Bên cạnh các loại đường và kem tươi thì bơ là một nguyên liệu hết sức quen thuộc trong quá trình làm bánh. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt vì bơ có rất nhiều loại, bao gồm những đặc điểm và công dụng hoàn toàn khác nhau. Trong đó, có một loại gọi là bơ lạt. Vậy bơ lạt là gì? Các loại bơ nào thường được dùng trong làm bánh? Hôm nay, cùng chuyên mục Wiki Làm Bánh tìm hiểu về vấn đề này để biết thêm những kiến thức về bơ nhé!
Trong làm bánh, bơ là một thành phần quan trọng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho các sản phẩm bánh. Không chỉ cho các hương thơm đặc trưng đối với các sản phẩm bánh mà bơ còn giúp ích trong việc duy trì ruột bánh được mềm mại, góp phần trong việc nâng cao sự bong tróc các lớp vỏ bánh. Những sản phẩm bánh được làm từ bơ cũng được xem là các sản phẩm ngon và có chất lượng cao.
Bơ lạt là gì?
Đặc điểm: Bơ lạt là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt hơi nhạt.
Công dụng: Bơ lạt phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt, như: Bánh quy, bánh su, bánh cake… hoặc dùng để phết lên ăn kèm với bánh mì.
Các loại phổ biến: Bơ nhạt Anchor, bơ nhạt Fieder Úc, bơ President… Ngoài ra, bơ lạt có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, nhiều men vi sinh, độ béo tương đối cao. Vì thế, bơ lạt được xem là tốt cho sự phát triển của xương, hệ tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn. Bơ lạt chỉ nên dùng trong 2 tuần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc sử dụng 6 tháng trên ngăn đông.
Bơ lạt phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, những loại bánh không có quá
nhiều yêu cầu đặc biệt (Nguồn: Internet)
Phân biệt các loại bơ trong làm bánh
Ngoài bơ lạt, trong làm bánh còn sử dụng các loại bơ sau:
Bơ mặn (salted butter) Bơ mặn có chứa muối, vị mặn và bảo quản được lâu hơn bơ lạt vì trong thành phần có muối. Tuy nhiên, đây không phải là loại bơ lý tưởng để làm các món bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, dẫn đến việc dễ làm thay đổi hương vị của bánh. Bơ mặn thường được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể thêm vào các món súp hoặc món xào. Các loại phổ biến: Bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Sun flowers…
Bơ thực vật (Margarine) Bơ thực vật có thành phần từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu. Bơ thực vật không được dùng nhiều trong việc làm bánh vì một phần chất béo có lợi khi nướng trong nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa thành chất béo bão hòa. Vì thế, bơ thực vật thường được dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh. Các loại phổ biến như: Bơ Tường An, bơ Meizan…
Bơ động vật Bơ động vật có nguồn gốc từ thiên nhiên, được làm ra từ sữa bò là chủ yếu. Ở một số nước Châu Âu như Úc, New Zealand hay sử dụng bơ từ sữa cừu, sữa dê. Khác với bơ thực vật, bơ động vật được sử dụng nhiều trong làm bánh vì nó tốt hơn và thơm hơn bơ thực vật. Các loại phổ biến như: Bơ Anchor, bơ President, Sunflower…
Bơ là một thành phần quan trọng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho các sản
phẩm bánh (Nguồn: Internet)
Shortening: Shortening có thành phần làsự kết hợp giữa mỡ heo với dầu thực vật, nên shortening có lượng chất béo là 100%, có màu trắng đục và hoàn toàn không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng như các loại bơ khác.
Shortening có công dụng giúp các loại bánh mềm dẻo hơn, làm vững cấu trúc bánh. Shortening được dùng trong làm vỏ bánh tart, cookies… Không chỉ vậy, shortening cũng có thể dùng chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn. Bên cạnh việc phân biệt các loại bơ, có một số điều bạn cần lưu ý, đó là đối với các loại bơ cách bảo quản tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh, bọc kín để bảo quản và những dụng cụ để cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác.
Từ những thông tin trên, chắc rằng các bạn có thêm những kiến thức mới về đặc điểm và công dụng của các loại bơ. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm bánh. Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Granulated sugar là gì và những loại đường phổ biến khi làm bánh. Mời các bạn tham khảo tham bài viết nhé!