Với những ai mới tập nuôi gia cầm, mỗi lần thấy gà thay lông thì không khỏi lo lắng. Trang bị thêm những kiến thức dưới đây sẽ giúp thời gian này đỡ stress hơn. Thực tế, gà đổi “bộ cánh” mới là chuyện thường của tự nhiên, diễn ra đúng quy trình. Muốn bộ lông đẹp, mịn và đều màu thì người nuôi cần chú ý tới khoản dinh dưỡng.
1. Gà thay lông là hiện tượng gì? Tốt hay Xấu?
Không khắc nghiệt như nhiều loài hoang dã khác, quá trình gà rụng và mọc lông mới khá nhẹ nhàng. Xin khẳng định lại, đây là hiện tượng TỐT, bộ lông mới thường mượt và lên màu đẹp hơn
Dù là con trống hay con mái thì việc thay lông cũng sẽ diễn ra 1 cách tự nhiên. Đôi khi, đây còn là cách để gà “chuẩn bị” cho mùa sinh sản mới, hấp dẫn bạn tình.
2. Gà thay lông bao nhiêu tháng 1 lần?
Gà sẽ trải qua 2 giai đoạn thay lông chính: Đó chính là khi mới lớn và đã trưởng thành. Trong đó:
Gà non/gà con
- Khoảng 1 tuần sau khi nứt và bước ra khỏi trứng, gà con sẽ rũ bỏ bộ lông cũ. Sau đó 1 tháng (~ 4 tuần) lông tơ sẽ rụng, bắt đầu từ cổ đến đuôi. Thay thế vào đó là những chiếc lông cứng cáp hơn, báo hiệu cho sự trưởng thành.
- Gà con sẽ có lần thay thứ 2 khi đạt 14 tuần tuổi (~ 2-3.5 tháng). Đến 6 tháng tuổi là hoàn thành - rụng và thay lông diễn ra từ 2-3 tháng. Khi đó, gà đã trưởng thành, được bảo vệ bởi lớp lông vũ sát thân. Bên ngoài là những chiếc lông cứng cáp, mượt mà và có màu sắc đẹp mắt.
Gà trưởng thành
Gà trưởng thành sẽ thay áo 1 lần/năm, thường vào mùa sinh sản, mùa tránh rét.
- Tùy giống gà mà độ tuổi trưởng thành sẽ được xác định khác nhau. Có dòng 5 tháng đã bắt đầu rụng, thay lông định kỳ. Có loại lại muộn hơn, cần 7-8 tháng mới lớn, bước vào tuổi sinh sản.
- Những con lông dày, kích cỡ lớn thường mất thời gian mọc mới lâu hơn. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1.5-2 tháng để được “full giáp” với bộ lông hoàn chỉnh.
➥➥➥ SHARE NGAY: Cách nhổ lông gà nhanh
3. Cách nhận biết gà thay lông nhanh, đơn giản nhất
Mỗi khi đến độ cần thay lông, gà thường có biểu hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại khá giống với gà ốm, bệnh. Đặc biệt vào các thời kỳ nhạy cảm như khi bùng dịch cúm gia cầm, hoặc bệnh truyền nhiễm giữa các loài. Người nuôi cần chú ý những đặc điểm sau đây để chăm sóc gà nuôi tốt hơn.
- Chậm chạp, kém năng nổ: Thay lông nhìn đơn giản, tưởng như chỉ rụng và mọc lông mới nhưng lại khiến gà mất rất nhiều sức. Do đó, gà sẽ không còn đi lại nhiều như thường ngày. Với gà trống thì ít gáy và đập cánh hơn. Gà mái cũng chậm chạp và ít đào bới hơn hẳn.
- Có khả năng sống riêng rẽ: Điều này không xảy ra ở hầu hết các giống gà, mà chỉ vài cá thể có dấu hiệu như vậy. Vào thời kỳ rụng lông cũng là lúc gà yếu và nhạy cảm hơn với môi trường sống. Có những con kém thích nghi và dễ bị stress sẽ tự động tách bầy. Nếu thấy vấn đề nghiêm trọng, kèm thêm dấu hiệu “gà gật”, nên liên hệ thú y. Còn chỉ rụng lông, mọc lông và tách đoàn thì đó là biểu hiện bình thường.
- Ăn uống thất thường: Gà bị mắc bệnh chán ăn, ăn ít hơn trong thời điểm đầu rụng lông. Nhiều con sẽ kéo dài tình trạng này tới khi mọc được bộ cánh đầy đủ.
- Mào nhợt nhạt hơn: Gà có mào đỏ đậm, căng bóng thường khỏe mạnh, giống tốt. Và ngược lại, khi gà yếu đi thì màu mào cũng sẽ khác. Tuy nhiên, kết thúc quá trình thì màu sẽ lại như cũ, không cần lo lắng nhiều.
4. Một số lưu ý quan trọng khi nuôi gà thay lông
Bất cứ ai, dù có kinh nghiệm nuôi gà hay chưa cũng phải cẩn trọng khi chăm sóc gà thay lông. Đặc biệt, nuôi gà chọi, gà đẻ trứng hay gà cảnh càng phải chú ý đến thời điểm này. Nếu lần đầu tập tành nuôi gà, gia cầm nói chung, cần note lại ngay những hướng dẫn dưới đây.
- Chú ý chế độ ăn: Tuy gà ăn ít đi vào thời gian này nhưng người nuôi vẫn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Vì thiếu chất sẽ khiến sức khỏe của gà bị giảm sút, lông mọc kém đều, không mượt.
- Không cho gà tham “chiến”: Bổ sung thêm rau xanh, không cần quá nhiều protein và nên giảm khẩu phần hạt đi ⅓. Tuy có phần yếu hơn nhưng gà rất dễ tăng cân (nhiều mỡ) trong lúc thay lông. Anh chị em nuôi gà nên cân nhắc cho ăn hợp lý, vừa đủ chất nhưng không bị nhiều mỡ. Đặc biệt không được cho gà tham chiến lúc này
- Không tắm cho gà thường xuyên: Khi rụng lông, đề kháng yếu sẽ khiến gà rất dễ bị lạnh, tạo điều kiện sinh bệnh. Hơn nữa, tắm thường xuyên cũng không giúp lông mượt hơn
- Không cho gà đạp mái: Gà sẽ khỏe và cho sản lượng tốt hơn sau khi hoàn tất thay lông. Trong thời gian này, gà trống thì không có sức, gà mái thì ít dinh dưỡng. Trứng đẻ ra không được đủ chất như trứng thường, con non mà nở cũng rất dễ ốm yếu.
Trong quá trình nuôi, hộ gia đình còn phải lưu ý:
- Không ép gà phải thay lông, chỉ can thiệp khi thấy gà đã có biểu hiện “sẵn sàng” thay bộ cánh mới.
- Nói Không với các loại thuốc kích thích thay lông bán tràn lan trên thị trường. Nếu thấy việc rụng và thay mới diễn ra quá chậm, có thể dùng nhưng phải đúng liều lượng. Với gà chọi thì lực chiến sẽ giảm đi, gà nuôi thì không đạt sản lượng cao như mong đợi.
Nhìn chung, ai nuôi gà cũng sẽ chứng kiến được khoảng thời gian mà gà thay lông. Muốn có đàn gà khỏe mạnh, lông mượt, bóng đẹp thì chớ bỏ qua những thông tin trên. Tuy là những điều tưởng như đơn giản nhưng lại khiến khá nhiều hộ mắc lỗi đấy nhé!
Nguồn: thietbibepviet.vn