Lễ phả độ gia tiên chính là một trong những nghi lễ truyền thống vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Để tìm hiểu thêm hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cúng phả độ gia tiên là gì?
Con người khi sinh ra đều thuộc về một họ tộc nhất định. Bên cạnh đó, trải qua các thế hệ trong dòng họ sẽ có những người mất đi do những nguyên nhân chẳng hạn như chết trẻ, chết oan, chết bất ngờ hoặc chết trong tình trạng không còn nguyên vẹn,… Đồng thời, những vong linh này còn có những vướng mắc với trần gian nhưng chưa được giải quyết, trở nên sầu hận và buồn phiền, đau khổ nên vẫn thường bám trụ lại nhân gian để quấy phá con cháu. Điều này dễ khiến cho những người thân trong họ tộc đau ốm, mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm muộn hoặc không có con cháu,…
Có thể hiểu, thiên hạ gồm có 3 cõi giới:
- Hạ giới: Nơi con người /sinh vật có thân vật lý sinh sống
- Trung giới: chính là nơi những linh hồn (gọi là hồn ma) của người sinh sống
- Thượng giới: Nơi những vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và những bậc giác ngộ (đã được điểm đạo) đang sinh sống.
Khi chết, trừ các Bậc Thầy, Bậc Giác Ngộ và những Người có Sứ mệnh, còn hầu hết chúng sinh đầu thai vào cảnh thứ 6 và 7 nơi Trung giới.
- Cảnh 6 tương ứng giống như cõi trần, ông bà tổ tiên chúng ta. Trường hợp nếu không phạm tội gì quá ghê gớm sẽ đầu thai tại nơi đây.
- Cảnh 7 là cõi đầu thai của những kẻ phạm tội, trộm cắp và lưu manh… Nơi đây được ví giống như là địa ngục.
Dù cảnh sắc không tối tăm giống như cõi 7 nhưng cảnh 6 cũng vẫn nặng nề về lòng tham, dục vọng và tham sân si. Nhưng bên cạnh đó, do không còn thân xác nên không thể thực hiện được những ham muốn. Bị dục vọng giày vò cho đến khi giác ngộ sẽ được bước lên cảnh giới cao hơn. Tùy theo dục vọng chi phối mà những linh hồn bị đọa ở cảnh này cũng khá lâu, có thể vài trăm năm, thậm chí lên tới cả ngàn năm không thể siêu thoát được.
Nhiều gia chủ thắc mắc “lễ phả độ gia tiên là gì?” thực chất Lễ cúng phả độ gia tiên được hiểu là lễ để giải nghiệp chướng. Phả độ gia tiên giúp làm tăng nhận thức, tăng rung động của những linh hồn tổ tiên của dòng họ để lên tới cảnh giới cao hơn. Đồng thời có thể tu học làm nhiệm vụ Bề Trên giao hoặc đầu thai. Cuối cùng chính là hóa giải hết tất cả những nghiệp chướng của dòng họ, khiến toàn thể vong linh gia tiên tiền tổ được yên ổn, bình yên thân tâm vô cùng là hoan hỉ.
Lễ phả độ gia tiên nên làm ở đâu?
Lễ cúng phả độ gia tiên thông thường có thể được tiến hành ở những đền, chùa, tốt nhất là làm trực tiếp lễ phả độ gia tiên tại nhà bởi người ta quan niệm nhà chính là nơi thờ cúng gia tiên. Gia chủ có thể sắm sửa lễ vật tùy tâm, nhưng thực chất chính vẫn phải là nhất tâm thành kính.
Thời điểm thực hiện cúng ông bà tổ tiên hầu hết thường là vào những dịp như đầu xuân năm mới hoặc tháng 7 âm, tháng chạp hay cũng có thể là bất kỳ khi nào gia đình cảm thấy trong gia tộc, dòng họ có quá nhiều vấn đề bị vướng mắc trong tâm linh hay việc trần có quá nhiều điều không như ý nguyện.
Có nên làm lễ phả độ gia tiên không?
Việc tổ chức lễ phả độ gia tiên sẽ tùy thuộc vào mỗi gia đình và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, việc gia đình tổ chức lễ phả độ gia tiên có thể giúp cho gia đình hiểu rõ hơn về nguồn gốc truyền thống và tâm linh của mình. Ngoài ra, còn giúp tôn vinh và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vậy, trường hợp nếu có điều kiện và mong muốn, những gia đình có thể tổ chức lễ phả độ gia tiên để tôn vinh tổ tiên, đồng thời cũng gìn giữ truyền thống.
Xem thêm: Khoa cúng gia tiên
Lễ phả độ gia tiên liệu có tốt ?
Lễ phả độ gia tiên chính là một nghi thức tôn vinh tổ tiên, tôn nghiêm và gìn giữ truyền thống. Việc tổ chức lễ phả độ gia tiên không những chỉ giúp cho những thế hệ sau hiểu rõ hơn về nguồn gốc truyền thống và tâm linh, mà còn là một cách thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng đối với tổ tiên. Bởi vậy, lễ phả độ gia tiên có tốt và ý nghĩa sâu sắc trong tâm linh gia đình.
Phả độ gia tiên chính là nghi lễ tâm linh và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Theo quan niệm dân gian, Phả độ gia tiên được coi là nghi lễ vô cùng lợi ích đối với chúng sinh, ông bà cha mẹ và cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đang bị đọa đày, chưa thể siêu thoát... Bởi vậy, mục đích của nghi lễ chính là cầu bình an, hóa giải nghiệp chướng cho gia đình và dòng họ. Tham gia nghi lễ này, những thành viên trong gia đình có thể cầu nguyện sức khỏe, tài lộc và công danh...
Xem thêm: Cúng thay bàn thờ mới
Lời khấn trước khi đi làm lễ Phả độ gia tiên
Trước khi đến chùa làm lễ khấn ở nhà như sau:
Con xin lạy Trời, lạy phật, lạy vua, lạy mẫu, lạy trầu, lạy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ … Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại … (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!!
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Ghi chú:
Nếu ra thăm mộ cuối năm trước khi đến làm lễ Phả độ gia tiên cũng khấn như vậy cho trang trọng.
Văn Cúng Phả Độ Gia Tiên Tại Nhà
Theo các chuyên gia, lễ cúng phả độ nếu có thể làm được tại nhà thì sẽ tốt hơn, giúp cho vong linh gia tiên tiền tổ nhà mình nhận được năng lượng cúng lễ, sớm siêu thoát. Bạn có thể tham khảo nội dung bài cúng phả độ gia tiên như sau:
“(Gia chủ quỳ khấn)
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta Bà Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy Hội đồng Thánh Mẫu.
Kính lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.
1/ Chúng con cầu xin Quang Biểu Bồ Tát hiển linh độ trì, dạy bảo.
Kính lạy Bồ Tát.
Hôm nay là ngày…….tháng……..năm……….. Con tên là…………………..đại diện cho gia tộc họ……..lòng thành xin được làm lễ Phả độ gia tiên cho gia tiên tiền tổ dòng họ…………Con cầu xin Bồ Tát độ trì.
2/ Hôm nay là ngày….tháng…năm…… Con tên là…………..đại diện cho gia tộc họ……..lòng thành xin được làm lễ Phả độ gia tiên cho gia tiên tiền tổ dòng họ…….Con xin kính mời toàn thể gia tiên dòng họ………..về để độ trì và chứng kiến lòng thành của con cháu.
Chúng con thành tâm kính dâng lễ vật lên các vị bề trên, kính dâng lễ vật lên Quang Biểu Bồ Tát, kính dâng lễ vật lên gia tiên tiền tổ dòng họ…….
Chúng con cầu xin các vị bề trên, cầu xin Bồ Tát, cầu xin gia tiên tiền tổ dòng họ……….chắp lễ, chắp bái.
Chúng con cầu xin Quang Biểu Bồ Tát độ trì dạy bảo, giúp cho chúng con cùng toàn thể gia quyến được thỏa nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng của tổ tiên, tiền tổ.
- Cầu cho gia tiên tiền tổ, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ được vào chùa nương tựa nơi cửa phật, cửa mẫu…
- Các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của các vong linh nhà mình, của các thành viên trong gia chủ được Phật độ để không còn thù hận, để tâm được nhẹ nhàng siêu thoát.
- Các vong linh hương hồn đang lần quất quanh nhà mình, hay trong nhà mình, các vong linh, hương hồn, chết đường, chết chợ theo một ai đó quấy quả, làm cho không lấy được vợ được chồng… Cầu cho họ được giải thoát thì họ sẽ biết ơn, mà phù hộ ngược lại, cho gia chủ gia đình được yên ổn, sớm tìm được ý chung nhân, nên vợ nên chồng.”
Cúng phả độ gia tiên không chỉ là một nghi lễ đơn thuần mà còn là một hành động thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với những người đã khuất. Bằng việc thực hiện lễ phả độ, chúng ta cầu mong cho tổ tiên được siêu thoát và gia đình luôn được bình an, thịnh vượng.