Hồng tú cầu là một loài hoa đẹp, nhưng lại không được nhiều người biết đến. Chắc hẳn, trong chúng ta có rất nhiều người mới lần đầu tiên nghe đến cái tên của loài hoa này. Hoa hồng tú cầu được du nhập về Việt Nam không lâu và không được sử dụng phổ biến vì ý nghĩa mà chúng đang sở hữu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Floli tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và các thông điệp liên quan đến hoa hồng tú cầu.
Nguồn gốc của hoa hồng tú cầu
Tên khoa học của hoa hồng tú cầu là Scadoxus multiflorus. Loài hoa này có nguồn gốc từ các quốc gia châu Phi - nơi có khí hậu nắng nóng và khắc nghiệt nhất thế giới. Chính vì xuất xứ như vậy nên hoa hồng tú cầu có sức sống mãnh liệt, phù hợp với khí hậu nóng và không ưa môi trường lạnh.
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia ở châu Á, hồng tú cầu được gọi với nhiều cái tên khác như: huyết hoa, hoa quốc khánh, hoa pháo bông,… Những tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng, đặc điểm hình thái của hoa. Hoa hồng tú cầu khi nở có màu đỏ đặc trưng, hoa dạng kép, mọc thành chùm,… rất giống pháo hoa ngày Tết.
Hiện nay, cây hoa hồng tú cầu tự sản sinh với nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó, một số loài hoa có chứa độc dược nguy hiểm. Độc tố trong cây hoa được dùng để làm chất độc trên mũi tên, móc câu đánh bắt cá hoặc sử dụng trong nghiên cứu y học cổ truyền.
Đặc điểm của hoa hồng tú cầu
Như đã thông tin, hồng tú cầu là một loài hoa đẹp và có đặc điểm hình thái như sau:
- Cây hoa mọc lên từ hệ củ nằm dưới mặt đất. Mỗi năm, cây nở hoa 1 lần.
- Hoa hồng tú cầu là một loài cây thân thảo, thân cây khá mềm và xốp.
- Cây mọc theo bụi, mỗi bụi sẽ có nhiều nhánh hoa và trên mỗi nhánh sẽ mọc 1 bông hoa duy nhất.
- Nhánh cây mọc dài từ 12 - 17cm, có màu xanh đặc trưng. Phần nhánh thân khá mềm và dễ gãy.
- Nhánh cây già sẽ trở nên cứng cáp và có đường kính lên tới 25mm.
Cây hồng tú cầu là một cây thường xanh, sống lâu năm. Mỗi năm, loài cây này mọc ra từ 9 - 10 chiếc lá mới. - Lá cây có màu xanh đậm, giống màu của nhánh cây. Lá cây có hình lưỡi mác, phình to ở giữa và thon nhọn dần về phần đầu.
- Ở giữa lá có một gân chính, dạng nổi. Các gân lá phụ mọc từ cuống lá và kéo dài đến phần chóp lá.
- Bề mặt lá cây trơn láng, không thấm nước. Viền lá có hình dạng uốn lượn, không đồng đều.
- Khi nở, hoa hồng tú cầu có màu đỏ đặc trưng, rất nổi bật.
- Hồng tú cầu thuộc dạng hoa kép, dạng chùm với nhiều bông hoa nhỏ kết lại với nhau.
- Một bông hoa hồng tú cầu thực chất là sự hình thành của khoảng 200 bông hoa nhỏ.
- Hoa có hình cầu đặc trưng, trên mỗi đóa hoa nhỏ có phần nhụy vàng bắt mắt.
- Thời vụ của hoa hồng tú cầu từ tháng 4 đến tháng 8. Hoa có độ tươi lâu bền, kéo dài từ 5 - 10 ngày.
Ý nghĩa của cây hoa hồng tú cầu
Sở hữu vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng, nhưng theo một số chuyên gia phong thủy thì hoa hồng tú cầu không đem lại may mắn và tài lộc. Ở một số vùng miền, đây là loài thực vật rất nguy hiểm, không được sử dụng làm quà tặng hay trưng bày trong nhà.
Như đã đề cập, hoa hồng tú cầu được thu nhập về Việt Nam cách đây không lâu và không được ưa chuộng. Bởi loài cây này mang trong mình độc tố, đem đến vận xui và sự tang thương cho gia đình.
Tuy nhiên, với màu sắc tươi sáng và rực rỡ, có nhiều ý kiến lại cho rằng loài hoa này tượng trưng cho sự tái sinh, mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống hằng ngày. Để thu hút vượng khí và sự hưng thịnh đến gia đình chúng ta cần chú ý đặt hoa ở những vị trí phù hợp với phong thủy.
Cách trồng cây hoa hồng tú cầu
Dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết về cách trồng hoa hồng tú cầu:
Đất trồng hoa:
Đất trồng hoa nên là loại đất mùn, tơi xốp, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Để cây hoa phát triển tốt và đồng đều, các bạn nên bổ sung dưỡng chất cho đất bằng cách bón phân theo tỉ lệ 3 đất : 1 phân : 2 xơ dừa. Sau đó, ủ hỗn hợp này trong vòng 2 tuần trước khi tiến hành trồng cây.
Điều kiện nhiệt độ:
Hoa hồng tú cầu có nguồn gốc từ các quốc gia châu Phi, Nam Phi, bán đảo Ả Rập Saudi, Yemen, Oman,… nên ưa khí hậu nắng nóng. Tuy nhiên, không nên để cây hoa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể khiến cây bị cháy táp lá và héo úa.
Hoa hồng tú cầu không chịu được khí hậu lạnh, nên vào mùa đông, chúng sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông. Khi nhiệt độ xuống dưới 10°C, cây sẽ bị chết. Do đó, khi trồng hoa ngoài trời, chúng ta cần che chắn, giăng bạt để đề phòng nhiệt độ xuống thấp, sương giá, gió lạnh,…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa
Trồng cây đúng kỹ thuật sẽ giúp hoa hồng tú cầu phát triển tốt, đẹp và đồng đều. Dưới đây là phương pháp trồng và chăm sóc hoa:
1. Trồng hoa
Cây hoa hồng tú cầu mọc lên từ củ. Do đó, chúng ta cần lựa chọn loại chậu phù hợp với số lượng củ giống cần trồng. Hãy đảm bảo rằng, độ rộng miệng chậu từ 20 cm cho 1 củ giống và từ 30 - 40 cm cho 2 củ giống.
Đổ giá thể đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu. Sau đó, đặt củ giống đã làm sạch rễ vào chính giữa chậu đất. Tiếp tục đổ giá thể vào chậu đến 2/3 thân củ giống, chú ý, không đổ đất lấp ngọn cây.
Sau khi đã trồng củ giống vào chậu, các bạn nên tưới nước để bổ sung độ ẩm cho cây, giúp cây nhanh phát triển và nảy mầm. Bên cạnh đó, đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời sẽ giúp cây có điều kiện sinh trưởng tươi tốt.
2. Cách chăm sóc
Chế độ tưới nước là một bước rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây hoa hồng tú cầu. Vào mỗi giai đoạn, chúng ta cần tưới với một lượng nước vừa đủ, để giúp cây phát triển tốt và tránh bị úng nước.
Vào thời kỳ ngủ đông, các bạn chỉ nên tưới nước 1 tuần/ 1 lần. Vì đây là giai đoạn mà cây hoa đang trong trạng thái úa tàn và rụng lá. Việc tưới nước chỉ nhằm mục đích nuôi dưỡng củ, giúp cây sống qua mùa đông lạnh giá.
Giai đoạn cây nảy mầm và phát triển, nhu cầu từ nước tăng cao. Vì vậy, các bạn nên tưới nước mỗi ngày 1 lần, để bổ sung đầy đủ độ ẩm cần thiết. Bên cạnh đó, nên tưới vào sáng sớm sẽ giúp cây hấp thụ nước một cách tốt hơn. Chú ý tưới nước với một lượng vừa đủ làm ướt bề mặt đất, để tránh gây úng nước và làm thối củ.
Giải đáp câu hỏi về hoa hồng tú cầu
Dưới đây, Floli sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hoa hồng tú cầu:
1. Hoa hồng tú cầu có đem lại may mắn không?
Hồng tú cầu sở hữu vẻ đẹp nổi bật với màu đỏ đặc trưng và rực rỡ. Loài hoa này chỉ nở một lần duy nhất trong năm, vào giai đoạn từ cuối mùa hè đến đầu mùa thu. Với hình dáng xinh đẹp tuyệt vời, hoa hồng tú cầu là loài hoa được rất nhiều người yêu thích, nhưng lại không được sử dụng để trưng bày trong nhà vì không hợp phong thủy.
Trong dân gian, hoa hồng tú cầu được xem là loài hoa đem đến vận xui cho gia đình. Khiến cho công việc làm ăn trở nên khó khăn, gặp nhiều trục trặc, các mối quan hệ lục đục, dễ bị đổ vỡ. Với những người già thì gặp nhiều bệnh tật, sức khỏe yếu, trẻ em hay quấy khóc và ốm vặt,…
Ở khía cạnh tâm linh, khi trưng bày hài hồng tú cầu trong nhà sẽ khiến những người bị yếu bóng vía hay bị mộng du, gặp ác mộng hoặc bị bóng đè. Bởi vậy mà ở nhiều vùng miền, người ta thường rất kiêng kỵ trồng loại hoa này, để tránh đem đến những điều xui rủi, không mong muốn.
2. Ý nghĩa của hoa hồng tú cầu trong phong thủy là gì?
Theo một số chuyên gia phong thủy, hoa hồng tú cầu mang ý nghĩa về sự tang thương, bởi vì loài hoa này có chứa độc tố rất nguy hiểm. Ở góc độ khác, nhiều người lại cho rằng hồng tú cầu đem đến sự đổi mới, tươi sáng và vận may cho gia đình.
Hồng tú cầu sở hữu vẻ đẹp nổi bật với màu sắc tươi sáng và rực rỡ, đem lại nguồn năng lượng tích cực, khiến những ai chiêm ngưỡng đều cảm thấy ấn tượng và bị thu hút. Không những thế, loài hoa này còn có khả năng chữa bệnh. Trong củ của loài cây hồng tú cầu chứa hợp chất montanin và natalensin, có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chiết xuất của cây hoa còn được dùng để điều trị các bệnh lý như: phong, cảm sốt, ho hen, làm lành vết thương,…
3. Làm thế nào để cây nở nhiều hoa?
Để cây hoa nở nhiều bông, các bạn nên tỉa bớt cành lá để cây mang dưỡng chất nuôi hoa. Nên tỉa lá gốc, cành vóng, cành tăm,… để không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây. Bên cạnh đó, trong giai đoạn cây hoa phát triển và chuẩn bị ra bông, bạn nên dừng bón phân đạm và kali sẽ thúc cây ra hoa đều và đẹp.
4. Kỹ thuật bao hoa như thế nào?
Trong điều kiện thuận lợi, cây hoa hồng tú cầu có khả năng tự sản sinh ra những đóa hoa đẹp và đồng đều. Tuy nhiên, trong môi trường sống bất lợi về mặt thời tiết, khí hậu,… chất lượng của những bông hoa không được đảm bảo. Do đó, các bạn nên bao hoa để giúp hoa nở đẹp hơn và ít bị tác động của môi trường.
Để thực hiện, các bạn dùng giấy khô quấn xung chóp hoa khi hoa sắp nở. Chú ý quấn kín thành để côn trùng không thể xâm nhập, cũng như hạn chế tác động của các yếu tố thời tiết bất lợi như: mưa, nắng, gió bão,… Trong thời kỳ cây nở hoa, bạn nhẹ nhàng tháo giấy quấn ra sẽ giúp hoa nở bung rất đẹp mắt.
5. Cách nhân giống hoa hồng tú cầu thế nào?
Hoa hồng tú cầu được nhân giống bằng 2 cách, bao gồm: nhân giống từ hạt và nhân giống từ củ. Dưới đây là thông tin về 2 phương pháp này:
- Phương pháp nhân giống từ hạt: Thu hạt giống của cây hoa hồng tú cầu khi nhận thấy hạt đã chín và bề mặt vỏ nhăn lại. Sau đó, các bạn cần loại bỏ phần thịt quả bằng cách xà xát hạt vào nhau hoặc dùng tay bóc lớp vỏ của hạt. Tiếp tục, các bạn chuẩn bị giá thể để trồng hạt giống. Vùi hạt vào đất một cách nhẹ nhàng, không vùi đất lấp kín hạt và để đầu hạt nhô lên mặt đất hoặc ngang bằng với bề mặt đất.
- Phương pháp nhân giống từ củ: Sau khi đã thu hoạch hoa hồng tú cầu hoặc vào giai đoạn hết mùa hoa, các bạn tiến hành đào phần đất gốc để lấy củ giống. Tiếp tục tách củ con từ củ mẹ. Đồng thời, loại bỏ sạch sẽ phần rễ thừa trên củ giống. Sau đó, chuẩn bị giá thể để trồng củ giống. Các bạn tạo một lỗ trên giá thể có kích thước lớn gấp đôi củ giống. Đặt củ giống vào lỗ vừa đào và đổ đất lấp 2/3 thân củ. Phương pháp này có tỷ lệ nảy mầm cao và giúp cây phát triển tốt, ổn định nên được nhiều người lựa chọn.
Kết luận: Như vậy, hoa hồng tú cầu là một loài hoa đẹp và không quá nguy hiểm như nhiều người đã từng nghĩ. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý trong là hoa này có chứa các chất độc như: lycorin, coccinin, menthin, montanin, tazettin,… Nếu để lâu trong nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.