Dưới lưỡi nổi sợi thịt đau là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý. Hiểu được đặc điểm và nguyên nhân nổi mụn thịt sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình. Qua đó đưa ra quyết định thăm khám và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Nha Khoa Paris.
- 1. Dưới lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân nổi cục thịt ở dưới lưới
- 2.1. Do cơ địa
- 2.2. Thói quen sinh hoạt xấu
- 2.3. Một số bệnh lý
- 3. Các loại cục thịt dưới lưỡi
- 4. Lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu của bệnh nào?
- 4.1. Ung thư khoang miệng
- 4.2. Sùi mào gà
- 4.3. U nhú tiền đình Papillomatosis
- 4.4. U nang bạch huyết
- 4.5. Nổi mụn dưới lưỡi không đau
- 5. Dưới lưỡi có sợi thịt dài điều trị như thế nào
- 5.1. Điều trị lưỡi mọc mụn thịt bằng thuốc
- 5.2. Điều trị mụn thịt dưới lưỡi ngoại khoa
- 6. Cách phòng tránh bệnh lý về khoang miệng
- 7. Một số câu hỏi thường gặp khi dưới lưỡi nổi cục thịt
- 7.1. Dưới lưỡi nổi cục thịt màu đỏ là bệnh gì?
- 7.2. Dưới lưỡi nổi cục thịt màu trắng là bệnh gì?
- 7.3. Cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau là bệnh gì?
- 7.4. Có phải dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu của ung thư không?
- 7.5. Có phải cục thịt dưới lưỡi là do dị ứng không?
- 7.6. Nổi cục thịt dưới lưỡi có nguy hiểm không?
- 7.7. Các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cục thịt dưới lưỡi?
- 7.8. Các trường hợp cần đi khám bác sĩ ngay khi bị cục thịt dưới lưỡi?
- 7.9. Bị nổi mụn nước ở dưới lưỡi là bệnh gì?
- 7.10. Dưới lưỡi nổi hạt trắng phải làm sao?
1. Dưới lưỡi nổi mụn thịt là bệnh gì?
Dưới lưỡi có thịt thừa (mụn thịt), đây là niêm mạc có dạng lồi nhỏ hoặc u nhú trên da. Các nốt mụn thịt có màu nâu sẫm hoặc giống da niêm mạc, có kích thước từ 1mm đến 2cm. Mụn thịt có thể xuất hiện trên bề mặt da hoặc những vị trí trên cơ thể bị nóng ẩm như trong khoang miệng, dưới cuống lưỡi.
Dưới lưỡi nổi cục thịt có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do tăng sinh lành tính hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, có nhiều trường hợp nhầm lẫn và chủ quan khi chữa trị bệnh sẽ gây các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Nguyên nhân nổi cục thịt ở dưới lưới
Một số nguyên nhân có thể gây ra nổi cục thịt dưới lưỡi như cơ địa, thói quen sinh hoạt hoặc mắc các bệnh lý.
2.1. Do cơ địa
Nổi cục ở dưới lưỡi có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tình trạng này được xem là lành tính nếu do những nguyên nhân sau:
- Rối loạn nội tiết tố, tuyến mồ hôi, do da viêm dễ nhạy cảm.
- Chế độ ăn uống không hợp lý.
- Uống nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc làm nội tiết tố bị ảnh hưởng.
- Dùng các loại kem đánh răng không đảm bảo chất lượng.
2.2. Thói quen sinh hoạt xấu
Lối sống và các thói quen sinh hoạt xấu như dùng chất kích thích, thiếu dinh dưỡng, do mỹ phẩm có thành phần gây tổn thương đến vùng niêm mạc, sử dụng các loại thuốc kích ứng đối với cơ thể sẽ khiến cho nội tiết tố ảnh hưởng và xuất hiện mụn thịt.
2.3. Một số bệnh lý
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các virus u nhú ở người cũng là nguyên nhân làm kích thích sự phát triển mụn thịt dưới lưỡi. Mụn thịt mọc lưỡi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là sùi mào gà hay u nhú tiền đình Papillomatosis.
3. Các loại cục thịt dưới lưỡi
Cục thịt dưới lưỡi tồn tại dưới 3 dạng đó là dạng u nhú, u nang và khối u có vết loét. Mỗi loại có kích thước và màu sắc khác nhau.
Cục thịt dạng u nhú
Cục thịt này có kích thước nhỏ, chỉ vài milimet có hình dáng những hạt gai nhọn li ti mọc thành cụm tròn nhỏ, nhô cao trên bề mặt lưỡi. Chúng có màu hồng hoặc màu trắng, bề mặt sần sùi.
Đây là cục thịt lành tính xuất hiện do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, vô tình cắn phải lưỡi, hút thuốc lá, rượu bia, ăn đồ cay nóng…
Cục thịt dạng u nang
Tồn tại dạng tròn hoặc bầu dục, kích thước bằng hạt đậu và lớn dần theo thời gian. Mặt dưới lưỡi có sợi thịt dạng u nang màu trắng hoặc trong suốt, bề mặt mịn, căng bóng. Nguyên nhân có thể do chấn thương, nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết, thiếu vitamin.
Cục thịt dạng khối u có vết loét
Dạng hình tròn kích thước thay đổi theo thời gian, màu sắc giống như màu lưỡi. Bề mặt có vết loét ở trung tâm, đôi khi chảy máu.
4. Lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu của bệnh nào?
Nổi cục thịt dưới lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số loại bệnh lý, cụ thể:
4.1. Ung thư khoang miệng
Nếu tình trạng dưới lưỡi mọc mụn thịt thường xuyên tại 1 vị trí thì có thể là bạn đã bị mắc ung thư khoang miệng. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết ung thư khoang miệng:
- Các nốt mụn mọc đi mọc lại nhiều lần ở một vị trí mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Các nốt mụn ngày một to hơn.
- Trong miệng xuất hiện các mảng màu như trắng, đỏ, đen cùng các tổn thương xơ cứng.
- Trên lưỡi có các nốt mụn như dấu hiệu nhiệt miệng, làm sưng tấy hoặc viêm loét đau nhức.
- Các nốt mụn còn gây cảm giác đau khi nhai và nuốt thức ăn, người mắc sẽ khó khăn khi ăn uống.
- Tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, kích thích nước bọt được tiết ra.
4.2. Sùi mào gà
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do virut HPV (Human Papaloma Virus) gây nên, thường lây qua đường tình dục do việc quan hệ không an toàn. Do đó, những người quan hệ tình dục bừa bãi hoặc làm tình với người bị sùi mào gà sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao (1).
Mụn thịt mọc ở lưỡi thường do vi khuẩn HPV gây ra. Khi đi vào cơ thể sẽ có thời gian để ủ bệnh trong khoảng 2 - 9 tháng. Trong thời gian đầu rất khó để phát hiện bệnh, nhiều người sẽ nhầm lẫn với amidan, viêm họng hay nhiệt miệng.
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà:
- Lưỡi nổi mụn thịt hoặc ở các vị trí như cổ họng, khoang miệng. Thời gian đầu, kích thước của nốt mụn còn nhỏ với màu đỏ hoặc hồng và tách biệt từng đám.
- Khi mụn thịt lớn dần sẽ làm xuất hiện các u nhú, sùi. Chúng liên kết thành từng đám có hình dạng như hoa mào gà. Các vết u nhú khá mềm và không gây ngứa ngay hoặc đau nhức.
- Khi bệnh nghiêm trọng hơn thì các nốt u nhú sẽ vỡ ra, gây lở loét, viêm nhiễm cùng mùi hôi miệng.
4.3. U nhú tiền đình Papillomatosis
Tình trạng cục thịt mọc dưới lưỡi sẽ không nguy hiểm nếu do u nhú tiền đình Papillomatosis gây nên. U nhú tiền đình Papillomatosis là hiện tượng các tế bào gai ở dưới lớp biểu bì mô của lưỡi tăng sinh quá mức.
Dấu hiệu nhận biết:
- Cục thịt mọc đối xứng nhau hoặc thành một dải ở hai bên lưỡi.
- Mụn thường có màu đỏ, chỉ có 1 chân hoặc 1 cuống.
- Cục thịt không tự vỡ mà teo lại rồi biến mất.
4.4. U nang bạch huyết
Đây cũng là bệnh lý có triệu chứng nổi mụn thịt dưới lưỡi mà bạn cần quan tâm. Ngoài lưỡi, các nốt mụn thịt cũng thường xuất hiện ở các khu vực khác như cổ họng và đầu.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mụn thịt dạng u nang mềm màu trắng, mọc bên dưới lưỡi.
- Các u nang bạch huyết thường lành tính và có thể được phẫu thuật cắt bỏ (2).
- Các nốt mụn thịt mọc riêng lẻ và kích thước dao động từ 1cm trở lên.
- Ở vị trí các nốt mụn thịt sẽ sưng tấy, đau nhức, khó khăn khi ăn uống.
4.5. Nổi mụn dưới lưỡi không đau
Nổi mụn dưới lưỡi không đau là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải, và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Nhiễm virus HPV: Một số chủng virus HPV có thể gây ra mụn không đau dưới lưỡi. Mụn do HPV thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành đám nhỏ và không gây đau.
- U nhú lành tính: Các u nhú lành tính có thể xuất hiện dưới lưỡi mà không gây đau đớn. Chúng thường có hình dạng nhỏ, tròn và không gây khó chịu trừ khi phát triển lớn.
- Nấm Candida: Nấm Candida có thể gây ra các nốt mụn không đau dưới lưỡi. Mụn do nấm thường có màu trắng và bề mặt mịn màng.
- Nang nhầy: Nang nhầy là các bọc chứa đầy dịch dưới lưỡi, thường không gây đau nhưng có thể gây cảm giác khó chịu khi nói chuyện hoặc ăn uống.
- Tuyến nước bọt phụ: Một số người có tuyến nước bọt phụ phát triển dưới lưỡi, tạo ra các nốt mụn nhỏ không đau.
Khi nào cần đi khám?
- Mụn kéo dài hơn 2 tuần mà không biến mất.
- Kích thước tăng nhanh hoặc lan rộng.
- Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như khó nuốt, vướng víu khi ăn uống.
5. Dưới lưỡi có sợi thịt dài điều trị như thế nào
Để loại bỏ sợi thịt dài dưới lưỡi hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân và loại bệnh gây nên tình trạng này. Có 2 phương pháp chữa trị đó là điều trị ngoại khoa và điều trị bằng thuốc.
5.1. Điều trị lưỡi mọc mụn thịt bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp sử dụng các loại thuốc để giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
- Thuốc kháng sinh: thường được kê đơn cho các trường hợp viêm họng mãn tính hoặc cấp tính. Các loại thuốc kháng sinh thường dùng là azithromycin, amoxicillin,…
- Thuốc kháng nấm: dùng để loại bỏ nấm Candida albicans gây bệnh nấm lưỡi. Loại thuốc kháng nấm thường dùng là itraconazole, fluconazole, clotrimazole,…
- Thuốc kháng virus: tiêu diệt virus HPV gây u nhú tiền đình Papillomatosis hoặc sùi mào gà. Các thuốc kháng virus thường dùng là valacyclovir, acyclovir, famciclovir,…
- Thuốc chống viêm và giảm đau: giúp giảm đau rát và sưng ở khu vực lưỡi bị mụn thịt. Các loại thuốc thường dùng là paracetamol, ibuprofen, naproxen,…
5.2. Điều trị mụn thịt dưới lưỡi ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là phương pháp dùng các thiết bị y tế để loại bỏ các mụn thịt dưới lưỡi.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường sử dụng là:
- Cắt bỏ: dùng kéo hoặc dao để loại bỏ các mụn thịt. Phương pháp này khá đơn giản nhưng có thể gây chảy máu và để lại sẹo.
- Đốt điện: dùng điện cao tần để đốt cháy các mụn thịt dưới lưỡi. Phương pháp này ít làm chảy máu và sẹo nhưng gây ra đau rát và cần phải có thuốc tê.
- Bắn laser: sử dụng tia laser để tạo ra nhiệt và loại bỏ các mụn thịt trên lưỡi. Phương pháp này không làm chảy máu và sẹo nhưng có thể gây ra đau rát và cần sử dụng thuốc tê.
6. Cách phòng tránh bệnh lý về khoang miệng
Các bệnh lý về khoang miệng nói chung và tình trạng dưới lưỡi có cục thịt nói riêng dù nhẹ hay nghiêm trọng đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Để tránh bệnh lý, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp như:
Chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Đánh răng theo vòng tròn hoặc từ trên xuống dưới, không đánh răng theo chiều ngang.
- Kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm nha khoa khác như máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng.
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng miệng như sữa chua, nha đam, mật ong,…
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc chứa nhiều đường, các hóa có hại cho răng.
- Không hút thuốc lá, đồ uống nhiều cồn, các nước uống đậm màu.
Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám nha khoa sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Qua đó kịp thời phát hiện các bệnh lý và khắc phục sớm tránh biến chứng về sau.
7. Một số câu hỏi thường gặp khi dưới lưỡi nổi cục thịt
Khi xuất hiện cục thịt dưới lưỡi, mỗi trường hợp sẽ đi kèm với triệu chứng riêng và là biểu hiện của bệnh lý. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến vấn đề này và giải đáp chi tiết:
7.1. Dưới lưỡi nổi cục thịt màu đỏ là bệnh gì?
Dưới lưỡi nổi cục thịt màu đỏ là biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục, một bệnh xã hội phổ biến lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Các cục thịt sưng tấy và phồng to gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh. (3).
7.2. Dưới lưỡi nổi cục thịt màu trắng là bệnh gì?
Dưới lưỡi nổi cục thịt màu trắng là dấu hiệu của bệnh u nang bạch huyết. Mụn thịt có màu trắng, kích thước nhỏ, mọc tách biệt gây ra đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Để điều trị, cần tiến hành chọc hút lấy dịch ra khỏi u nang hoặc phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp nội soi.
7.3. Cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau là bệnh gì?
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Bệnh này thường xuất hiện các cục mụn thịt mọc tách biệt thành từng đám, bề mặt sùi giống như cây súp lơ. Đặc biệt, khi ở giai đoạn đầu chúng không gây đau nhức hay ngứa ngáy. Chỉ khi bệnh trở nặng, các nốt u nhú vỡ ra dịch mủ và máu sẽ gây ra nhiễm trùng cùng mùi hôi khó chịu.
7.4. Có phải dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu của ung thư không?
Dưới lưỡi nổi cục thịt có thể là dấu hiệu của ung thư nhưng cần có thêm những thông tin khác về đặc điểm, kích thước, màu sắc, kết quả xét nghiệm mới có thể xác định chính xác. Bởi cục thịt dưới lưỡi cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh khác như u nang bạch huyết, sùi mào gà…
7.5. Có phải cục thịt dưới lưỡi là do dị ứng không?
Dị ứng có thể là nguyên nhân gây ra cục thịt dưới lưỡi nhưng không phải là lý do duy nhất. Khi dị ứng với đồ ăn, thuốc sẽ gây ra sưng, mẩn đỏ ở dưới lưỡi. Chúng thường có kích thước nhỏ dưới 1cm, dạng hình tròn màu đỏ thẫm, bề mặt nhẵn. Các triệu chứng có thể đi kèm như sưng tấy, ngứa ngáy.
7.6. Nổi cục thịt dưới lưỡi có nguy hiểm không?
Tuỳ vào nguyên nhân gây ra cục thịt dưới lưỡi mới có thể kết luận chúng có nguy hiểm hay không. Với dạng cục thịt do nguyên nhân lành tính gây ra như u nhú tiền đình Papillomatosis, u nang bạch huyết, dị ứng thì không đáng lo ngại, có thể điều trị bằng thuốc hoặc tự hết.
Với dạng cục thịt lan rộng, đau nhức kéo dài, chảy máu kèm sưng hạch cổ thì có thể là dấu hiệu của ung thư, đe dọa tới tính mạng. Lúc này cần đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm.
7.7. Các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cục thịt dưới lưỡi?
Khi có cục thịt dưới lưỡi, để tránh gây tổn thương và lan rộng vết loét, cần tránh ăn các thực phẩm cay, chua và nhiều đường (4)
Ngoài ra, nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai và giàu dinh dưỡng như cháo, rau xanh, sinh tố, trái cây, các loại đậu nhằm tăng đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi phục.
7.8. Các trường hợp cần đi khám bác sĩ ngay khi bị cục thịt dưới lưỡi?
Khi gặp các dấu hiệu như cục thịt có dấu hiệu lớn dần, lan rộng, gây đau đớn, chảy máu khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện thì cần đến thăm khám bác sĩ ngay.
7.9. Bị nổi mụn nước ở dưới lưỡi là bệnh gì?
Trường hợp bị mụn nước ở dưới lưỡi tái phát nhiều lần có thể do nhiễm virus hoặc nang tuyến nước bọt.
- Nhiễm virus: Các loại virus như herpes simplex có thể gây ra các mụn nước nhỏ, có thể đau hoặc không ở vùng dưới lưỡi.
- Nang tuyến nước bọt: Đây là tình trạng các tuyến nước bọt bị tắc nghẽn, tạo thành các nang nhỏ chứa dịch.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc, viêm loét miệng… Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được thăm khám.
7.10. Dưới lưỡi nổi hạt trắng phải làm sao?
Dưới lưỡi nổi hạt trắng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, viêm loét, tắc nang tuyến nước bọt hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư lưỡi.
Khi nổi hạt dưới lưỡi không đau thì cần theo dõi thêm và chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, hạn chế thức ăn cay nóng, dai cứng. Không tự ý nặn hạt trắng sẽ khiến viêm nhiễm nặng hơn. Trong 1 tuần không thấy bệnh thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ.
Nếu dưới lưỡi nổi hạt trắng đau, kèm theo nhiệt miệng kéo dài, nuốt khó, hôi miệng thì đây là triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi. Cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dưới lưỡi nổi cục thịt có thể là dấu hiệu của bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm hoặc chỉ là tình trạng lành tính. Do đó, nếu gặp phải hiện tượng này bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để thăm khám và có liệu trình chữa trị phù hợp. Mời bạn đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.