Đối với bất cứ ai chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác chết trong lòng thì thực sự rất khó để có thể hiểu được nó. Và, những người đã phải vật lộn với cảm giác này có thể không phải lúc nào cũng có từ thích hợp để giải thích những gì mà họ cảm thấy.
Cảm thấy “chết trong lòng” (dead inside) là một cảm giác khó quản lý những cảm xúc như vui và buồn. Khi bạn cảm thấy "chết trong lòng" thì mọi thứ trở nên buồn tẻ và khó đánh giá bất kể tình huống nào. Cảm giác bế tắc bên trong có thể khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, không có mục đích hay cảm giác chỉ muốn kết thúc mọi thứ. Nó có thể khiến chúng ta muốn tách rời với cuộc sống.
Đôi khi, cảm giác này có thể tồn tại trong thời gian ngắn và biến mất ngay khi nó xuất hiện nhưng nó cũng có thể kéo dài hơn vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí trong nhiều năm, gây ra cảm giác trống rỗng kinh niên.
Khi bạn cảm thấy chết trong lòng, có thể không phải lúc nào bạn cũng hiểu rõ những thay đổi trong tâm trí và suy nghĩ thể hiện điều gì. Do đó hãy xem xét các dấu hiệu đáng chú ý, cũng như các điều kiện có thể là nguyên nhân tạo ra cảm giác chết trong lòng cũng như cảm giác trống rỗng. Vì trạng thái tinh thần này có thể kiểm soát được nên cũng cần xem xét các cách khác nhau để cải thiện những cảm xúc này.
Dấu Hiệu
Bất cứ ai cũng có thể có cảm giác chết bên trong dù là người đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, người có mối quan hệ lành mạnh,...
Nghe thì có vẻ như cảm giác này xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng có một số trải nghiệm phổ biến cần chú ý ở một người mà có thể nảy sinh cảm giác dead inside.
Cảm Thấy Không Có Mục Đích
Đối với hầu hết mọi người, ý thức về mục đích tạo động lực để thực hiện các công việc, ví dụ, bạn hãy tự hỏi vì sao bạn thức dậy và đi làm vào buổi sáng. Cho dù mục đích có là gì hay có to lớn đến đâu, việc nhận thức rằng những gì bản thân có thể làm hàng ngày để tiến gần đến mục tiêu đã thiết lập sẽ là một nguồn độc lực.
Nhưng khi một người cảm thấy chết trong lòng, họ bị thiếu hụt những mục đích cá nhân. Mỗi ngày xuất hiện với một dấu chấm hỏi lớn. Những cảm giác này có thể làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên tẻ nhạt và không hấp dẫn.
Do đó, nếu không tìm được mục đích sống, chúng ta sẽ khó có cảm giác hạnh phúc và thay vào đó là cảm thấy như chết trong lòng.
Đặt Câu Hỏi Rằng Sống Vì Điều Gì, Sống Có Ý Nghĩa Gì
Sẽ là điều bình thường khi tự hỏi chúng ta đang làm gì trong chính cuộc đời mình, điều gì xảy ra khi chúng ta chết, hoặc liệu có kiếp sau hay không.
Nhưng những suy nghĩ này thường có xu hướng thoáng qua, đặc biệt là vì không có câu trả lời chắc chắn nào cho các câu hỏi này.
Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy chết trong lòng, ý nghĩa của cuộc sống có xu hướng trở nên cố định. Những câu hỏi thường xoay xung quanh mục đích sống là gì, và liệu sự tồn tại có đáng giá hay không.
Trạng Thái Tê Liệt Liên Tục
Cảm giác dead inside tạo ra trạng thái tê liệt liên tục khiến bạn cảm thấy rất khó để có thể cảm nhận cũng như thể hiện cảm xúc như hạnh phúc hay buồn bã. Cuộc sống ít nhiều trở nên đơn điệu. Những khoảnh khắc vui hay buồn sẽ không ảnh hưởng gì đến cảm xúc của bạn.
Cảm Thấy Cô Đơn
Khi bạn cảm thấy chết trong lòng, bạn có thể cảm thấy bị cô lập khi nhìn người khác làm mọi thứ đều có mục đích. Việc biết rằng mọi đều có những cảm xúc vào thời khắc hạnh phúc, hay lúc tức giận hoặc khi gặp sự cố đau buồn có thể khiến bạn buộc phải che giấu sự thiếu hụt cảm xúc của bản thân.
Điều này có thể gây khó khăn cho việc chia sẻ những gì bạn cảm thấy và có thể làm trầm trọng thêm cảm giác trống rỗng đang ngày càng lớn hơn trong lòng.
Cảm Thấy Trống Rỗng
Cảm xúc là một cách quan trọng để kết nối với thế giới. Khi việc xử lý cảm xúc trở nên khó khăn, bạn có thể cảm thấy sự trống rỗng của chính mình, và điều này cũng không có gì lạ khi bạn cảm thấy như mình đang sống với chính nó vậy.
Nguyên Nhân
Một số nguyên nhân tới từ tâm lý, sinh học hoặc y tế có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác chết bên trong.
Trầm Cảm
Trầm cảm là một nguyên nhân phổ biến bởi nó tạo ra cảm giác buồn bã dai dẳng và có thể đi kèm với những thay đổi trong ăn uống, mệt mỏi và đôi khi là đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, một triệu chứng đáng chú ý của tình trạng này là cảm giác thờ ơ dai dẳng.
Một người trầm cảm có thể không còn tìm thấy niềm vui trong những điều đã từng thú vị. Tình trạng này làm cho cuộc sống và điểm tồn tại không rõ ràng. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn đến ý nghĩ tự sát.
Khi một người cảm thấy "trống rỗng", điều đó cho thấy người đó có thể đang bị trầm cảm.
Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương (PTSD)
Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương xảy ra sau khi một người nào đó đã trải qua một trải nghiệm chấn thương. Nó gây ra một số thay đổi như gặp ác mộng, lo lắng và hồi tưởng quá khứ không mong muốn.
Bởi vì PTSD có thể dẫn đến việc ai đó cảm thấy không còn là chính mình, họ có thể mô tả rằng họ cảm thấy như chết trong lòng.
Khi cảm xúc bị dập tắt sau một chấn thương, cảm giác tê liệt và trống rỗng có thể kéo theo. Quá trình này được gọi là làm tê liệt cảm xúc và có thể khiến một người cảm thấy chết lặng bên trong.
Thuốc
Để giúp quản lý và điều trị các tình trạng như trầm cảm và lo lắng, thuốc là một phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, trong khi các loại thuốc như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) giúp giảm các triệu chứng của những tình trạng này, chúng cũng có xu hướng ảnh hưởng đến cách não xử lý cảm xúc.
Cảm giác thờ ơ, cũng như cảm xúc cùn mòn đôi khi được những người dùng các loại thuốc chống trầm cảm này báo cáo lại.
Cảm Xúc Bị Kìm Nén
Trong một số trường hợp, cảm xúc có thể rất khó xử lý và thay vào đó chúng bị chôn vùi và lãng quên. Mặc dù điều này có thể hiểu được như một cơ chế ứng phó với những cảm xúc tiêu cực, nhưng đôi khi nó cũng có thể là cách đối phó với những cảm xúc tích cực.
Và cảm xúc bị tê liệt có thể góp phần tạo ra việc trải nghiệm cảm giác như chết trong lòng.
Tham khảo: Giải phóng cảm xúc
Giải Thể Nhân Cách
Khi bạn cảm thấy mình đang quan sát bản thân từ bên ngoài cơ thể, đây có thể là một trường hợp của hiện tượng giải thể nhân cách.
Tình trạng này xảy ra khi một người cảm thấy tách rời khỏi chính họ. Nó có thể giống như trải nghiệm cuộc sống của bản thân như trải nghiệm sự tồn tại của người khác. Một người có thể cảm thấy bị ngắt kết nối với cơ thể, tâm trí và môi trường của họ, khiến họ cảm thấy trống rỗng bên trong.
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới
Cảm giác trống rỗng kinh niên là một trong những triệu chứng được công nhận của chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) và có liên quan mật thiết đến cảm giác tuyệt vọng và cô đơn.
Ứng Phó
Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp thông qua trị liệu là cách tốt nhất để xử lý những cảm giác chết trong lòng. Các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra gốc rễ của cảm giác dead inside và giúp bạn cảm thấy được kết nối và cũng như có mục đích trong cuộc sống.
Lời Kết
Cảm xúc của chúng ta định hình chúng ta là ai và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Đây là lý do tại sao việc cảm thấy mất kết nối, hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cảm xúc của chúng ta, có thể mang đến rất nhiều khó khăn. Do đó, khi bạn cảm giác chết trong lòng gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày cũng như các mối quan hệ của bạn, hãy liên hệ với Viện Tâm lý Việt - Pháp để được sắp xếp lịch chẩn đoán bệnh tâm lý và điều trị hiệu quả cùng các chuyên gia đầu ngành.
Nguồn: Verywellmind - What It Means to Feel "Dead Inside"