Bún riêu là món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích. Bún riêu được sử dụng như một bữa ăn sáng, trưa, thậm chí là cả buổi tối. Bún riêu tiện lợi và thơm ngon như vậy, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc một tô bún riêu bao nhiêu calo? Ăn bún riêu có béo không? Cùng tìm hiểu nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong bún riêu? Một tô bún riêu bao nhiêu calo
Trước khi trả lời câu hỏi bún riêu có bao nhiêu calo, chúng ta cùng điểm qua những nguyên liệu chính để làm nên món bún này nhé.
- Bún tươi: Đây là loại thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc. Vì vậy, lượng calo của bún tươi chỉ vào khoảng 100 calo cho 100g bún, tương đương với hàm lượng GI có trong các loại tinh bột chậm.
- Đậu: Với 100g bột đậu rán có chứa khoảng 110 calo, cũng rất thấp nên bạn không phải lo lắng việc tăng cân.
- Gạch cua: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một suất bún riêu cua trung bình chứa khoảng 35g gạch cua, lượng calo vào khoảng 10 - 15 calo.
- Giò và chả: Hai nguyên liệu này đều có nguồn gốc từ thịt lợn, trong một bát bún có khoảng 60g giò và chả, tương đương với 100 - 120 calo.
- Rau: Các loại rau thường ăn với bún gồm cà chua, giá đỗm hoa chuối, xà lách, rau mùi… đều là những loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp.
Vậy một tô bún riêu bao nhiêu calo? Ước tính tổng lượng calo của các nguyên liệu trên, một bát bún riêu có khoảng 465 calo.
Ăn bún riêu có béo không?
Lượng calo trung bình một ngàymỗi người cần khoảng 2000 calo cho các hoạt động thể chất và tinh thần được diễn ra bình thường. Vì vậy, nếu bạn bổ sung vào bữa ăn mức năng lượng của một tô bún riêu và hạn chế các thức ăn khác sẽ giúp ổn định cân nặng và giữ dáng hiệu quả.
Ngược lại, khi bạn thường xuyên ăn bún riêu thì sẽ có khả năng tăng cân, béo phì. Vì trong bún riêu có những nguyên liệu chiên xào, dầu mỡ và cũng có những nguyên liệu chứa nhiều chất đạm, chất béo. Vì vậy, nếu muốn khỏe mạnh và cân đối, bạn nên ăn bún riêu một cách hợp lý và có chế độ luyện tập phù hợp.
Bún riêu có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bún riêu không chỉ thơm ngon mà thành phần của bún gồm nước dùng, bún tươi, đậu rán, gạch cua, chả, giò, các loại rau nên chứa nhiều loại dưỡng chất cải thiện hệ cơ xương, đảm bảo sức khỏe tiêu hóa. Một số tác dụng của bún riêu đối với sức khỏe, cụ thể:
Phát triển cơ bắp
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chất đạm trong bún có tác dụng tốt đối với sự phát triển cơ bắp. Đây là thành phần cấu trúc của khung tế bào và tham gia vào quá trình xây dựng và sửa chữa các cơ. Cung cấp đầy đủ protein sẽ duy trì số lượng và chất lượng của khối cơ.
Chắc khỏe xương
Gạch cua trong bún riêu là nguồn canxi dồi dào, giúp xương chắc khỏe. Khi ăn điều độ, nó có thể giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa loãng xương.
Cân bằng dưỡng chất
Bún riêu cung cấp cho cơ thể năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu. Ngoài ra, bún riêu còn thường được ăn kèm với các loại rau để cân bằng dinh dưỡng và chất xơ trong máu.
Cách làm bún riêu cực ngon tại nhà
Dưới đây là cách làm bún riêu cực đơn giản tại nhà, cụ thể:
Chuẩn bị nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1kg bún tươi;
- 500g cua đồng;
- 100g thịt xay;
- 50g tôm khô;
- 2 quả trứng gà;
- 3 miếng đậu hũ tươi;
- Cà chua, hành tây, ớt, mùi tây, tỏi;
- Các loại rau ăn kèm như: Bắp chuối, mồng tơi, xà lách, giá đỗ;
- Mắm tôm, đường, muối, giấm, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm.
Cách chế biến
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Hành lá và cà chua rửa sạch thái nhỏ.
- Đậu phụ cắt thành miếng nhỏ và chiên cho đến khi vàng.
Bước 2: Làm riêu cua
- Cua rửa sạch, bóc bỏ mai cua rồi lấy gạch để riêng.
- Mai cua đem xay nhuyễn, nếu không có máy xay bạn có thể giã nhuyễn hoặc nhờ người bán ở cửa hàng làm sẵn giúp.
- Cho cua xay vào một tô lớn, thêm nước hòa tan thịt cua, sau đó dùng ray lọc phần thịt, cho vào nồi, bỏ bã.
- Nêm chút muối, hạt nêm và bột ngọt, khuấy đều rồi bắc lên bếp nấu với lửa vừa, đảo nhẹ tay để riêu cua bám đều bề mặt, múc ra tô.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Nước trong nồi đun sôi ở trên, bạn nêm nếm gia vị: 2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 thìa cafe nước mắm và 1/2 thìa cafe ngũ vị hương. Nên cho thêm một ít mắm tôm để nước lẩu đậm đà và tròn vị hơn.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi cho gạch cua vào đảo đều, thêm chút dầu điều cho màu sắc bắt mắt, múc một chút cho vào nồi nước dùng và giữ lại một ít để tạo màu cho chả trứng.
- Cho cà chua vào chảo xào qua, nêm thêm chút gia vị đun đến khi cà chua chín thì tắt bếp rồi cho vào nồi nước dùng, nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 4: Làm riêu trứng
Tôm khô ngâm nước ấm cho nở mềm rồi xay nhuyễn trộn với thịt, trứng, hành tỏi băm nhuyễn và chút hạt nêm. Hỗn hợp này sau đó được đặt trên hơi nước (hoặc trong lò vi sóng). Sau khi chả chín thì cắt nhỏ.
Bước 5: Thành phẩm
Trần bún rồi cho vào tô, mục phần chả trứng, đậu hũ chiên và một ít hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào và thưởng thức. Ăn kèm với rau muống bào và bắp chuối, xà lách cho đúng điệu nhé.
Bài viết này là những giải đáp cho thắc mắc một tô bún riêu bao nhiêu calo? Ăn bún riêu có béo không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng ước lượng hàm lượng calo trong bún riêu và có chế độ ăn vừa đủ để không bị tăng cân nhé!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp