Chụp màn hình laptop, chụp màn máy tính là một thao tác khá đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích trong nhiều trường hợp. Bạn có thể sử dụng tính năng này để lưu lại thông tin quan trọng, chia sẻ nội dung với người khác hoặc phục vụ cho công việc.
Một số cách để bạn sử dụng việc chụp ảnh màn hình, bao gồm sử dụng các phím sẵn có trên bàn phím. Sử dụng một hoặc nhiều tổ hợp phím để thay đổi các tùy chọn chụp màn hình. Bên cạnh đó, những công cụ bên thứ 3 cũng được nhiều người lựa chọn để chụp lại ảnh màn hình.
Dù sử dụng những cách truyền thống hay các phần mềm hiện đại, việc chụp ảnh màn hình trên máy tính là một kỹ năng quan trọng, hỗ trợ công việc và chia sẻ của người dùng đến những người khác. Dưới đây là cách chụp màn hình máy tính mới nhất năm 2024 này.
Cách chụp ảnh màn hình máy tính mới nhất 08/01/2025
- Các cách chụp ảnh màn hình bằng phím Print Screen
- Chụp ảnh màn hình không có phím Print Screen
- Chụp bằng phím Alt + PrtSc
- Chụp màn hình bằng tổ hợp phím Win + Shift + S
- Xem lại những ảnh đã chụp từ phím Print Screen trong Clipboard
- Chỉnh sửa ảnh màn hình vừa chụp với Paint
- Cách chụp màn hình máy tính bằng chuột với Snipping Tool
- Một số điều về Snipping Tool
- Các loại ảnh chụp màn hình với Snipping Tool
- Cách chụp màn hình máy tính lưu vào bộ ghi tạm
- Chụp ảnh màn hình máy tính với Lightshot
- Chụp màn hình và ghi chú nhanh với Snip & Sketch
- Mở Snip & Sketch bằng nút PrtScn
- Mở Snip & Sketch bằng Start menu
- Ghi chú trên ảnh chụp màn hình với Paint
- Chụp ảnh màn hình bằng Game Bar
- Cách chụp màn hình máy Mac
- Chụp ảnh màn hình máy tính Linux
- Spectacle
- Shutter
- Imagemagick
- Video hướng dẫn cách chụp màn hình laptop, máy tính
Các cách chụp ảnh màn hình bằng phím Print Screen
Chụp màn hình máy tính bằng phím Print Screen
Đây là cách mặc định để bạn chụp màn hình máy tính của mình nhanh chóng. Chỉ cần bấm Print Screen và bạn sẽ được lưu lại trong bộ nhớ ảnh chụp toàn màn hình. Lưu ý trong một số loại bàn phím sẽ yêu cầu bạn phải bấm cả phím Fn+Print Screen mới có thể chụp ảnh màn hình.
Với cách chia sẻ thông tin cho người thân bằng ảnh màn hình, hoặc gửi thông tin cho đồng nghiệp, sếp bằng hình ảnh. Đôi khi bạn không cần phải chụp hoàn toàn màn hình mà chỉ cần chụp lại một khung thông báo nhỏ, một mẩu tin nhắn chứa nội dung để lưu lại trong ghi chú...
Tổ hợp phím S + Shift + Windows
Tổ hợp này có thể khiến tay của bạn bận rộn hơn tí xíu, nhưng bạn sẽ có thể chụp bất kỳ vị trí nào trên màn hình và không cần phải chụp toàn bộ màn hình. Nhất là khi bạn có nhiều thông tin không muốn chia sẻ với người khác. Không chỉ một cách tự do, bạn còn có thể chọn các tùy chọn như chụp theo hình tròn, chụp theo cửa sổ phần mềm hoặc là fullscreen luôn.
Cách chụp này tuy cho phép bạn tùy chọn thoải mái vị trí trên màn hình máy tính của bạn. Nhưng nó sẽ không giúp cho bạn tùy chỉnh sau lần nhấp chuột đầu tiên, nên bạn phải nhấn, kéo và nhả chuột vào đúng khung hình mà bạn muốn chụp. Điều này cũng rất quan trọng khi thông tin bạn chụp chỉ xuất hiện trong 1-2 giây.
Tổ hợp phím ALT + Print Screen
Với tùy chọn này, trước khi chụp ảnh màn hình bạn sẽ phải đi kèm theo một cái nhấp chuột vào cửa sổ phần mềm mà bạn muốn chụp. Tổ hợp phím ALT+Print Screen sẽ chỉ giúp bạn có một khung cửa sổ phần mềm, chỉ phần mềm đó mà thôi.
Nhấp chuột vào khung cửa sổ phần mềm mà bạn muốn chụp, nhấn tổ hợp phím ALT+Print Screen. Ảnh chụp màn hình sẽ được lưu vào clipboard và nếu muốn chia sẻ đến người khác, bạn chỉ cần dán hình ảnh đó vào khung chat và chọn CTRL+V.
Phím Windows + Print Screen
Đây vẫn là cách để các bạn sử dụng để chụp toàn màn hình giống như chỉ bấm phím Print Screen. Nhưng khác một điều là cách này sẽ giúp cho bạn chụp ảnh màn hình nhanh hơn, đồng thời cũng lưu lại nhiều hình ảnh hơn là chỉ bấm phím Print Screen.
Bạn nên sử dụng cách này khi muốn ghi lại hàng loạt hình ảnh trên màn hình máy tính của mình. Chúng sẽ được lưu lại vào clipboard của bạn và bạn hãy mở bằng cách chọn CTRL+V để xem lại những bức ảnh đã chụp.
Tổ hợp phím Windows + ALT + Print Screen
Cách này cũng tương tự như ở trên, nhưng tổ hợp phím này sẽ giúp người dùng chụp lại toàn bộ màn hình và tự động lưu ảnh vào thư mục Screenshots trong thư mục Pictures.
Nếu bạn chụp thành công, bạn sẽ thấy thông báo Screenshot Saved. Lúc này bạn hãy bấm vào cửa sổ pop-up hiện ra đó và tìm thư mục đã lưu lại hình ảnh đã chụp.
Với một số bàn phím, nhất là dạng bàn phím thu gọn sẽ không có phím Print Screen để bạn chụp lại ảnh màn hình. Nhưng bạn không phải lo vì bạn hoàn toàn có thể chụp ảnh màn hình bằng những cách dưới đây.
Chụp ảnh màn hình không có phím Print Screen
Chụp màn hình bằng tổ hợp phím Win + Shift + S
Bạn hãy bấm tổ hợp phím Windows + Shift + S, bạn có thể bấm cả ba phím cùng lúc hoặc bấm Windows > Shift > S để chụp lại màn hình. Lúc này bạn sẽ thấy 4 công cụ, bao gồm:
- Rectangular Snip: Tùy chọn này giúp bạn lựa chọn chỉ chụp một khoảng trên màn hình hoặc có thể kéo dài hết toàn bộ màn hình, nhưng chỉ được hình chữ nhật mà thôi.
- Freeform Snip: Tùy chọn này giúp bạn vẽ một hình tùy thích, hình bạn vẽ sẽ là hình công cụ này chụp lại.
- Windows Snip: Cho phép bạn chụp lại cửa sổ của phần mềm hoặc bất kỳ cửa sổ nào trên máy tính của bạn. Thậm chí bạn có thể chỉ chụp thanh taskbar thôi là được.
- Fullscreen Snip: Đây là tùy chọn giúp bạn chụp lại toàn bộ màn hình.
Xem lại những ảnh đã chụp từ phím Print Screen trong Clipboard
Khi bạn đã sao chép hoặc cắt dữ liệu hay hình ảnh, những dữ liệu này sẽ được lưu lại tron Clipboard. Kế đến, bạn có thể dán vào bất kỳ phần mềm, ứng dụng nào mà bạn muốn. Ba tổ hợp phím mà bạn có thể sử dụng trong Clipboard đó là
- Ctrl + C: Sao chép
- Ctrl + X: Cắt
- Ctrl + V: Dán
Cũng tương tự như việc sao chép văn bản, việc bạn chụp lại những hình ảnh trên màn hình bằng mọi cách cũng sẽ lưu lại ở trong Clipboard. Và khi muốn chia sẻ đến những người khác qua phần mềm hay dán vào Paint, bạn hãy sử dụng CTRL+V.
Để xem lại những hình ảnh mà bạn đã chụp hay các đoạn văn bản mà bạn đã sao chép, bạn chỉ cần chọn Windows + V để mở Clipboard. Bấm vào dấu 3 chấm rồi bạn sẽ có tùy chọn xóa, ghim hoặc chọn xóa toàn bộ.
Clipboard là một khái niệm trong máy tính để mô tả một vùng nhớ tạm thời được sử dụng để lưu trữ dữ liệu mà bạn đã sao chép hoặc cắt từ một nơi và có thể dán vào một nơi khác. Chức năng chính của clipboard là giữ thông tin tạm thời để bạn có thể chuyển đổi hoặc di chuyển nhanh chóng giữa các ứng dụng hoặc vị trí khác nhau trên máy tính.
Chỉnh sửa ảnh màn hình vừa chụp với Paint
Paint 3D là một phần mềm đồ họa 3D được phát triển bởi Microsoft và được cài đặt sẵn trên tất cả các phiên bản của hệ điều hành Windows 10. Đây chính là phiên bản Paint thông thường được cải tiến và nâng cấp lên để phù hợp với nhu cầu chỉnh sửa đồ họa của người dùng hiện nay.
Một số sự thay đổi giữa Paint thường và Paint 3D:
- Đồ họa 3D: Sự khác biệt lớn nhất giữa Paint 3D và Paint truyền thống là khả năng làm việc với đồ họa ba chiều. Paint 3D cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và xuất khẩu đối tượng 3D, trong khi Paint truyền thống chỉ hỗ trợ đồ họa hai chiều.
- Công cụ tạo hình học 3D: Paint 3D có nhiều công cụ mới cho việc tạo hình học 3D, bao gồm hình hộp, hình trụ, hình cầu, và nhiều loại hình khác. Điều này mở ra nhiều cơ hội sáng tạo hơn so với Paint truyền thống.
- Tính năng lớp và tăng cường tính năng cũ: Paint 3D cũng cung cấp khả năng sử dụng lớp, điều này giúp người dùng quản lý và chỉnh sửa những yếu tố đồ họa một cách linh hoạt hơn. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các công cụ tăng cường cơ sở hạ tầng như khả năng thêm ánh sáng và đổ bóng vào các đối tượng 3D.
- Thư viện 3D: Paint 3D có tích hợp một thư viện chứa nhiều mô hình 3D sẵn có, giúp người dùng nhanh chóng bổ sung và tùy chỉnh đối tượng 3D vào project của mình. Các Project 3D đa dạng và thậm chí bạn còn có thể tải thêm trong kho 3D Shapes của Paint 3D.
- Chức năng Remix 3D: Paint 3D kết hợp với dịch vụ Remix 3D, cho phép người dùng chia sẻ và khám phá tác phẩm 3D của cộng đồng.
- Cài thiện giao diện người dùng: Giao diện người dùng của Paint 3D có những thay đổi để phản ánh tính năng và công cụ mới.
Tóm lại, Paint 3D không chỉ mở rộng khả năng vẽ và sửa ảnh so với Paint truyền thống, mà còn mang lại cho người dùng khả năng làm việc với đồ họa ba chiều và tạo ra những tác phẩm sáng tạo hơn.
Cách chụp màn hình máy tính bằng chuột với Snipping Tool
Đây là công cụ chụp ảnh màn hình có sẵn và ban đầu được gọi là Clipping Tool, có sẵn trong gói Experience cho Windows XP Tablet PC Edition 2005 trở lên, cho đến hiện tại, nó vẫn có mặt trên Windows 11 và có thể sẽ vẫn còn trên Windows 12. Không chỉ giúp người dùng chụp ảnh màn hình máy tính. Snipping Tool có thể chụp một phần ảnh màn hình hoặc chụp toàn bộ ảnh màn hình, sau đó khi xuất ra bạn có thể chọn các định dạng ảnh như PNG, JPG hoặc thậm chí là GIF.
Để sử dụng Snipping Tool qua phím tắt, bạn hãy chọn Windows + Shift + S, rồi sau đó khoanh vùng ảnh màn hình cần chụp là được. Còn nếu bạn muốn sử dụng toàn diện Snipping Tools thì hãy xem qua hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Nhập Snipping Tool vào thanh tìm kiếm trên task bar, nhấp vào kết quả hiện ra như ở dưới hình thì bạn chọn Snipping Tool.
Bước 2: Snipping Tool có 4 chế độ chụp bao gồm
- Free-form Snip: Chụp ảnh tự do, viền ảnh là đường bạn khoanh trên màn hình
- Rectangular Snip: Chụp ảnh thành một khung hình chữ nhật
- Window Snip: Chụp một cửa sổ đang mở
- Full-screen Snip: Chụp toàn màn hình
Trên Windows 7 cho đến Windows 10 thì cách sử dụng Snipping Tool na ná như nhau. Tuy nhiên trên Windows 11 thì giao diện hơi khác đi một chút. Tuy nhiên bạn vẫn chỉ cần chọn tùy chọn Chụp Ảnh > New và chọn cách chụp như thế nào là được.
Bước 3: Sau khi chọn New, hãy chọn tiếp cách chụp mà bạn muốn, hình tròn, hình vuông, khoanh vùng.
Bước 4: Nhấp chuột vào vị trí muốn chụp trên màn hình, sau đó kéo để khoanh vùng màn hình mà bạn muốn chụp.
Bước 5: Ảnh chụp màn hình được tạo và mở trong cửa sổ Snipping Tool, ở đây bạn có thể chỉnh sửa trước khi chia sẻ với bạn bè của mình. Nhấp vào biểu tượng cây bút, cục tẩy như hình để đánh dấu trên ảnh chụp.
Bạn cũng sẽ dán được ảnh đã chụp vào Photoshop hay những khung nội dung chat và chia sẻ cho bạn bè nếu không cần phải chỉnh sửa. Dùng CTRL+V để dán ảnh vào phần mềm mà bạn có thể dán.
Nếu bạn phải thường xuyên chụp ảnh màn hình, hãy ghim Snipping Tool lại trên thanh Taskbar để tiện sử dụng. Nhấp chuột 2 lần là bạn đã mở được công cụ Snipping Tools và sử dụng. Để ghim lại Snipping Tool trên thanh Taskbar bạn chỉ cần tìm lại công cụ Snipping Tool ở thanh search, nhấp chuột phải vào biểu tượng của Snipping Tool trong mục tìm kiếm và chọn Pin to taskbar, thế là xong.
Cách chụp màn hình máy tính lưu vào bộ ghi tạm
Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình nhưng không muốn lưu vào bộ nhớ của máy tính, chỉ muốn gửi ngay đi hoặc đưa vào các phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghi chú thêm trước khi gửi, thì hãy thử cách chụp màn hình nhưng lưu vào bộ ghi tạm dưới đây:
- Nhấn PrtSc để chụp toàn màn hình.
- Nhấp chuột vào cửa sổ cần chụp, nhấn Alt + PrtSc để chụp một cửa sổ trên màn hình.
- Nhấn Windows + Shift + S, rồi kéo để chụp một phần màn hình.
Ảnh sau khi chụp được lưu vào bộ ghi tạm (clipboard), bạn chỉ cần nhấn Ctrl+V để dán vào các khung chat, bình luận, Word, hoặc vào các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ví dụ như Paint (mình sẽ hướng dẫn chi tiết bên dưới) để thêm ghi chú hay đánh dấu ảnh.
Chụp ảnh màn hình máy tính với Lightshot
Lightshot là một công cụ miễn phí bạn có thể tải xuống máy tính để chụp ảnh màn hình nhanh chóng. Nó cho phép bạn chia sẻ những ảnh chụp màn hình đó, lưu chúng vào máy tính, chỉnh sửa ngay lập tức, upload chúng lên đám mây, chia sẻ với những người khác và một vài tính năng tiện ích khác.
Cách chụp ảnh màn hình bằng Lightshot
Sau khi cài đặt trên máy tính, bạn chỉ cần sử dụng nút Print screen trên bàn phím và ứng dụng sẽ tự động mở.
Phím chụp ảnh mặc định của Lightshot sẽ là phím Print Screen, nếu trong trường hợp bàn phím của bạn không có phím Print Screen, bạn sẽ cần đến Lightshot để chụp lại ảnh màn hình. Lúc đó bạn có thể gán phím tắt chụp hình bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng Lightshot trên menu Hidden icon, xong chọn Tùy chọn > Phím Tắt và gán phím tắt vào phím nào mà bạn thấy thuận tiện nhất.
Khi chụp ảnh màn hình bằng Lightshot, bạn sẽ thấy màn hình tối đi và lúc đó hãy kéo và di chuột vùng muốn chụp ảnh. Bạn sẽ thấy rằng khu vực bạn chọn sẽ chuyển sang màn hình sáng hơn so với khu vực không được chọn, vì vậy bạn sẽ biết chính xác những gì mình sẽ chụp. Danh sách các tùy chọn cũng sẽ xuất hiện ở cuối và bên cạnh ảnh chụp màn hình của bạn. Thậm chí bạn còn có thể dùng các phím mũi tên để điều khiển khoảng chụp này.
Các biểu tượng ở dưới màn hình là các công cụ mà bạn có thể chụp, chia sẻ, lưu ảnh chụp hiện tại của bạn về máy. Thậm chí bạn còn có thể in ảnh chụp màn hình đó ra.
Chụp màn hình và ghi chú nhanh với Snip & Sketch
Công cụ này cũng tương tự như Snipping Tool nhưng nó lại ít tùy chọn hơn, tuy vậy thì bạn vẫn có đầy đủ các tùy chọn như chụp toàn màn hình, chụp theo trạng hình chữ nhật ở bất kỳ đâu trên màn hình. Hay khoanh tròng một khoảng thông tin cần chia sẻ đến bạn bè và người thân hoặc chụp theo cách tùy chọn.
Chỉ cần tìm từ khóa Snip & Sketch trong thanh tìm kiếm ứng dụng, bạn sẽ thấy ngay công cụ này. Nó cũng giống như việc bạn tìm được công cụ Snipping Tool vậy, bạn cũng có thể ghim Snip & Sketch vào thanh taskbar để sử dụng nếu bạn là người hay chụp ảnh màn hình.
Chỉ cần mở Snip Sketch lên, chọn New và bạn sẽ có những kiểu chụp hình như:
- Rectangular Snip: Tùy chọn Rectangular Snip chụp một phần của màn hình ở dạng hình chữ nhật.
- Freeform Snip: Tùy chọn Freeform Snip cho phép bạn tạo hình dạng tùy chỉnh xung quanh phần màn hình mà bạn muốn chụp.
- Window Snip: Tùy chọn Window Snip sẽ chụp ảnh màn hình của cửa sổ đã chọn.
- Full-screen Snip: Tùy chọn Full-screen Snip chụp toàn bộ màn hình mà bạn đang làm việc.
Chương trình cũng cho phép bạn cắt, đánh dấu và highlight ảnh chụp màn hình cũng như xóa bất kỳ dấu định dạng nào mà bạn có thể đã thực hiện. Bạn có thể mở Snip & Sketch bằng hai phương pháp khác khau.
Mở Snip & Sketch bằng nút PrtScn
Windows 10 cho phép người dùng kích hoạt nhanh công cụ chụp màn hình Snip & Sketch bằng nút PrtScn. Cách làm như sau:
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings
- Tìm và nhấp vào Ease of Access
- Cuộn xuống để tìm và nhấp vào Keyboard ở thanh bên trái
- Cuộn xuống để tìm sau đó gạt công tắc tại mục Print Screen shortcut sang On
Sau khi cài đặt xong, mỗi lần bạn nhấn nút PrtScn, công cụ chụp màn hình Snip & Sketch sẽ được kích hoạt.
Mở Snip & Sketch bằng Start menu
Đây là cách mở công cụ Snip & Sketch khá cơ bản. Bạn làm theo các bước sau:
- Nhấn Windows để mở Start menu
- Nhập Snip & Sketch
- Nhấp vào kết quả đầu tiên trong ô kết quả tìm kiếm để mở công cụ Snip & Sketch
Snip & Sketch là công công cụ khá linh hoạt. Nó cho phép bạn chụp ảnh màn hình dưới dạng toàn màn hình, chụp ô theo hình chữ nhật, chụp ô tùy chọn với hình dáng tự do, chụp cửa sổ ứng dụng. Sau khi chụp xong, Snip & Sketch cung cấp cho người dùng các tùy chọn chỉnh sửa như cắt ảnh, thu phóng.
Bạn cũng có thể làm nổi bật đối tượng trong ảnh, ghi chú bằng nét viết tay, bút bi, bút chì hay tẩy xóa… ảnh vừa chụp với Snip & Sketch.
Lên Windows 11, Snipping Tool và Snip & Sketch được gộp vào làm một lấy tên chung là Snipping Tool và có tất cả các tính năng tuyệt vời nhất của cả hai công cụ.
Chụp ảnh màn hình bằng Game Bar
Game là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Microsoft trong Windows 10, với các tính năng như ứng dụng Xbox được cài đặt sẵn để kết nối với người dùng Xbox One và Xbox 360, Game DVR để chụp ảnh màn hình và quay clip game cũng như hỗ trợ phát trực tuyến game Xbox One sang máy tính hoặc máy tính bảng Windows 10. Windows 10 bao gồm một "Game bar" mà người dùng có thể hiển thị bằng một phím tắt đơn giản, phím Windows + G, để truy cập nhanh vào các tính năng chơi game.
Game Bar là một overlay chơi game được tích hợp trong Windows 11 và Windows 10, được Microsoft thiết kế để cho phép người dùng sử dụng các tiện ích khác nhau trong khi chơi game trên máy tính của mình.
Với một phím tắt đơn giản - Win + G - bạn có quyền truy cập vào các tiện ích trong Game Bar cho phép bạn quay các clip game, chụp ảnh màn hình, tìm bạn bè, theo dõi và quản lý hiệu suất, v.v... mà không cần phải thoát khỏi game đang chơi.
Mặc dù có tên gọi là Game Bar (và có thêm các tên gọi khác như Xbox game DVR, game DVR, v.v.) ngụ ý rằng Game Bar chỉ để ghi và phát sóng các game máy tính, nhưng không phải vậy. Bây giờ, bạn đã biết Xbox Game Bar được sử dụng để làm gì, hãy cùng xem những điều tốt nhất bạn có thể làm với nó:
- Chụp nội dung từ trình duyệt web.
- Ghi lại bất cứ điều gì bạn làm trên màn hình (ví dụ, chỉ cho ai đó cách chỉnh sửa ảnh).
- Cung cấp ví dụ về sự cố bạn gặp phải với một phần mềm cụ thể hoặc sự cố với máy tính của bạn.
Ngoài việc quay video, Game Bar trên Windows 10, Windows 11 còn có thể chụp màn hình. Đầu tiên, bạn cần nhấn tổ hợp phím Win + G để mở Game Bar. Tiếp theo, bạn có thể dùng chuột nhấn vào nút chụp màn hình trong giao diện Game Bar hoặc sử dụng phím tắt mặc định của phần mềm là Win + Alt + PrtScn để chụp ảnh toàn màn hình.
Bạn cũng có thể tạo cho mình nút chụp màn hình riêng cho tiện sử dụng. Để làm điều này, bạn truy cập Settings > Gaming > Game Bar (hoặc Xbox Game Bar).
Sau khi bạn chụp xong, một thanh popup sẽ xuất hiện xác nhận bạn vừa chụp ảnh màn hình. Khi bạn nhấn vào đó bạn sẽ thấy bức ảnh mình vừa chụp. Bạn có thể chia sẻ trực tiếp lên Twitter (chưa hỗ trợ các mạng xã hội khác), tạo meme bằng cách thêm văn bản hoặc nếu không thích bạn có thể xóa nó đi.
Như đã nói ở trên, Game Bar còn có khả năng quay màn hình nữa. Tuy nhiên, khả năng quay màn hình của Game Bar khá hạn chế khi không thể quay Desktop và File Explorer của Windows.
Cách chụp màn hình máy Mac
Với máy Mac, MacBook, Quantrimang.com đã có một hướng dẫn chụp màn hình Mac rất chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm nếu cần những lựa chọn chụp màn hình Mac cao cấp.
- Để chụp toàn màn hình Mac bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Shift + Command + 3.
- Để chụp 1 phần màn hình máy Mac bạn nhấn Shift + Command + 4.
- Để chụp 1 menu trên máy Mac bạn nhấn Shift + Command + 4 + phím cách.
Ảnh chụp màn hình máy Mac sẽ được lưu trên desktop với tên có định dạng Screen Shot [ngày] at [thời gian].png
Chụp ảnh màn hình máy tính Linux
Tương tự như Mac, Quantrimang.com cũng đã có một bài hướng dẫn chụp màn hình Linux, bạn có thể tham khảo thêm.
Để chụp màn hình Linux, ta sử dụng công cụ Spectacle, Shutter, dòng lệnh hoặc GNOME screenshot (trên Ubuntu).
Spectacle
Spectacle là một ứng dụng đơn giản để chụp ảnh màn hình desktop. Công cụ này có thể chụp hình ảnh của toàn bộ màn hình nền, một màn hình đơn lẻ, cửa sổ hiện đang hoạt động, cửa sổ hiện đang ở dưới chuột hoặc một vùng hình chữ nhật của màn hình. Sau đó, hình ảnh có thể được in, gửi đến các ứng dụng khác để thao tác hoặc lưu lại.
Spectacle là phần mềm chụp mặc định cho KDE Plasma 5. Phần mềm này được phát hành theo giấy phép nguồn mở.
Các tính năng chính của Spectacle bao gồm:
- Chụp toàn bộ màn hình nền (mặc định).
- Chụp màn hình hiện tại.
- Chụp cửa sổ đang hoạt động.
- Chụp cửa sổ hiện tại dưới con trỏ, bao gồm cả menu cha của các menu pop-up.
- Chụp cửa sổ hiện tại dưới con trỏ, không bao gồm menu cha của các menu pop-up.
- Chụp một vùng hình chữ nhật của màn hình.
- Bắt đầu ở chế độ GUI (mặc định).
- Chụp ảnh màn hình và thoát ra mà không hiển thị GUI.
- Bắt đầu ở chế độ DBus-Activation.
- Lưu hình ảnh vào file được chỉ định ở chế độ nền.
- Chờ một cú nhấp chuột trước khi chụp ảnh màn hình.
- Xuất ảnh chụp sang Imgur, gửi tới thiết bị, NextCloud, gửi qua Bluetooth, gửi qua Email và Twitter.
- Các định dạng hình ảnh được hỗ trợ: Hình ảnh Windows BMP, hình ảnh JPEG-2000 JP2, hình ảnh JPEG, hình ảnh PNG, hình ảnh TIFF, biểu tượng Windows, hình ảnh WBMP, hình ảnh WebP, hình ảnh EPS, biểu tượng MacOS X, hình ảnh PCX, hình ảnh Softimage PIC, hình ảnh PBM, hình ảnh PGM, hình ảnh RGB, hình ảnh TGA, hình ảnh XBM và hình ảnh XPM.
Shutter
Shutter là một chương trình chụp ảnh màn hình giàu tính năng dành cho các hệ điều hành dựa trên Linux như Ubuntu. Bạn có thể chụp ảnh màn hình của một khu vực, cửa sổ, toàn bộ màn hình cụ thể hoặc thậm chí của một trang web - áp dụng các hiệu ứng khác nhau cho ảnh đó, vẽ lên ảnh đó để làm nổi bật các điểm, sau đó upload lên trang web host hình ảnh, tất cả trong một cửa sổ. Shutter là ứng dụng mã nguồn mở, miễn phí và được cấp phép theo GPL v3.
Shutter cho phép bạn chụp gần như mọi thứ trên màn hình mà không mất quyền kiểm soát ảnh chụp màn hình (giao diện theo tab). Dưới đây là tổng quan về những gì bạn có thể làm với Shutter:
- Chụp một khu vực cụ thể: Điều này cho phép bạn chọn một vùng tùy ý trên màn hình và chỉ chụp những phần bạn thực sự cần. Màn hình có thể được phóng to và lựa chọn có thể được thay đổi kích thước hoặc di chuyển.
- Chụp màn hình: Shutter không chỉ ghi lại tất cả nội dung trên màn hình desktop (hoặc không gian làm việc) của bạn - nó còn hỗ trợ cài đặt đa màn hình, ví dụ, Shutter có thể chụp màn hình đang hoạt động
- Chụp một cửa sổ: Chỉ cần sử dụng chuột để chọn cửa sổ bạn muốn chụp. Shutter sẽ làm nổi bật cửa sổ đang chọn theo cách hấp dẫn và hữu ích. Thậm chí có thể chỉ cần chọn một cửa sổ từ danh sách và chụp nó ngay lập tức.
- Chụp Menu hoặc Tooltip: Chụp các menu hoặc chú giải công cụ rất dễ dàng với Shutter. Bạn chọn một trong các tùy chọn và bắt đầu đếm ngược (do người dùng xác định). Trong thời gian này, bạn có thể mở menu mong muốn hoặc để chú giải công cụ cụ thể xuất hiện. Shutter sẽ nhận ra và chụp nó.
- Chụp một trang web: Shutter sử dụng gnome-web-photo để chụp trang web mà không cần mở cửa sổ trình duyệt
Imagemagick
Một trong những công cụ nguồn mở và mạnh mẽ để chỉnh sửa, chuyển đổi và hiển thị các file hình ảnh ở hơn 200 định dạng hình ảnh. Imagemagick bao gồm, cùng với việc chụp ảnh phần màn hình đã chọn, một bộ lệnh phong phú để chỉnh sửa và chuyển đổi hình ảnh.
Ngoài dòng lệnh, Imagemagick còn bao gồm GUI X-window gốc cho các hệ thống giống Unix, giúp kết xuất hình ảnh dễ dàng. Được cấp phép theo Giấy phép Apache 2.0, Imagemagick cung cấp một số ràng buộc cho các ngôn ngữ khác nhau như: PerlMagick (Perl), Magickcore (C ), Magick++ (C++) và một số ngôn ngữ khác.
Sử dụng imagemagick, bạn có thể chụp ảnh màn hình theo các cách sau:
1. Sử dụng lệnh import để chụp ảnh toàn màn hình desktop
Lệnh này chụp ảnh toàn bộ màn hình với tất cả các cửa sổ hiện đang hoạt động.
2. Sử dụng lệnh import để chụp vùng màn hình đã chọn
Chạy lệnh này sẽ chuyển đổi con trỏ chuột thành con trỏ hình chữ thập có thể được sử dụng để chọn bất kỳ khu vực nào trên màn hình và chụp ảnh phần màn hình đó.
Video hướng dẫn cách chụp màn hình laptop, máy tính
Trên đây là một số cách chụp màn hình laptop, nếu những lựa chọn này vẫn là chưa đủ, bạn có thể sử dụng thêm ứng dụng chụp màn hình dành cho Windows với nhiều tùy chọn chụp, lưu định dạng, chỉnh sửa ảnh sau chụp hơn.
Nếu bạn đang tìm cách chụp màn hình điện thoại thì tham khảo: 2 cách chụp ảnh màn hình trên điện thoại iPhone, iPad hoặc Cách chụp ảnh màn hình thiết bị Android từ A-Z nhé.
Chúc các bạn thành công!