Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự liên kết mật thiết với em bé trong bụng. Do đó một số hoạt động làm đẹp cũng cần phải hạn chế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một trong những thắc mắc lớn nhất mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm đó chính là có bầu xăm môi được không? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Tại sao trong thai kỳ môi phụ nữ sẽ thâm, nhạt màu hơn
Theo giải đáp của các bác sĩ, trong giai đoạn mang bầu cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ. Điều này làm cho lượng hắc sắc tố melanin trong cơ thể mẹ bầu đột ngột tăng theo, làm ảnh hưởng trầm trọng đến nhan sắc. Một trong số đó chính là vấn đề môi ngày càng thâm tím, nhạt màu khiến cho gương mặt trở nên thiếu sức sống và già nua hơn.
Chính điều này đã khiến nhiều chị em quan tâm đến phương pháp xăm môi. Bởi đây là phương pháp làm đẹp có thể giúp họ lấy lại đôi môi tươi tắn, hồng hào, dáng môi đẹp, viền môi rõ nét, đồng thời giúp cho gương mặt của họ có sức sống và trông trẻ trung hơn.
Tuy nhiên, do mối liên hệ chặt chẽ giữa mẹ và thai nhi nên mọi hoạt động làm đẹp đều phải thật cẩn thận. Đặc biệt là các phương pháp có liên quan đến quá trình xâm lấn hoặc làm tổn thương da,…đều phải cân nhắc và tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Vậy có bầu xăm môi được không?
Theo như các chuyên gia, mẹ bầu không được thực hiện phương pháp xăm môi khi đang mang thai. Bởi nó không tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Một vài nguyên nhân khiến mẹ bầu không được xăm môi có thể kể đến như sau:
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé
Cơ thể của người phụ nữ đang mang thai cực kỳ nhạy cảm, yếu đuối, dễ dàng phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Không những vậy, cơ thể cũng trải qua những sự thay đổi rất lớn, đặc biệt khi nội tiết tố tiếp xúc trực tiếp với mực xăm có thể gây ra kích ứng và rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Mực xăm ảnh hưởng đến tuyến sữa của mẹ
Theo các chuyên gia cho biết, mực xăm có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa cũng như sự phát triển nhau thai. Đặc biệt là đối với những loại không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể tác động trực tiếp đến não trẻ sơ sinh. Do đó, nếu muốn con mình phát triển khỏe mạnh ngay từ khi đang còn trong bụng mẹ tốt nhất là không nên xăm môi.
Ảnh hưởng từ thuốc ủ tê
Trước khi xăm môi, bạn cần phải trải ủ tê để giúp quá trình xăm môi diễn ra suôn sẻ cũng như giảm cảm giác đau khi xăm. Mặc dù ủ tê không gây hại quá nhiều cho mẹ bầu. Nhưng theo một số nghiên cứu, thuốc ủ tê có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây các biến chứng, dị tật. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng càng lớn khi thai nhi nhỏ.
Mẹ bầu không có đủ chất dinh dưỡng do phải kiêng khem
Nếu như xăm môi, bạn sẽ phải kiêng một số thức ăn trong một thời gian dài. Có thể kể đến là thịt bò, cá, hải sản… đây đều là những loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho mẹ và bé.
Quá trình mang thai cần cung cấp rất nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy nên việc xăm môi và kiêng ăn là không hợp lý.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm
Nếu như vô tình lựa chọn phải những địa chỉ xăm môi không an toàn, chất lượng. Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, C, HIV… rất cao. Do sử dụng các dụng cụ phun xăm không an toàn, không tiệt trùng kỹ càng.
Thời điểm thích hợp để xăm môi cho mẹ bầu
Mẹ bầu dù vừa mới mang thai được vài tháng hoặc là đang ở những tháng cuối cùng của thai kỳ đều không được xăm môi. Vì vậy, nếu như có ý định xăm môi làm đẹp, bạn nên lựa chọn thời gian trước khi mang bầu.
Ở thời điểm này, bạn có thể dễ dàng tuân thủ theo chế độ ăn kiêng sau xăm môi mà không gặp phải bất kỳ trở ngại gì cả. Không những vậy, cơ thể của bạn hoạt động bình thường cũng sẽ giúp màu son lên đều và đẹp hơn rất nhiều. Tốt nhất là nên tiến hành xăm môi 6 tháng trước khi có ý định mang bầu để đảm bảo an toàn.
Cách chăm sóc môi cho mẹ bầu
Để cho đôi môi luôn tươi tắn và giảm bớt tình trạng thâm, xỉn màu, nứt nẻ, khô môi thường gặp trong thai kỳ mà không phải can thiệp phun xăm hay sử dụng mỹ phẩm thì mẹ bầu có thể chăm sóc môi kỹ càng bằng những bí quyết dưới đây:
- Uống thật nhiều nước để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và em bé trong bụng. Cách này có thể giúp giảm tình trạng khô, nứt nẻ hay bong tróc môi khi mang thai.
- Sử dụng son dưỡng được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên hoặc những loại đặc biệt được chứng nhận an toàn cho bà bầu để giữ đôi môi luôn ẩm mịn, tươi tắn. Nên duy trì thói quen này ngay từ những ngày đầu có thai cho đến cuối thai kỳ.
- Ngoài son dưỡng, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu như dầu oliu, dầu dừa, viên nghệ mật ong,…để cung cấp độ ẩm cho môi. Đây đều là những nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, không gây kích ứng và có thể giúp môi luôn ẩm mịn,tươi tắn, căng mọng và hồng hào hơn.
- Mẹ bầu cũng có thể trang bị máy làm ẩm, làm mát da mặt nếu như nhiệt độ trong nhà quá nóng, không khí khô. Cách này có thể giúp cho da mặt và môi mẹ bầu không bị khô, hạn chế nứt nẻ.
- Nên thở bằng mũi nhiều hơn bằng miệng để tránh môi bị thâm tím, thiếu ẩm.
- Bổ sung một số loại thực phẩm như: Nước ép trái cây, rau xanh và đa dạng các loại Vitamin C, E, Collagen,… để môi và da luôn luôn rạng rỡ, hồng hào, mềm mại và ẩm mịn.
Mẹ bầu nên chăm chỉ dưỡng môi bằng dầu dừa
Qua bài viết trên của chúng tôi, chắc hẳn các mẹ đã hiểu được có bầu xăm môi được không rồi chứ? Nếu có ý định thực hiện thủ thuật này, hãy tiến hành trước 6 tháng cho đến khi chắc chắn có em bé để đảm bảo an toàn nhé!
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp