Con rắn có bò lên tường được không?
Rắn là loài bò sát ăn thịt, được gộp thành nhóm trong phân bộ Serpentes, thuộc loài có vảy, thân tròn, không chân, thân hình tròn dài hay hình trụ.
Rắn thuộc động vật có xương sống, thân nhiệt bên ngoài, có các lớp vảy chồng lên nhau bao trùm xung quanh cơ thể, rắn chỉ có một phổi hoạt động, chúng sinh sống và tồn tại ở mọi châu lục trên thế giới.
Với 2.700 loài rắn trên thế giới, trong đó tại Việt Nam theo các nhà khoa học phát hiện được khoảng trên, dưới 200 loài rắn.
Với thực trạng cơ thể là loài không chân, nhưng nhiều người vẫn bảo con rắn có thể bò lên tường hoặc trèo lên cây, vậy thực tế như thế nào?
Con rắn có bò lên tường được không?
Cơ thể rắn co giản nhờ sở hữu bộ da rất nhão, các cơ co giản, khi vảy tiếp xúc với mọi thứ xung quanh thì các cơ được co bóp để chuyển dần về phía trước, cơ rắn rất khỏe, dùng để quấn quanh, xiết chặt con mồi. Đó là nguyên nhân rắn có thể di chuyển trên khu vực tường ở những địa hình lồi lõm, bề mặt nghiên, có chỗ bám víu để lấy lực ma sát từ cơ thể, các cơ và vẩy rất đặc trưng của mình.
Mặt khác, rắn còn có xương cung lồi của đốt trước và sương cung lõm của đốt sau tạo thành khớp nên khả năng uốn lượn vững chắc, tạo ra lực di chuyển của rắn mạnh hơn, chúng có thể di chuyển trên các bờ tường có độ xùi, lồi, lõm hoặc các khúc gấp co có thể đỡ trọng lực của cơ thể một cách dể dàng.
Rắn có thể di chuyển trèo leo lên các thân cây sần sùi, có độ bám từ vỏ cây, nhánh cây, chúng có thể leo rất cao mà không bị rơi.
Tuy nhiên đối với những mặt tường nhẵn, lán bóng rắn không thể bò lên được do không có lực ma sát để bám víu, khi đó bộ cơ mạnh và khớp xương lồi, lõm sẽ chẳng giúp ích được gì cho chúng.
- Dịch vụ bắt rắn chuyên nghiệp tại nhà ở TPHCM
- Công ty bắt rắn tại nhà uy tín tại Đà Nẵng
- Bỏ túi cách ngăn chặn rắn xâm nhập vào nhà bạn
- Mua thuốc diệt rắn chất lượng, an toàn môi trường nhập khẩu
Rắn bò di chuyển, bám víu với lực lớn gấp 5 lần mức cần thiết
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rắn cũng giống như các loài bò sát luôn sử dụng lực di chuyển cao hơn gấp nhiều lần so với mức cần thiết của chúng.
Khi bò, di chuyển, đeo bám, rắn có thể dùng lực cao hơn 2,5 lần đến 5 lần mức cần thiết để hoạt động và đều này cũng giúp chúng an toàn hơn, lực này ngang với mức chúng siết chặt con mồi có được nhờ bản năng săn mồi và ăn thịt của loài rắn hiện nay.
Kết luận: Với các thông tin trên, bạn có thể trả lời cho câu hỏi rắn có leo tường được không, bởi với bộ cơ rất khỏe, bộ vảy đặt trưng, cơ thể uốn lượn dể dàng, thì rắn hoàn toàn có thể leo tường, bò lên tường, leo cây cao mà không bị rớt, hơn thế nữa chúng sẽ luôn an toàn khi sử dụng lực ma sát của cơ thể cao hơn nhiều lần mức cần thiết.
Tuy vậy nhưng với các bề mặt lán, trơn, không có ma sát thì rắn hoàn toàn chịu thua, bởi chỉ có những khu vực góc cạnh nhiều, bề mặt lồi lõm, khu vực có điểm bám víu thì rắn mới có thể leo trèo được.