Có lẽ, đối với nhiều người hiện nay thì Cú Lợn là một loài chim đại diện cho sự xui rủi, kém may mắn hoặc tệ hơn là cái chế.t. Vậy thực sự quan niệm này có đúng không? Thì mời các bạn cùng HoiChimTroi.Com tìm hiểu chi tiết xem chim Cú Lợn là chim gì? Giống và khác gì với Cú Mèo và khi chúng kêu thì báo hiệu điềm báo gì nhé. Xin mời!!!
1. Chim Cú Lợn là chim gì?
Chim Cú Lợn hay họ Cú Lợn có tên khoa học là Tytonidae, chúng là loài chim thuộc bộ Cú. Loài chim này được mô tả lần đầu tên vào đầu thế kỷ XX bởi nhà khoa học Ridgway và chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chim Lợn, chim Heo… Hiện nay loài chim cú này được tìm thấy nhiều ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trừ những vùng khắc nghiệt như Nam hoặc Bắc cực.
Bởi vì là một loài chim đã tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh của con người trong nhiều thế kỳ, bởi vì thế mà ấn tượng của chúng đối với quan niệm của con người là rất lớn. Tuy nhiên, thường thì họ sẽ cho rằng chúng là một loài chim thường mang lại sự xui xẻo, kém may mắn. Đặc biệt chính là tiếng kêu của chúng.
NÊN ĐỌC: chim ngói
Và sau đây, mời các bạn cùng Hội Chim Trời khám phá chi tiết về loài Cú Lợn thông qua các đặc điểm như: Ngoại hình, tập tính, khả năng sinh sản như thế nào nhé. Cụ thể:
1.1. Ngoại hình của chim Cú Lợn
Chim Cú Lợn là một loài chim có kích thước trung bình và có những đặc điểm hình dáng khá khác biệt so với những loài chim còn lại hiện nay. Như:
+ Khi trưởng thành, Cú Lợn có thể đạt kích thước từ 27-35cm, trong đó chiều dài đuôi đạt từ 11-12cm.
+ Chân của chúng khá to, có móng vuốt sắc nhọn, có lông mọc xuống tới ngón chân và thường dài từ 6-9cm.
+ Mỏ nhọn, quặp và thường dài từ 2-3cm, có màu sáng.
+ Đầu to, tròn và có tỷ lệ lớn so với cơ thể của chúng. Đặc điểm nổi bật của loài Cú Lợn chính là khuôn mặt có hình dạng giống hình trái tim với hai mắt to, đen và sâu nhìn rất ma mị.
+ Lông trên cơ thể chúng thường là lông vũ, trừ phần cánh và đuôi là lông cứng. Tuy nhiên cũng có thể coi chúng là một loài chim có hai lớp lông, lớp trong là lớp lông vũ mềm và lớp ngoài là lớp lông cứng.
+ Thông thường màu sắc chủ đạo của chúng là màu sáng nổi bật. Lông ở phần mặt thường có màu trắng, dưới cánh cũng màu trắng và những phần lông còn lại có thể là màu nâu đất, đồng, nâu ánh kim…
ĐỌC THÊM: chim sâu dừa
1.2. Tập tính của chim Cú Lợn
Ngoài tự nhiên, loài Cú Lợn di chuyển khá chậm chạp, tuy nhiên tốc độ bay, phóng của chúng lại rất nhanh. Đây là một trong những yếu tố giúp chúng săn mồi một cách vô cùng hiệu quả. Không chỉ có tốc độ cao mà thính giác và khứu giác của chúng cũng vô cùng nhạy bén. Vì là loài hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nên thị giác của chúng cũng phát triển để thích nghi với môi trường ban đêm tốt nhất.
Loài Cú Lợn thường tìm kiếm thức ăn vào ban đêm và chúng sống đơn độc, chỉ ghép đôi khi mùa sinh sản tới. Vì là một loài chim hoạt động vào ban đêm, thế nên tiếng kêu của chúng vào ban đêm khiến cho người nghe cảm thấy rùng rợn và ma mị.
Môi trường sống ưa thích của Cú Lợn thường là những khu vực sa mạc, rừng rậm, nhiệt độ ôn đới lẫn nhiệt đới. Chúng được tìm thấy nhiều ở châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam loài chim này cũng được phát hiện với số lượng lớn.
1.3. Cú Lợn sinh sản thế nào?
Là một loài sống đơn lẻ, vì vậy khi đến mùa sinh sản chúng mới ghép đôi. Và theo nghi nhận thì loài chim này có tỷ lệ sinh sản khá lớn, mỗi năm chúng có thể đẻ từ 4-5 lứa và mỗi lứa con mái chỉ đẻ một trứng. Mùa sinh sản của Cú Lợn thường diễn ra vào mùa hè. Sau khi ghép đôi chúng sẽ giao phối và cùng nhau làm tổ. Tổ của chúng thường làm ở những ngôi nhà bỏ hoang hoặc các hang hốc, tổ được làm bằng cỏ khô, lá cây, que khô…
Mỗi mùa con mái chỉ đẻ 1 trứng và trứng được con trống và mái thay phiên nhau ấp trong khoảng 15-18 ngày là nở. Sau đó chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong khoảng 20-22 tiếp theo. Sau khoảng thời gian này chim non đã cứng cáp, đầy đủ lông và bắt đầu sống độc lập.
ĐỌC THÊM: chim săn mồi
2. Chim Cú Lợn ăn gì?
Cú Lợn là một loài chim săn mồi, vì thế thức ăn của chúng thường là các loại động vật có vú nhỏ như chuột, sóc… các loại chim nhỏ, côn trùng hoặc các loài bò sát. Tuy nhiên, thức ăn yêu thích và chính của chúng vật là các loại động vật có vú nhỏ, gặm nhấm chính là chuột.
Bởi vì thế, đối với con người thì Cú Lợn là một loài chim có lợi, vì mỗi năm một chú chim Cú có thể săn bắt hàng trăm con chuột. Giúp người nông dân hạn chế sự phát triển của loài gặm nhấm phá hoại mùa màng này.
3. Phân biệt Cú Lợn và Cú Mèo như thế nào?
Hiện nay nhiều người vẫn thắc mắc chim Lợn có phải Cú Mèo không hay Cú Lợn và Cú Mèo là một loài không… thì câu trả lời là Không. Đây là hai loài chim khác biệt và những đặc điểm mà chúng tôi chia sẻ sau đây, sẽ giúp các bạn phân biệt chúng một cách chính xác nhất. Cụ thể:
*Chim Cú Lợn
+ Về hình dáng: Phần mặt của Cú Lợn thường là hình trái tim và không có hai búi tai trên đầu. Lông thường có màu sáng nhạt, từ nâu vàng, trắng và có có đốm. Lông mềm và có nhiều lông tơ hơn. Mắt thường có màu đen và sâu.
+ Kích thước: Có kích thước trung bình, đa dạng và sải cánh từ 80-95cm.
+ Khu vực sinh sống: Thường sống ở đồng cỏ, rừng thưa, đất nông nghiệp, khu vực nhà bỏ hoang…
+ Giọng kêu: Thường kêu vào ban đêm, kêu như loài lợn bị đói.
*Chim Cú Mèo
+ Về hình dáng: Phần mặt của Cú Mèo có hình tròn, có hai búi tai trên đầu với nhiều kích thước khác nhau. Màu sắc đa dạng từ nâu đất, xám, hoa văn lốm đốm, sọc và màu sặc nổi bật. Mắt màu nâu sáng, nhiều màu và nông.
+ Kích thước: Có nhiều kích thước khác nhau, từ to đến nhỏ, tùy vào loài.
+ Môi trường sống: Phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, từ rừng, sa mạc, tuyết, quanh làng…
+ Giọng kêu: Thường thì không nghe loài Cú Mèo này kêu.
Đặc điểm phân biệt loài Cú Lợn và Cú Mèo đặc trưng nhất là khuôn mặt và hai búi tai. Cú Lợn mặt hình trái tim và không có hai búi tai. Còn Cú Mèo có mặt hình tròn và thường có hai búi tai trên đầu.
ĐỌC THÊM: chào mào bông lau
4. Chim Cú Lợn kêu là báo hiệu điềm gì?
Theo quan niệm xa xưa, thì Cú Lợn là một loài chim báo hiệu có những điềm xấu, không may mắn. Vì thế mỗi lần chúng xuất hiện, kêu hoặc đậu trên nhà ai thì người ta sẽ nghĩ đó chính là điềm báo nhà đó sắp gặp sự xui xẻo hoặc trong nhà có người mất.
Cụ thể: Khi chim Lợn đậu và kêu 7 tiếng thì gia đình đó sẽ có nam giới mất trong thời gian tới. Còn nếu chúng kêu 9 tiếng thì nhà đó sẽ có nữ giới mất trong thời gian tới.
Vì vậy mà đối với nhiều người, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn thì loài Cú Lợn khiến cho họ cảm thấy sợ hãi mỗi thì chúng xuất hiện và kêu. Đặc biệt là tiếng kêu của chúng vô cùng ma mị trong đêm khuya “éc éc éc”…
Tuy nhiên, những nhận định này chỉ là quan niệm từ những người xa xưa truyền lại. Còn đối với khoa học thì đây đều là những quan niệm sai lầm, cổ hủ và mê tín.
5. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Hội Chim Trời đã chia sẻ đến các bạn về loài chim Cú Lợn, giúp bạn biết được chúng là chim gì, nguồn gốc từ đâu, ngoại hình, tập tính, sinh sản thế nào. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn!!!