Lễ bỏ rượu là gì cần những gì miền Nam khác gì miền Trung

Trong các thủ tục của đám cưới truyền thống ở Việt Nam chúng ta có lễ bỏ rượu. Rất nhiều người không biết lễ bỏ rượu là gì, cần những gì, và lễ này ở miền Nam có khác gì miền Trung hay không. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!

Tìm hiểu về lễ bỏ rượu?

Lễ bỏ rượu là gì?

Nếu gọi là lễ bỏ rượu chắc hẳn nhiều người cảm thấy khá lạ lẫm, nhưng đây lại là một nghi lễ khá quen thuộc trong các cuộc hôn nhân với tên gọi là lễ dạm ngõ.

le-bo-ruou-la-gi
Lễ bỏ rượu là gì, cần những gì, miền Nam khác gì miền Trung?

Tại sao có tên lễ bỏ rượu thay vì gọi là đám nói, hay lễ dạm ngõ như mọi người vẫn quen gọi? Điều này xuất phát từ sự khác nhau về tên gọi giữa các miền. Ở miền Bắc gọi là dạm ngõ thì miền Trung lại gọi là đám nói, là đi nói vợ cho con trai. Trong khi đó ở miền Nam lại quen gọi là lễ bỏ rượu.

Như vậy thì lễ bỏ rượu đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa đúng không nào? Cho dù là theo cách gọi nào thì đây cũng là một lễ cần thiết trong các cuộc hôn nhân, và về ý nghĩa hay hình thức thì đều giống nhau cả.

Đây là nghi lễ đầu tiên và là một trong 3 nghi lễ quan trọng trong quá trình đám cưới truyền thống của Việt Nam mà các cặp đôi sẽ trải qua. Thông thường sẽ có theo thứ tự là lễ dạm ngõ (lễ bỏ rượu, đám nói), lễ ăn hỏi (còn gọi là đính hôn), lễ rước dâu, là đám cưới chính thức.

Lễ bỏ rượu là nghi thức đầu tiên, được coi là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên gia đình để hai bên cha mẹ tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện của nhau cũng như có cuộc trò chuyện thân mật ban đầu tạo điều kiện cho đôi trẻ tiến tới hôn nhân. Đây cũng được xem là lễ chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân của hai con trẻ. Cha mẹ, hoặc đại diện của người con trai đến nhà gái đặt vấn đề cho đôi trai gái chính thức được tìm hiểu, qua lại với nhau trước khi quyết định hôn nhân.

Trong buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai gia đình này, không cần nhiều người có mặt mà chỉ cần cha mẹ hai bên cùng với đôi bạn trẻ là được rồi. Đúng kiểu gặp mặt thân mật làm quen nhau.

Lễ bỏ rượu có cần thiết không?

Lễ bỏ rượu (dạm ngõ) bắt đầu cho một mối quan hệ yêu đương nghiêm túc trước khi tiến đến hôn nhân của hai người yêu nhau. Nếu xét về bản chất thì đây chỉ là một ứng xử văn hóa, một cuộc gặp gỡ, gặp mặt nhau để trò chuyện, để biết rõ về nhau hơn. Trông thì khá đơn giản, không quan trọng nhưng thật ra lại rất cần thiết. Nếu bỏ qua lễ nầy mà tiến hành lễ ăn hỏi luôn thì quả thật sẽ khiến cho mọi việc cảm giác đường đột, không có sự khởi đầu, dễ dẫn đến sự lúng túng cho cả hai bên gia đình.

Người ta vẫn thường nói có thể không có lễ ăn hỏi, có thể gộp chung cưới hỏi vào một lễ trong một ngày, nhưng nhất định phải có lễ dạm ngõ. Nói vậy để thấy rằng lễ dạm ngõ là thật sự quan trọng không thể thiếu trong tiến trình hôn nhân. Lễ này chính là sự gặp gỡ ban đầu, và cái gì cũng nên có một sự bắt đầu tốt đẹp.

>>> Xem ngay lễ bỏ trầu cau bao gồm những gì

Lễ bỏ rượu cần những gì?

Lễ dạm ngõ không cần rườm rà về lễ vật, nhưng vẫn phải có những lễ vật cần thiết đúng theo truyền thống cưới hỏi của nước ta, đó là trầu cau và rượu.

Miếng trầu là đầu câu chuyện, những lễ vật xuất hiện trong lễ dạm ngõ rất đơn giản nhưng lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao đời nay. Đó cũng là lý do mà có thể bỏ qua lễ ăn hỏi nhưng không được bỏ qua lễ dạm ngõ.

Ngày nay, lễ vật trong các lễ bỏ rượu có thể linh hoạt hơn, có thể thay đổi một vài món và còn tùy thuộc vào văn hóa vùng miền nữa. Chẳng hạn, ở một số lễ dạm ngõ, nhà trai có mang đến một chiếc bánh kem, hay một ít bánh kẹo, hoa quả. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì phải luôn luôn có các món chính là trầu cau, rượu. Và phải được chọn lựa, trang trí đẹp mắt, đựng trong cơi hoặc tráp có vải phủ màu đỏ để thêm phần trang trọng, lịch sự.

Lễ bỏ rượu ở miền Nam và miền Trung có gì khác nhau?

Nhìn một cách tổng quát thì lễ bỏ rượu ở các miền đều có những nét chung về hình thức, về ý nghĩa. Nhưng nếu xét riêng từng miền vẫn có sự khác nhau như về cách gọi tên hay các món lễ vật cần phải có,…

Vậy, lễ bỏ rượu ở miền Nam và miền Trung có gì khác nhau?

Lễ bỏ rượu ở miền Nam

Lễ bỏ rượu ở miền Nam rất đơn giản, thoải mái. Có một số nơi chỉ cần có khơi trầu, chai rượu là bắt đầu câu chuyện. Bởi vậy mới có cái tên gọi là lễ bỏ rượu.

Bên cạnh đó, lễ này cũng còn có tên gọi là lễ đi nói, đám nói. Đây là dịp gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa cha mẹ hai bên để bàn bạc về chuyện đại sự của con cái họ. Lễ dạm ngõ (bỏ rượu) là nhà trai đến nhà gái cũng là ngầm thông báo họ đã chấp nhận cô gái mà con trai mình đang quen, đang yêu và họ đến đây để đặt vấn đề mong muốn cô gái ấy về làm dâu nhà mình.

Lễ vật trong lễ bỏ rượu ở miền Nam như đã nói là khá đơn giản. Nhà trai chỉ cần chuẩn bị cặp rượu, trầu cau, hộp trà và mâm trái cây. Rượu, trà nên được bọc giấy đỏ. Nếu nhà nào muốn chi tiết hơn thì có thể têm trầu cánh phượng, còn không thì cũng chẳng sao cả. Đặc biệt đối với những gia đình mà nhà trai, nhà gái đều thoải mái, không đặt nặng chuyện lễ vật thì chỉ cần trầu cau và chai rượu là được rồi.

Trong buổi lễ này sẽ có cha mẹ hai bên, đôi trai gái cùng với một số người họ hàng, người có uy tín trong dòng họ đến tham dự, nói chung là ít người. Nội dung chính của cuộc gặp gỡ này là hai bên gia đình nói chuyện, bàn bạc chuyện hôn nhân cưới hỏi sắp tới cho các con của mình.

Theo đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do đến nhà gái và xin phép cho hai con tìm hiểu, xin phép cho cưới. Sau đó nhà trai trao lễ vật, nhà gái tiếp nhận và sắp xếp lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho phép đôi trai gái thắp nhang để được ông bà tổ tiên chứng kiến.

Cuối cùng, mọi người ngồi uống trà và trò chuyện để tìm hiểu hai bên gia đình với nhau.

Lễ bỏ rượu ở miền Trung

Lễ bỏ rượu ở miền Trung cũng được gọi là lễ đi nói. Đây là dịp chính thức để cha mẹ hai bên gặp gỡ, chuyện trò để hợp thức hóa mối quan hệ của các con mình. Tại buổi lễ này chỉ có cha mẹ hai bên và có thể thêm vài người họ hàng thân thuộc, nói chung phạm vi buổi lễ chỉ trong gia đình. Việc chuẩn bị cầu kỳ hay đơn giản tùy theo quan niệm và nề nếp của từng gia đình.

Lễ vật dạm ngõ ở miền Trung rất đơn giản, còn đơn giản hơn ở miền Nam. Nhà trai chỉ cần chuẩn bị khay trầu cau và một chai rượu là đủ để đến đặt vấn đề cho đôi trẻ. Không cầu kỳ trà, bánh, hoa quả như trong lễ vật của người miền Bắc, miền Nam.

Sau khi nhà trai thông báo và thỏa thuận thời gian sẽ đến nhà gái, hai bên gia đình sẽ gặp mặt nhau vào đúng ngày đó. Bên nhà trai gồm chàng trai, cha mẹ của chàng trai và một người đại diện cho dòng họ, thường là người lớn tuổi và được kính trọng. Có thể có người thân trong nhà đi theo nữa. Đại diện nhà gái sẽ có cha mẹ cô gái, một vài người họ hàng và người đại diện cho tộc họ. Nói chung không quy định cụ thể ai sẽ có mặt tỏng lễ nói, tuy nhiên số lượng rất ít trong phạm vi gia đình.

Như vậy, có thể thấy lễ bỏ rượu mặc dù rất đơn giản nhưng lại là lễ quan trọng trong tiến trình hôn nhân của hai người yêu nhau muốn tiến tới cưới hỏi. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết được lễ bỏ rượu là gì, cần những gì, miền Nam khác gì miền Trung rồi chứ?

Tham khảo thêm

  • Sính lễ đám cưới gồm những gì
  • Lại quả cho nhà trai gồm những gì
  • Khám phá lễ đám cưới dân tộc Tày Lạng Sơn
  • Lễ ăn hỏi cô dâu nên mặc áo dài màu gì đẹp nhất
  • Sính lễ đám cưới người Hoa gồm những gì