MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Lợi ích sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ
- Hâm sữa mẹ 40 độ trong bao lâu là tốt nhất cho bé?
- Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
- Lưu ý quan trọng khi hâm sữa mẹ
- Câu hỏi thường gặp
Sữa mẹ với vô số lợi ích không thể phủ nhận, luôn được khuyến khích là nguồn thức ăn chính cho bé trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho bé bú trực tiếp. Đó là lúc hâm nóng sữa mẹ trở thành một giải pháp tuyệt vời, giúp ba mẹ linh hoạt hơn trong việc chăm sóc con. Nhưng hâm sữa mẹ sao cho đúng cách, sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu vẫn luôn là thắc mắc của nhiều ba mẹ từ trước đến nay. Vậy hãy để Huggies tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi của bạn thông qua bài viết sau đây!
1. Lợi ích sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ
Để bảo quản sữa mẹ lâu dài, nhiều bậc phụ huynh thường chọn cách làm lạnh sữa ở nhiệt độ thấp. Khi sữa mẹ đông lại, các chất béo có trong sữa hình thành lớp váng dày trên bề mặt. Sau khi rã đông, sữa sẽ trở lại dạng lỏng, nhưng để hòa tan chất béo tốt hơn và giúp việc cho bé bú diễn ra thuận lợi, lúc này ba mẹ cần phải hâm nóng lại sữa.
Theo khuyến nghị của Viện Y tế Quốc gia - Hoa Kỳ, Mỹ, 40 độ C là mức nhiệt độ lý tưởng để hâm nóng sữa mẹ. Bởi ở nhiệt độ này, các chất dinh dưỡng trong sữa vẫn được bảo toàn và không bị ảnh hưởng do sức nóng.
Ngoài ra, khi cho bé bú trực tiếp, nhiệt độ của sữa nên gần giống với nhiệt độ cơ thể mẹ. Vì vậy, mức nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là phù hợp nhất để hâm nóng sữa cho bé. Sữa ở nhiệt độ này giúp bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cảm nhận được hương vị thơm ngon của sữa mẹ.
Ở 40 độ C các chất dinh dưỡng trong sữa vẫn được bảo toàn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Mẹ cho con bú nên ăn gì ảnh hưởng tốt đến sữa mẹ?
- Những thực phẩm lợi mẹ cho con bú nên ăn
2. Hâm sữa mẹ 40 độ trong bao lâu là tốt nhất cho bé?
Sữa lưu trữ ở nhiệt độ phòng thường cần khoảng 3 đến 5 phút để hâm nóng. Sữa giữ trong ngăn mát của tủ lạnh cần khoảng 6 đến 8 phút và nếu sữa được bảo quản trong ngăn đá, thời gian hâm nóng cần mất khoảng 10 phút.
Sữa lưu trữ ở nhiệt độ phòng thường cần khoảng 3 đến 5 phút để hâm nóng (Nguồn: Sưu tầm)
Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hâm sữa mẹ, cụ thể là:
- Lượng sữa: Thời gian hâm nóng sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng sữa. Lượng sữa lớn hơn sẽ cần nhiều thời gian để hâm hơn. Chẳng hạn, hâm sữa bằng nước ấm cho bịch 200ml cần khoảng 5 - 7 phút, trong khi bịch 400ml cần từ 7 - 10 phút.
- Chất liệu/bình chứa: Bình thủy tinh hâm nóng chậm hơn bình nhựa. Tuy nhiên, bình nhựa có thể giải phóng các chất độc như BPA, BPS và phthalates khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Nhiệt độ ban đầu của sữa: Sữa có nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng được hâm nóng hơn. Ví dụ, sữa mẹ vừa mới hút ra sẽ cần ít thời gian để hâm nóng hơn so với sữa đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
>> Xem thêm: Bảo Quản Sữa Mẹ Cho Con Bú Đúng Cách
3. Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
Không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp vì điều này có thể làm mất đi những thành phần quan trọng, đặc biệt là kháng thể và các chất dinh dưỡng khác trong sữa. Một cách tốt hơn để làm ấm sữa là đặt bình sữa vào nước ấm, đảm bảo rằng nhiệt độ trong bình không vượt quá 40 độ C.
Cách tốt hơn để làm ấm sữa là đặt bình sữa vào nước ấm (Nguồn: Sưu tầm)
Khi phải đông lạnh sữa mẹ để lưu trữ lâu dài, cần phải làm tan sữa một cách cẩn thận nếu muốn đem ra sử dụng. Hãy ngâm bình sữa vào nước nóng để giúp cho sữa tan ra. Sau khi sữa đã tan hoàn toàn, hãy lắc đều bình và kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay người lớn trước khi cho bé bú, nhằm đảm bảo sữa đạt đủ mức an toàn.
Kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay người lớn (Nguồn: Sưu tầm)
Chú ý rằng chỉ nên làm ấm lượng sữa đủ cho mỗi lần bé ăn. Nếu nghi ngờ về tình trạng của sữa, ba mẹ cần phải kiểm tra ngay lập tức. Nếu sữa có dấu hiệu chua hoặc hỏng, không nên cho trẻ bú. Khi sữa mẹ được làm lạnh, lớp béo trong sữa có thể tách ra và hình thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Sau khi hâm sữa, ba mẹ hãy nhớ lắc đều để các chất béo trong sữa được hòa tan trước khi cho con bú.
Chỉ nên làm ấm lượng sữa đủ cho mỗi lần bé ăn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Làm sao để nhiều sữa? Cách kích sữa về nhiều cho con bú
- 6 Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa cho con bú hiệu quả
- Cách cho bé bú sữa mẹ đúng cách
4. Lưu ý quan trọng khi hâm sữa mẹ
Hâm sữa là một giải pháp quen thuộc, tưởng chừng như đơn giản đối với các bà mẹ vừa sinh con. Thế nhưng, vẫn có nhiều mẹ chưa hiểu rõ cách hâm sữa sao cho giữ lại đầy đủ dưỡng chất bên trong. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà các mẹ có thể cân nhắc để hâm sữa đúng cách:
- Kiểm tra chất lượng sữa trước khi đun: Sữa mẹ có thể bị hỏng sau một thời gian dài nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó trước khi tiến hành hâm sữa, hãy xem xét màu sắc, mùi vị và thậm chí mẹ nên thử nếm một chút. Nếu phát hiện sữa có mùi hoặc vị bất thường, hãy vứt ngay và không nên cho bé bú.
- Không hâm quá nóng hoặc hâm sữa đến 70 độ: Hâm sữa ở nhiệt độ quá nóng là không cần thiết vì trẻ chỉ cần sữa ở nhiệt độ khoảng 40 độ hoặc thấp hơn là đủ. Nếu sữa quá nóng, trẻ có nguy cơ bị bỏng khi uống, trong khi để sữa nguội cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và các vi sinh vật phát triển.
- Hâm sữa chỉ một lần duy nhất: Mục đích chính của việc hâm sữa là làm ấm nhằm giúp bé cảm thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, hâm lại quá nhiều lần có thể sẽ khiến sữa giảm đi chất dinh dưỡng, không còn thơm ngon như ban đầu đồng thời gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ, thậm chí dẫn đến đau bụng tiêu chảy.
- Sử dụng ngay trong vòng 1 giờ: Sữa đã hâm nóng nên được sử dụng ngay trong vòng 1 giờ. Nếu để lâu hơn, nó có thể bị nhiễm khuẩn, làm thay đổi hàm lượng vitamin và khoáng chất từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Hâm sữa ở nhiệt độ quá nóng là không cần thiết vì trẻ chỉ cần sữa ở nhiệt độ khoảng 40 độ hoặc thấp hơn là đủ (Nguồn: Sưu tầm)
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?
Sữa mẹ ủ trong máy hâm được khuyến cáo sử dụng ngay. Mặt khác, thời gian tối đa để sữa mẹ ủ trong máy hâm là khoảng 1 giờ. Nếu mẹ thắc mắc sữa mẹ ủ trong máy hâm 2 tiếng có được không, thì câu trả lời là không nên, vì để sữa lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại đến sức khỏe của bé.
5.2. Sữa mẹ để ngăn mát, lấy ra ngoài được bao lâu?
Sữa mẹ để ngăn mát thường bảo quản được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng, mẹ chỉ nên sử dụng sữa trong thời gian này và kiểm tra kỹ trước khi cho bé uống.
5.3. Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu?
Sữa mẹ hút ra có thể để ở nhiệt độ phòng (25-30 độ C) trong khoảng 1 giờ. Nếu để ở nhiệt độ thấp hơn (dưới 26 độ C), thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 6 giờ và trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ, nhưng không nên để quá lâu nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
>> Xem thêm: Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Cách bảo quản và lưu ý khi vắt sữa
5.4. Sữa công thức ủ trong máy hâm được bao lâu?
Sữa công thức ủ trong máy hâm có thể sử dụng trong khoảng 4 đến 5 tiếng. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé bú ngay sau khi hâm để đảm bảo an toàn và chất lượng dinh dưỡng.
5.5. Sữa mẹ hâm nóng rồi để tủ lạnh được không?
Sữa mẹ sau khi đã trải qua quá trình rã đông và hâm nóng chỉ có thể sử dụng tối đa trong 24 tiếng. Sau khoảng thời gian này, ba mẹ bắt buộc phải bỏ nó đi đồng thời cũng không tận dụng lượng sữa thừa này để làm sữa chua từ sữa mẹ.
>> Xem thêm:
- 4 “tín hiệu” giúp mẹ nhận biết con đã bú no nê
- Khi nào nên cai sữa cho bé là thời điểm tốt nhất?
- Mách mẹ cách cai sữa cho bé nhanh chóng mà hiệu quả
Việc bảo quản và hâm nóng sữa mẹ đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc duy trì giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho bé yêu. Hy vọng rằng, Thông qua bài viết này, Huggies đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về việc sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu, giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Cha mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Chăm sóc bé hoặc nếu còn thắc mắc, cha mẹ có thể đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.