Túi thai được hiểu như một túi có chứa em bé bên trong có tác dụng nuôi dưỡng và bao bọc thai nhi từ khi còn là phôi trong suốt 9 tháng 10 ngày đến lúc chào đời. Vậy túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai, không phải mẹ bỉm nào cũng biết rõ, theo dõi ngay qua bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé!
Quá trình hình thành phôi thai như thế nào?
Khi quan hệ, sẽ có khoảng mấy trăm triệu tinh trùng mỗi lần xuất tinh vào âm đạo trước cổ tử cung được lấp đầy bởi các chất nhầy đặc. Có sự tác động của estradiol được sinh ra từ nang trứng, chất nhầy sẽ loãng hơn vào giai đoạn trước khi rụng trứng, lúc này nếu quan hệ tinh trùng nhanh và mạnh nhất sẽ di chuyển qua, còn lại nằm trong vùng cổ tử cung và túi cùng âm đạo.
Tiếp theo sẽ có khoảng vài triệu tinh trùng được tiếp xúc gần với noãn trong 1 thời gian đủ lâu (tinh trùng sống được 1 tuần và noãn sống được 2 ngày sau khi rụng), lúc này khi tinh trùng xâm nhập được vào bên trong noãn, phá vỡ lớp màng trong suốt sẽ làm đuôi tinh trùng bị giữ lại bên ngoài màng, lúc này vỏ noãn sẽ đóng lại và không cho tinh trùng nào lọt vào nữa.
Sau khi bên trong noãn có sự xuất hiện của hai tiền nhân đực và cái, chúng sẽ tự động xích lại gần hơn và hòa thành 1, tháo bỏ hoàn toàn màng bọc nhân ban đầu và tạo thành hợp tử (phôi thai). Kết quả là một tế bào mới được hình thành để phát triển thành thai.
Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh, sẽ là nam khi mang nhiễm sắc thể giới tính Y, ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thì sẽ phát triển thành thai gái.
Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa sản thì thường trung bình sau 6 tuần trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai, lúc này kích thước túi thai ở khoảng 18mm và xuất hiện phôi thai bên trong. Lưu ý sẽ xuất hiện các trường hợp túi thai phát triển bình thường nhưng không tìm thấy phôi thai, được biết đến là hình thức hư thai.
Hơn nữa, do phôi thai xuất hiện sớm nên các mẹ thường chưa cảm nhận được nhịp đập của con, trên thực tế sẽ có trường hợp mẹ test que thử thai 2 vạch và có một số dấu hiệu sớm của người mang thai như chậm kinh, mệt mỏi nhưng bác sĩ vẫn kết luận chưa có phôi thai khiến nhiều mẹ bầu bị mất tinh thần và lo lắng. Nhưng đây là dấu hiệu bình thường, các mẹ chỉ cần nghỉ ngơi và đợi vài ngày nhận tin vui thai về làm tổ.
Quá trình phát triển của phôi thai trong bụng mẹ
Sau khi có phôi thai, vẫn sẽ tiếp tục phát triển bên trong túi thai dưới lớp niêm mạc tử cung, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan và bộ phận của thai nhi. Phôi thai bắt đầu phát triển về hình dáng giống với con người, sau đó não và tủy sống của em bé cũng được phát triển đồng thời và tới khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, tim và hệ thống mạch máu sẽ bắt đầu hình thành đầy đủ hơn.
Khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh thì các bộ phận của em bé đã được hình thành tương đối, tuy chỉ có não và tủy sống vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ đến lúc chào đời. Trong giai đoạn này, các mẹ nên thường xuyên thăm khám và xét nghiệm sàng lọc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Giai đoạn hình thành các cơ quan cũng là lúc thai nhi dễ bị tác động của nhiều tác nhân bên ngoài như thuốc lá, chất kích thích,… Và bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển, do đó các mẹ nên chú ý cẩn trọng trong thời gian này.
Chất dinh dưỡng cần thiết các mẹ bầu nên bổ sung để thai nhi phát triển khỏe mạnh
Giai đoạn hình thành và phát triển phôi thai được xem là thời kỳ quan trọng, do đó các mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn thoải mái, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt bổ sung sắt và axit folic giúp tránh tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Dưới đây là một số thực phẩm có hại các mẹ cần tránh xa để đảm bảo sức khỏe em bé bao gồm:
- Các chất kích thích như café, rượu, bia,…
- Các gia vị cay như ớt, tiêu,... không nên ăn quá nhiều.
- Các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như rau ngót, đu đủ xanh, rau răm,…
- Tránh xa các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm,... sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Bên cạnh việc quan tâm về câu hỏi "Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?" thì các mẹ nên chú trọng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong giai đoạn đầu thai kỳ để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh nhất nhé!
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp