng bụng. Ngược lại nếu như giọng nói bí và thay đổi rõ rệt bình thường thì bạn đang dùng giọng mũi.
Hướng dẫn khắc phục giọng mũi một cách hiệu quả
Để khắc phục tình trạng dùng giọng mũi khi giao tiếp thì bạn nên áp dụng các mẹo sau:
Mở khẩu hình đúng cách
Đầu tiên bạn cần mở khẩu hình đúng khi nói, hạ hàm dưới xuống từ 2-3 cm. đẩy cuống lưỡi và nâng vòm họng lên khi nói. Nhờ vậy mà hơi thở cùng âm thanh sẽ thoát ra từ khoang miệng, tạo giọng nói tròn vành, rõ chữ hơn. Ngoài ra bạn có thể ngáp thật nhiều mỗi ngày để nhận thấy rằng vòm miệng mềm nâng lên theo sự kiểm soát của bạn.
Kiểm soát hơi thở đúng cách.
Cách sửa tình trạng nói giọng mũi của mình là tập nói giọng bụng. Tập nói giọng bụng bằng cách tập lấy hơi, điều tiết hơi thở. Bạn sẽ cần nhiều thời gian để hình thành thói quen kiểm soát hơi thở. Hãy lấy hơi thông qua đường mũi và đường miệng, hít thở nhẹ nhàng và thả lỏng ngực vai.
Bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về nói giọng mũi, giọng bụng và cách cải thiện giọng mũi. Nếu bạn muốn được đào tạo chuyên nghiệp về cách phát âm, hãy liên hệ các khóa học của Roseway.