Ngũ Sắc là một loài chim đẹp và nổi bật, kết hợp với giọng hót hay nên hiện nay chúng nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim. Vì vậy, trong bài viết này, HoiChimTroi.Com mời các bạn khám phá chi tiết về loài chim Ngũ Sắc để biết được chúng ăn gì, sống ở đâu, phân biệt trống mái ra sao và cách nuôi thế nào nhé. Xin mời!!!
1. Chim Ngũ Sắc là chim gì?
Chim Ngũ Sắc hay còn được gọi với tên khác là chim Tương tư mỏ đỏ hay Tương tư ngũ sắc và là một loài chim thuộc họ chim Chích. Loài chim này thường sống theo cặp và có tập tính phân chia khu vực sống rõ ràng. Cái tên của chúng bắt nguồn từ màu lông vô cùng nổi bật của mình. Việc sở hữu ngoại hình nổi bật, thêm giọng hót cũng được đánh giá cao, nên loài Ngũ Sắc hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn từ những người yêu chim. Họ săn lùng để về nuôi làm cảnh, thì đấu hoặc nuôi trong avi cho sinh động.
Và sau đây, mời các bạn cùng Hội Chim Trời khám phá loài chim Ngũ Sắc một cách chi tiết nhất nhé:
1.1. Ngoại hình của chim Ngũ Sắc
Ngũ Sắc là một loài chim nhỏ, khi trưởng thành kích thước của chúng chỉ nhỉnh hơn loài chim Sẻ một chút và có chiều dài từ 9-12cm và có lông đuôi khá dài.
Màu sắc chủ đạo của chim Ngũ Sắc thường là màu đỏ và vàng, kết hợp với các màu khác như đốm xanh, trắng, đen, nâu… Thông thường, màu sắc của con trống sẽ nổi bật hơn so với con mái khá nhiều. Màu vàng phân bố ở đầu cánh, cổ và đuôi. Màu đỏ ở cánh, hậu môn. Màu đen ở đầu, dưới cánh. Màu trắng ở hai bên má, bụng. Màu xanh ở bụng, thân trên. Ngoài ra còn có sự pha trộn của một số màu khác như đốm, nâu…
Loài chim này có mái mỏ xinh, nhỏ vài dài khoảng 1cm. Mắt to tròn có màu đen và viên màu đỏ nhạt. Lông đuôi dài khoảng 4-5cm và khá thưa. Chân dài 3-4cm, nhỏ và thường có màu vàng.
XEM THÊM: chim tiểu mi
1.2. Hành vi của chim Ngũ Sắc
Chim Ngũ Sắc thích sống ở những khu vực rậm rạp, nhiều bụi cây rậm hay những vùng có sông suối chảy qua. Vì vậy, tùy thuộc vào môi trường, khu vực sống mà màu sắc của chúng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Ngũ Sắc là một loài chim vô cùng chung thủy, chúng kết đôi và sống với nhau suốt quãng đời còn lại.
Thêm nữa, loài chim này cũng có tập tính lãnh thổ rất cao. Mỗi cặp chim thường sống trong một khu vực nhất định, với diện tích khá nhỏ và sẵn sàng tấn công nếu phát hiện ra sự xâm nhập cả kẻ lạ.
Hiện nay, loài chim Ngũ Sắc được phát hiện ở nhiều khu vực trên toàn thế giới. Còn ở Việt Nam chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Đà Lạt và các tỉnh thành phía Bắc.
1.3. Chim Ngũ Sắc sinh sản ra sao?
Mùa sinh sản của chim Ngũ Sắc từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hằng năm. Sau khi giao phối, cả chim trống và chim mái cùng nhau làm tổ. Tổ của chúng nhỏ xíu, xinh xắn và được làm trên những cành cây xa, kín đáo để đảm bảo an toàn. Tổ thường được làm bằng cỏ khô, rễ cây và tơ nhện.
Mỗi mùa sinh sản, Ngũ Sắc mái sẽ đẻ từ 4-6 trứng và trứng sẽ được chim bố mẹ thay nhau ấp trong khoảng 14-15 ngày là nở. Sau khi nở, chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng trong khoảng 15-20 ngày tiếp theo. Lúc này chim đã cứng, mọc đủ lông, bay thạo và sẵn sàng để sống độc lập.
ĐỌC THÊM: chim đa đa
2. Chim Ngũ Sắc ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của chim Ngũ Sắc là các loại côn trùng nhỏ như cào cào, châu chấu, sâu, bướm, nhện, mối, trứng mối, nhộng, bọ ngựa… chúng còn ăn thêm các loại trái cây chín mọng như trứng cá, sung, chuối…
Con trong môi trường nuôi nhốt thì thức ăn chủ yếu vẫn là cám chim. Nhưng vẫn cần bổ sung thường xuyên các loại trái cây chín, thức ăn tươi như cào cào, châu chấu hay sâu quế sấy nhé.
3. Phân biệt chim Ngũ Sắc trống mái chính xác
Để giúp các bạn có thể phân biệt được chim Ngũ Sắc trống mái chính xác nhất, thì bạn cần chú ý quan sát vào những đặc điểm sau đây:
Chim Ngũ Sắc trống
+ Kích thước thường to và dài hơn con mái
+ Tiếng hót của chim trống đa dạng hơn, cao, trầm, bổng, líu và hay hót hơn
+ Chim trống có một chòm lông đỏ ở vùng hậu môn mà chim mái không có
Chim Ngũ Sắc mái
+ Thân hình hay kích thước nhỏ và ngắn hơn chim trống
+ Lông dưới mỏ của chim mái là màu vàng còn ở chim trống là màu đỏ
+ Giọng hót đơn điệu hơn, trầm và ít hót hơn
+ Lông ở hậu môn không có màu đỏ như chim trống
NÊN ĐỌC: chim ốc mít
4. Giá chim Ngũ Sắc bao nhiêu tiền?
Cũng như nhiều loài chim khác, thì giá của chim Ngũ Sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại hình, giới tính, độ tuổi… và dao động từ khoảng 50.000 - 350.000 vnđ/con. Cụ thể:
+ Giá chim Ngũ Sắc bổi, chim non có giá từ 50.000 - 100.000 vnđ/con
+ Giá chim Ngũ Sắc mái có giá từ 100.000 - 150.000 vnd/con
+ Giá chim Ngũ Sắc trống, thuần, ăn cám, hót hay có giá từ 300.000 - 350.000 vnđ/con.
Để mua được chim tốt phù hợp với nhu cầu thì bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng chim cảnh hoặc tham gia các hội nhóm chim cảnh trên mạng xã hội để mua chim và học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi chim nhé.
ĐỌC THÊM: chim ốc cao
5. Cách nuôi chim Ngũ Sắc đẹp, hót hay và khỏe nhất
Nếu đang có nhu cầu nuôi một vài chú Ngũ Sắc để làm cảnh, thì bạn nên tham khảo ngay những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây để có được một chú chim khỏe, nhanh nhẹn và hót hay nhất nhé:
5.1. Chọn chim
Nên nuôi chim non lên để có thể dễ thuần mà sức khỏe cũng tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể nuôi chim bổi. Và khi chọn chim nên chọn những chú chim khỏe mạnh, lanh lợi, lông mượt và không bị dị tật để nuôi nhé. Nếu nuôi một con thì nên chọn chim trống, còn không thì nuôi một cặp trống mái.
5.2. Lồng chim Ngũ Sắc
Lồng chim không cần quá to, vì chim có kích thước nhỏ nên chỉ cần có một vài lồng vừa phải là được. Chọn lồng sắt, mây hay tre đều được, tuy nhiên khoảng cách nan nhỏ để chim không lọt ra ngoài. Trong lồng cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, que đậu, cây ghim trái cây, máng chăn phân… Nên treo lồng ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng và không bị gió lùa trực tiếp.
5.3. Thức ăn
Thức ăn khi nuôi nhốt của chim Ngũ Sắc là cám chim. Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm cho chúng cào cào, châu chấu, nhện, bọ ngựa, nhộng, trứng kiến… thêm nữa là trái cây chín như chuối, táo, thanh long, trứng cá… Không nên cho ăn nhiều loại cám khác nhau, điều này dễ khiến chim bị nhờn và lười ăn.
5.4. Tắm cho chim
Loài chim này thích tắm mát, vì vậy bạn nên cho chim tắm mát khoảng 2-3 ngày/lần. Còn vào mùa hè nên cho chim tắm 1 ngày một lần. Còn tắm nắng thì nên cho tắm hằng ngày, khoảng 30p đến 1h. Điều này giúp chúng phát triển ổn định, lông mượt và không bị sâu.
5.5. Chăm sóc
Bạn cần dọn dẹp vệ sinh định kỳ, lau lồng, loại bỏ phân, loại bỏ nước bẩn, trái cây thừa… nhằm hạn chế việc vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim. Nếu mùa đông xuống, bạn cần giữ ấm cho chim, bằng áo trùm lồng hoặc đèn sưởi. Duy trì nhiệt độ ổn định tránh tình trạng chim bị cảm lạnh rất ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây của Hội Chim Trời đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chim Ngũ Sắc là chim gì, có đặc điểm gì, nuôi ra sao và cách phân biệt trống mái như thế nào chuẩn nhất rồi nhé. Nếu bạn còn thắc mắc và cần được tư vấn thêm, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn!!!!