Có bầu ăn bí đao được không là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm khi tìm kiếm danh sách các thực phẩm an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ. Bí đao, với hương vị ngọt dịu và thanh mát, từ lâu đã trở thành một thực phẩm được nhiều người yêu thích. Vậy, bà bầu ăn bí đao được không? Và nếu được thì cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Bí đao, hay còn gọi là bí xanh hoặc bí phấn, là một loại quả thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có phần vỏ mỏng, màu xanh lá cây, được phủ một lớp lông tơ mỏng ở bên ngoài.
Khi già, vỏ của bí đao trở nên cứng dần, xuất hiện lốm đốm sao trắng và có thêm một lớp phấn mỏng phủ quanh tựa như sáp.
Vào bên trong, phần thịt của bí đao có màu trắng, giòn và mọng nước, thường được sử dụng trong nhiều món ăn như canh, súp hoặc làm thức uống giải khát. Vậy, bà bầu ăn bí đao được không?
Thành phần dinh dưỡng của bí đao
Trước khi biết rõ có bầu ăn bí đao được không, mẹ bầu cần tìm hiểu sơ lược về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại quả này.
Cụ thể, trung bình 100g bí đao có thể cung cấp cho thể 36 kcal, đến từ 3g carbohydrate, 0.4g protein và 2.7g chất béo.
Như vậy, có thể thấy, bí đao là một nguồn dinh dưỡng ít calo, thích hợp cho những ai đang có nhu cầu kiểm soát cân nặng hoặc tăng cân hợp lý.
Sở dĩ bí đao cung cấp ít năng lượng cho cơ thể là vì chúng chứa nhiều nước, thành phần chiếm khoảng 96% khối lượng, kèm theo đó là một lượng nhỏ chất xơ (khoảng 1% khối lượng).
Vì thế, loại quả này còn được biết đến với khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Xét về thành phần nguyên tố vi lượng, bí đao giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B4 (choline), kèm theo đó là các khoáng chất thiết yếu như natri, magiê, kẽm, phốt-pho và canxi.
Tất cả đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành. Vậy, mẹ bầu ăn bí đao được không? Tiêu thụ loại bí này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Bà bầu ăn bí đao được không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN bí đao (bí xanh). Nguyên nhân là bởi loại bí này hoàn toàn không chứa bất kỳ hợp chất nào có thể làm tăng nguy cơ co thắt tử cung hoặc gây bất lợi cho thai kỳ. Nói cách khác, việc tiêu thụ bí đao ở lượng phù hợp, là rất an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Có bầu ăn bí xanh có tốt không?
Mẹ bầu ăn bí xanh (bí đao) rất TỐT. Nguyên nhân là bởi loại quả này chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất trong bí đao | Lợi ích sức khỏe | |
Cho mẹ bầu | Cho thai nhi | |
Vitamin C | Tăng cường hệ miễn dịch, giúp da khỏe mạnh (giảm mức độ rạn da bụng) | - Thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen ở mô xương / cơ và da - Tăng cường miễn dịch |
Vitamin K | - Giúp vết thương nhanh lành, ngừa chảy máu quá mức sau sinh. - Khi được bổ sung cùng vitamin C có thể phát huy tác dụng ức chế các triệu chứng ốm nghén (buồn nôn, nôn mửa,…). (1) | Ngăn ngừa xuất huyết sau sinh gây tổn thương não và tử vong (2) |
Vitamin B4 (choline) | Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ thai kỳ (3) | Hỗ trợ não và tủy sống phát triển bình thường, ngừa dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng ghi nhớ đến suốt đời (4) |
Natri | - Cân bằng huyết áp, điều hòa cân bằng nội môi - Giảm nguy cơ tiền sản giật hoặc sảy thai | Duy trì lượng máu tăng lên trong thai kỳ, đảm bảo chức năng của nhau thai và hỗ trợ thai nhi phát triển bình thường (5) |
Kẽm | Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chữa lành vết thương | Hỗ trợ phát triển các cơ quan, xương, hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch (6) |
Phốt-pho | Giảm nguy cơ rối loạn khoáng chất trong xương, sinh non và tiền sản giật (7) | Hỗ trợ phát triển xương, hệ thần kinh và ngừa vôi hóa mạch máu |
Magiê | - Giảm nguy cơ tiền sản giật (8) - Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tổng hợp axit nucleic và protein cũng như duy trì điện thế trong dây thần kinh và màng cơ | Giảm nguy cơ chậm tăng trưởng và nhẹ cân sau sinh (9) |
Canxi | Duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa tiền sản giật (10) | Hỗ trợ hình thành xương, răng, hộp sọ và cơ bắp. |
Tóm lại, mẹ bầu ăn bí đao được không chỉ bởi chúng sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn, mà còn do nhiều dưỡng chất có lợi ích sức khỏe thiết thực, giúp mẹ bầu và thai nhi giảm được nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm (sinh non, tiền sản giật, trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung,…).
Mẹ bầu ăn nhiều bí đao có sao không?
Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ rủi ro nào được ghi nhận rộng rãi liên quan đến việc ăn bí đao khi mang thai, nên việc tiêu thụ bí đao thường được coi là an toàn và bổ dưỡng cho mẹ bầu nếu được tiêu thụ ở lượng vừa phải.
Tuy nhiên, vì bí đao có chứa nhiều nước và chất xơ, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây khó chịu ở hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với những người có cơ địa dễ bị tiêu chảy hoặc dễ bị lạnh bụng.
Do đó, mẹ bầu nên ăn bí đao với lượng vừa phải và kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai ăn bí xanh sao cho đúng?
Như đã phân tích, việc bà bầu có ăn được bí xanh không còn phụ thuộc nhiều vào khối lượng khẩu phần và cách thức tiêu thụ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý đến những nguyên tắc tiêu thụ bí xanh như sau:
- Lượng tối đa: Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ tổng lượng rau xanh ở dưới mức 240g / ngày trong 3 tháng đầu, dưới 320g / ngày trong 3 tháng giữa và dưới 400g / ngày trong 3 tháng cuối. Theo đó, cứ mỗi 80g bí được xem là tương đương với khoảng 10 lát bí xanh hấp hoặc luộc.
- Lựa chọn bí xanh tươi và sạch: Mẹ bầu nên chọn bí xanh tươi, không bị dập, úng hay có dấu hiệu hỏng hóc. Trước khi chế biến, hãy rửa sạch bí xanh để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào có thể gây hại còn sót lại trên vỏ bí. Sau đó, mẹ hãy bào hết vỏ của bí và chỉ nên ăn phần ruột.
- Chế biến đa dạng: Bí xanh có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh, súp, nấu cháo, xào hoặc luộc. Điều này giúp mẹ bầu không bị ngán và tận dụng được các dưỡng chất từ bí xanh.
- Kết hợp với thực phẩm có tính ấm: Để giảm tính hàn của bí, mẹ bầu nên ưu tiên kết hợp với các thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi, hành hoặc nạc gia súc / gia cầm. Điều này vừa giúp cân bằng dinh dưỡng, vừa hỗ trợ tránh được các vấn đề về tiêu hóa liên quan đến tính hàn của bí xanh.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu vẫn còn phân vân, chưa biết rõ có bầu ăn bí đao được không, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
Tóm lại, trả lời câu hỏi bà bầu ăn bí xanh được không hoặc có bầu ăn bí đao được không, các chuyên gia đều cho là được, nhưng cần lưu ý thêm về lượng và cách thức tiêu thụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các món ngon với bí đao cho mẹ bầu
Sau khi đã biết rõ có bầu ăn bí đao được không, mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số công thức nấu ăn được giới thiệu dưới đây để đa dạng hóa khẩu phần, tránh nhàm chán trong việc tích hợp bí đao vào chế độ ăn uống hàng ngày:
1. Canh bí đao hầm xương
Nguyên liệu
- 400g bí đao;
- 250g xương heo;
- 800ml nước lọc;
- 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê đường đường;
- Hành, ngò, tiêu lượng vừa đủ.
Cách làm
- Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, đem rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
- Xương heo rửa sạch với nước muối, trụng qua nước sôi, rửa sạch lại lần nữa. Sau đó, hầm xương với 800ml nước lọc trong vòng 30-45 phút.
- Khi xương đã hầm xong, cho bí đao vào nấu thêm 10 phút. Nêm hạt nêm, muối, đường và nước mắm vào.
- Cuối cùng, thêm hành ngò cho thơm và tắt bếp.
2. Cháo ếch bí đao
Nguyên liệu
- 1 - 2 con ếch (khoảng 150g);
- 100g bí đao;
- 100g gạo;
- 1 củ hành tím;
- 2-3 cọng hành lá;
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, tiêu, bột ngọt, muối (lượng vừa đủ).
Cách làm
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn,
- Vo sạch gạo, nấu cháo cho đến khi mềm rồi cho bí đao vào nồi cháo nấu cùng gạo.
- Rửa sạch ếch, chặt nhỏ, ướp với hành tím băm, nước mắm, hạt nêm, tiêu và bột ngọt trong 15 phút.
- Xào ếch trên chảo với dầu nóng cho đến khi chín, sau đó cho vào nồi cháo, nấu đến khi tất cả các nguyên liệu mềm.
- Nêm lại gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá cắt nhỏ vào và tắt bếp.
3. Bí đao cuộn cua hấp
Nguyên liệu
- 2 quả bí đao (theo khẩu phần);
- 150g thịt băm;
- 1 củ hành tây;
- 1 củ cà rốt xay nhuyễn;
- Hành lá;
- Thanh cua (có thể thay bằng tôm hoặc thịt cua tươi);
- 1 thìa canh bột ngọt;
- 1 thìa cà phê tiêu;
- 1 thìa canh nước mắm;
- Gia vị (hạt nêm, muối, nước mắm…).
Cách làm
- Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, cắt khúc tầm 8 - 10cm.
- Bào bí đao theo chiều ngang, từ ngoài vào trong để tạo thành lát mỏng. Sau đó, ngâm trong nước muối loãng 5 - 7 phút, rồi để ráo.
- Trộn thịt băm, cà rốt, hành tây xay, bột ngọt, hành lá, tiêu và nước mắm đều. Ướp hỗn hợp trong 15 phút.
- Trải lát bí đao ra, múc một ít nhân thịt lên, cho thêm thanh cua vào, cuộn nhẹ nhàng.
- Luộc hoặc hấp bí đao cuộn khoảng 10 - 15 phút cho chín.
4. Canh bí đao nhồi thịt
Nguyên liệu
- 1 trái bí đao (khoảng 800g);
- 300g thịt nạc dăm;
- 25g nấm mèo;
- 20g hành lá;
- 1 muỗng canh hành tím băm;
- Gia vị: hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu;
- 2 lít nước.
Cách làm
Sơ chế:
- Thịt rửa sạch, để ráo. Ngâm nấm mèo, rửa sạch, cắt gốc, để ráo.
- Cắt nhỏ nấm mèo và hành lá, xay nhuyễn thịt.
- Trộn thịt, nấm, hành tím băm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm và 1/2 muỗng cà phê tiêu. Ướp hỗn hợp trong 15 phút.
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh, lấy sạch ruột.
Nhồi thịt: Nhồi thịt vào giữa các khoanh bí. Làm cho đến khi hết bí và thịt.
Nấu canh:
- Đun sôi 1.2 lít nước, cho từng khoanh bí đã nhồi thịt vào.
- Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường.
- Nấu cho bí mềm, khoảng 10 phút, rồi cho 1 muỗng canh nước mắm vào.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp.
Hoàn thành: Múc canh bí đao nhồi thịt ra tô, cho hành lá vào. Ăn nóng với cơm trắng.
5. Sâm bí đao thanh nhiệt
Nguyên liệu
- 5 kg bí đao (chọn bí già);
- 4 khúc mía (mía lau hoặc mía đường đều được);
- 1 bó lá dứa;
- 3 miếng thục địa;
- 100 - 125g đường phèn;
- 3 lít nước lọc.
Cách làm
Sơ chế bí đao: Rửa sạch bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột và cắt thành khoanh. Ngâm bí trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác:
- Mía rửa sạch, cắt khúc và đập dập.
- Lá dứa rửa sạch và buộc gọn lại.
- Thục địa rửa sạch.
Nấu trà:
- Đun sôi 1.5 lít nước, cho mía và thục địa vào đun khoảng 30 phút.
- Cho bí đao vào nồi cùng với 1.5 lít nước còn lại, đun tiếp 30 phút.
- Thêm đường phèn và lá dứa vào nồi, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi bí đao và các nguyên liệu mềm và nước có màu đẹp.
Hoàn thành:
- Lọc bỏ phần xác, chỉ giữ lại nước.
- Để nguội, có thể thêm đá và thưởng thức.
- Bà bầu nên ăn gì?
- Gợi ý hực đơn cho bà bầu
- Món ăn tốt cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn bí đỏ được không?
Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài bí đao?
Bà bầu ăn bí đao được không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, việc tiêu thụ bí đao quá mức có thể tiềm ẩn nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể không có cơ hội hấp thụ được nguồn dưỡng chất đa dạng đến từ các loại thực phẩm khác.
Do đó, để bữa ăn thêm cân đối và đa dạng, mẹ bầu nên luân phiên hoặc kết hợp tiêu thụ bí đao cùng với các loại rau củ quả khác, chẳng hạn như:
1. Bầu
Tương tự như bí đao, bầu là loại rau quả có hương vị thanh mát, chứa nhiều nước và các khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như kali, natri và magiê.
Bên cạnh đó, bầu cũng là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường quá trình hấp thụ sắt ở ruột, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
2. Mướp hương
Mướp hương chứa nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan (pectin) và chất xơ không hòa tan.
Trung bình 100g mướp hương có thể cung cấp đến 3g chất xơ, tương ứng với 12% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành.
Vào cơ thể, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, mướp hương còn chứa nhiều vitamin B6, dưỡng chất được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, bảo vệ thai nhi và cải thiện các triệu chứng buồn nôn ở mẹ bầu trong thời gian ốm nghén.
3. Su su
Su su chứa nhiều vitamin K và folate. Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức ở cả mẹ và bé ngay sau sinh. Trong khi đó, folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh.
4. Củ cải
Củ cải là nguồn cung cấp canxi và kali dồi dào. Canxi cần thiết cho sự phát triển xương và răng của thai nhi. Trong khi đó, kali giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa tình trạng chuột rút và hỗ trợ dự phòng biến chứng tiền sản giật ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
5. Củ dền
Củ dền chứa nhiều sắt. Khoáng chất này có thể tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống tế bào, từ đó giúp mẹ duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề bổ sung bí đao vào chế độ ăn thai kỳ. Qua những thông tin đã chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã biết được có bầu ăn bí đao được không, cũng như nên ăn như thế nào là đúng và an toàn cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đao không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn.
Trên thực tế, mỗi người đều có cơ địa và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung bất kỳ thực phẩm nào vào chế độ ăn hàng ngày là điều rất quan trọng.
Do đó, nếu có nhu cầu hỏi ý kiến bác sĩ về việc có bầu ăn bí đao được không, mẹ hãy chủ động gọi đến số hotline 1900 633 599 để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome tư vấn chi tiết. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, viên mãn và tràn đầy hạnh phúc!