Nhiều người thắc mắc rằng khóc khi đeo lens có sao không? Nhiều phụ nữ dùng lens vì không muốn đeo kính hoặc đơn giản là muốn tăng thêm sức hút cho đôi mắt. Thế nhưng, vấn đề mà ai cũng băn khoăn là đeo lens khóc có sao không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và biết một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng.
Khóc khi đeo lens có sao không?
Nước mắt rất quan trọng cho đôi mắt. Nó giúp giữ ẩm và đồng thời hỗ trợ bạn đeo lens thoải mái hơn. Có 2 loại nước mắt
- Nước mắt nền là nước mắt giúp bôi trơn và bảo vệ mắt trước bụi bẩn.
- Trong khi nước mắt phản xạ giúp rửa sạch chất kích thích và nước mắt cảm xúc đáp lại những cảm xúc niềm vui, nỗi buồn.
Các enzym, lipid và chất nhầy được tìm thấy trong nước mắt có thể để lại cặn khiến bạn bị mờ tầm nhìn và kích ứng mắt.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn không được khóc khi đeo lens. Nước mắt có tác dụng giữ ẩm cho lens, tránh tình trạng mỏi mắt và khô mắt. Bạn vô tình khóc khi đeo lens cũng sẽ không làm nhăn kính áp tròng, trừ khi bạn dụi mắt. Việc chà xát kính áp tròng không chỉ gây đau mắt, mà còn khiến mắt bị kích ứng và chảy nhiều nước mắt hơn.
Khi khóc, bạn sẽ thấy rằng lens có thể di chuyển lệch một chút nhưng không đáng kể. Nếu bạn khóc nhiều khiến nước mắt tiết ra nhiều, tốt nhất là bạn không nên dùng tay tác động dụi mắt để tránh làm lens lệch nhiều hơn và dễ bị rách.
Khóc xong đeo lens được không?
Trước nỗi băn khoăn khóc khi đeo lens có sao không, nhiều chị em đã chờ ngừng khóc hẳn mới đeo lens. Như đã lý giải ở trên, dù khóc không ảnh hưởng nhiều đến lens những những chất nhầy và bụi bẩn trong nước mắt có thể đi vào kính áp tròng và khiến nó bị mờ. Bởi vậy, nếu có thể, hãy tháo lens ra, đợi khi mắt bớt sưng đỏ mới đeo trở lại để hạn chế tối đa nguy cơ gây hại cho mắt và cả kính áp tròng.
Nếu bạn chỉ khóc một chút, bạn có thể tiếp tục đeo lens vì chút nước mắt đó chỉ đem lại tác dụng giữ ẩm cho mắt và lens mà không khiến lens bị mờ. Hãy lưu ý rằng không nên đeo lens trong lúc bạn vừa khóc quá nhiều - khi mà mắt đã sưng và đỏ lên. Bởi lẽ, lens có thể gây ra viêm giác mạc, xước giác mạc.
Mẹo làm sạch lens sau khi khóc
Biết được đeo kính áp tròng khóc có sao không, bạn hãy bắt tay vào làm sạch lens để loại bỏ bụi bẩn và giúp kính áp tròng đảm bảo vệ sinh. Tham khảo các bước sau:
- Dùng xà phòng và rửa tay thật sạch, rồi dùng miếng vải sạch lau khô tay
- Lấy 1 bên kính và làm sạch với dung dịch vệ sinh được khuyên sử dụng
- Từ từ tráng ống kính, chà nhẹ rồi rửa lại lần 2
- Đặt vào hộp sạch và tiếp tục khử trùng bằng dung dịch
- Thực hiện các bước tương tự cho kính áp tròng còn lại rồi ngâm cả hai trong thời gian cần thiết để hoàn tất quá trình vệ sinh
Những điều cần lưu ý khi đeo kính áp tròng
Hiểu rõ khóc khi đeo lens có sao không là một điều cần thiết để bảo vệ mắt và lens tốt hơn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây khi sử dụng lens.
Vệ sinh lens
Vệ sinh lens là một việc làm rất quan trọng để bảo vệ nó trước nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh lens thường xuyên và đúng cách, lens rất dễ bị hỏng, và có thể mang theo khuẩn cho mắt bạn.
Mắt có nguy cơ tổn thương rất cao khi đeo lens chưa được vệ sinh. Nhiều chị em đã quên mất việc vệ sinh lens và hậu quả ảnh hưởng không nhỏ đối với mắt. Khi vệ sinh lens, hãy nhớ rửa tay thật sạch và chú ý cả móng tay - nơi có rất nhiều vi khuẩn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không để lens tiếp xúc với nước mưa hay nước máy… để tránh bị nhiễm khuẩn.
Trang điểm và đeo lens
Bên cạnh vấn đề đeo lens khóc có sao không, việc đeo len khi makeup cũng rất được quan tâm. Nhiều người có thói quen trang điểm xong mới đeo lens. Nhưng thật sự đây là điều hoàn toàn không nên.
Nguyên do là lens sẽ dễ bị dính phấn mắt hay mascara và có thể khiến mắt bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, khi đeo lens, tay bạn sẽ dễ làm lem lớp makeup hoặc vô tình khiến bạn chảy nước mắt sẽ làm nhòe lớp phấn. Bởi vậy, bạn nên đeo lens trước khi makeup sẽ là giải pháp tối ưu hơn.
Chú ý thời hạn sử dụng dung dịch bảo quản và thuốc nhỏ mắt
Việc sử dụng dung dịch bảo quản kính và thuốc nhỏ mắt có thể gây ra những tác hại không nhỏ. Khi hết hạn sử dụng, dung dịch bảo quản kính sẽ gây tác dụng ngược, có thể là nơi sinh mầm bệnh. Bởi vậy, bạn nên thay đúng hạn để tiệt trùng cho kính áp tròng hiệu quả.
Đối với nước nhỏ mắt cũng vậy, bạn nên dùng nước nhỏ mắt vẫn còn hạn để đảm bảo cấp ẩm cho mắt một cách an toàn.
Một lưu ý khác là tuyệt đối không nên dùng nước muối hoặc nước rửa tự pha chế để thay cho dung dịch bảo quản kính. Nếu làm như vậy, kính áp tròng có thể khiến mắt bạn bị ngứa và cộm.
Không đeo lens chung
Bạn có thể nghĩ do không đeo được kính áp tròng lâu, nên dùng chung với người khác cho tiết kiệm. Tuy nhiên, đây là điều tuyệt đối không nên làm. Bạn không nên dùng kính áp tròng của người khác và cũng không nên cho ai mượn lens của mình.
Bởi lẽ, khi dùng chung, bạn không thể biết kính đã sạch 100% chưa, và có thể gặp một số bệnh về mắt vì lây nhiễm qua dùng chung lens.
Đeo kính bảo vệ khi đeo lens ngoài đường bụi
Khi phải đi ra đường, hãy nhớ đeo kính bảo vệ mắt nếu bạn đang đeo lens. Đường luôn có rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Bởi vậy, việc bảo vệ mắt cũng như cách bạn bảo vệ lens để tránh nguy cơ xước lens.
Không nên đeo lens quá lâu
Nếu đeo kính áp tròng quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng mờ mắt. Bởi kính áp tròng sẽ ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy giác mạc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Thời gian đeo kính áp tròng tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng mắt và môi trường sống của mỗi người.
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chỉ nên đeo kính trong khoảng 3 - 4 tiếng.
Ngoài ra không đeo lens khi đi ngủ.
Với các thông tin về khóc khi đeo lens có sao không, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về nước mắt có thể ảnh hưởng đến lens như thế nào. Ngoài ra, đừng quên những lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng để bảo vệ lens và mắt tốt nhất.