Việc bảo quản cây mía luôn tươi ngon sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng ly nước mía sau khi ép. Do đó, rất nhiều đơn vị kinh doanh tìm cách bảo quản cây mía đã cạo vỏ để đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Dưới đây là các biện pháp giúp chúng ta bảo quản cây mía sau khi đã cạo vỏ tốt nhất để bạn đọc tham khảo.
Hướng dẫn cách bảo quản cây mía đã cạo vỏ
Khi cây mía đã lỡ cạo vỏ nhưng chưa bán hết thì chủ quán cần biết cách bảo quản để đảm bảo chất lượng như ban đầu. Dưới đâu là các cách bảo quản cây mía cạo vỏ cho từng trường hợp.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn
Đối với các đơn vị sản xuất nước mía quy mô lớn có cách bảo quản các cây mía đã cạo vỏ như sau:
- Chọn lựa các cây mía đảm bảo tiêu chuẩn về độ tươi, không sâu mọt, thân thẳng, không vết nứt.
- Sau đó, tiến hành róc sạch vỏ mía, tiệt trùng mía bằng nước chứa 0,1-1% dung dịch amoni. Nhờ đó có thể loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đất bám dính trên cây mía.
- Tiếp theo, thực hiện rửa mía bằng dung dịch chứa Clo để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.
- Bạn cho thêm 100- 500mg axit ascorbic/100l dung dịch để cây mía không đổi màu.
Đối với các cơ sở sản xuất nước mía nhỏ
Cách bảo quản cây mía đã cạo vỏ đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như sau:
- Mía đã cạo vỏ chúng ta cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh.
- Lưu ý không nên để cây mía đã cạo vỏ quá lâu, tốt nhất nên ép mía sau 1 giờ đồng hồ.
- Ngoài ra, chúng ta không nên cạo vỏ cây mía quá kỹ và sâu quá khiến cho đầu mía bị mốc.
- Bảo quản cây mía đã cạo vỏ ở nơi có độ ẩm tốt hoặc bỏ vào thùng đá.
- Tránh để cây mía ở nơi có ánh nắng mặt trời tiếp xúc nhằm ngăn chặn hiện tượng mía khô và mất nước.
- Bạn cũng có thể bỏ mía vào những dụng cụ kín và để trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập hay bám mùi bởi các loại thực phẩm khác.
- Bảo quản cây mía trong tủ lạnh chỉ tối đa 1 buổi để tránh bị mất chất dinh dưỡng.
Lợi ích khi áp dụng phương pháp bảo quản cây mía đã cạo vỏ
Việc bảo quản cây mía sau khi cạo vỏ đúng cách sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho chúng ta như sau:
- Bảo quản mía đã cạo vỏ sẽ giúp đơn vị kinh doanh tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước mía.
- Ngoài ra, việc sử dụng mía đã bảo quản để ép giúp chủ quán iết kiệm thời gian đi lại khi đông khách. Nhờ đó không gây ảnh hưởng đến doanh thu của quán khi bán hàng.
- Biết cách bảo quản cây mía cạo vỏ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối ưu chi phí tốt nhất. Nhà bán hàng sẽ loại bỏ được các chi phí tiêu hao do hư hỏng mía gây nên. Nhờ đó mà lợi nhuận bán hàng được đảm bảo, đem lại công ăn việc làm cho nhiều người.
Ảnh hưởng khi cây mía cạo vỏ không được bảo quản đúng cách
Việc bảo quản cây mía đã cạo vỏ nếu không đúng cách sẽ gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng cho người kinh doanh. Cụ thể khi bảo quản sai cách khiến cây mía bị đỏ, hư hỏng. Nước mía sau khi ép có màu đen, có vị chua. Ly nước mía đã bị nhiễm khuẩn gây các bệnh lý như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,…
Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân. Bên cạnh đó còn gây mất uy tín, mất lượng khách hàng lâu năm do chất lượng nước mía kém.
Bài viết chia sẻ các cách bảo quản cây mía đã cạo vỏ hiệu quả và đơn giản nhất. Việc bảo quản cây mía đúng cách là vô cùng quan trọng và hữu ích cho người kinh doanh. Nếu quý khách có nhu cầu chọn mua máy ép nước mía, hãy liên hệ với Sài Gòn Phú Thịnh theo hotline 0978 827 289 để được tư vấn.