Kem nền và kem che khuyết điểm là 2 món đồ trang điểm quá quen thuộc với các chị em yêu thích makeup. Nên đánh kem nền hay kem che khuyết điểm trước luôn là đề tài tranh luận thu hút nhiều chị em quan tâm khi sử dụng các sản phẩm tạo lớp nền trang điểm cho khuôn mặt. Làm sao để gương mặt của bạn trở nên tự nhiên và thanh thoát dù đánh bao nhiêu lớp nền?
Đọc thêm: Thuốc Corticoid Là Thuốc Gì? Lợi Ích Và Cách Sử Dụng
Kem nền là gì?
Kem nền là gì? Kem nền là một loại mỹ phẩm trang điểm có màu sắc trùng với da, thoa lên khuôn mặt để tạo lớp nền trang điểm, hiệu chỉnh tông màu và nâng tông da. Lớp nền đó tạo cho da mặt độ mịn màng và tươi sáng giúp làn da bạn như “khoác” lên mình một chiếc áo mới. Một số loại kem nền khác còn có thêm chỉ số chống nắng, thành phần dưỡng ẩm, độ che phủ cao che lấp các khuyết điểm. Phân loại theo kết cấu, kem nền chia làm 2 loại: kem nền dạng thỏi và kem nền dạng lỏng.
Một lớp nền hoàn hảo không tì vết là ước mong của rất nhiều cô gái có niềm đam mê bất tận đối với make-up. Ngoài biết cách sử dụng các loại dụng cụ đánh nền, chất lượng kem nền thì thứ tự apply các sản phẩm trang điểm cũng ảnh hưởng không ít đến lớp nền của bạn. Những năm gần đây, xu hướng make-up tự nhiên thịnh hành và được rất nhiều nàng ưa chuộng. Để có lớp nền tự nhiên như mặt nước mùa thu liệu bạn nên đánh kem nền hay kem che khuyết điểm trước?
Xem thêm: Kem nền và kem che khuyết điểm giống hay khác nhau?
Nên đánh kem nền hay kem che khuyết điểm trước?
1. Đánh kem nền sau kem che khuyết điểm
Việc chọn lựa phương pháp đánh kem che khuyết điểm trước kem nền nhằm đạt được hiệu ứng che phủ cao. Với cách sử dụng này, bạn sẽ có hiệu quả che phủ tốt nhưng có thể gây bí da trong trường hợp da đang bị mụn hoặc làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, trong trường hợp da có quá nhiều khuyết điểm và cần phải cover thì nên đánh kem che khuyết điểm trước sau đó apply kem nền. Nếu bạn sở hữu tông da sáng, bắt buộc bạn phải chọn tông màu che khuyết điểm tối hơn tông da của bạn. Vì theo quy tắc tông màu càng tối độ che phủ càng tốt.
2. Đánh kem nền trước kem che khuyết điểm
Đánh kem nền trước rồi mới che khuyết điểm là cách sử dụng phổ biến và được rất nhiều chị em áp dụng dùng vì sẽ giúp cho da dễ thở hơn. Nguyên nhân là do kem nền khi dùng đã có khả năng che bớt một số khuyết điểm nhỏ trên da, vì thế nếu cần che phủ nhiều hơn bạn cần thêm 1 chút concealer. Nếu khuyết điểm là quầng thâm mắt hay vết mụn thâm hằn sâu dưới da thì với cách này khuyết điểm vận hiện mờ mờ trên da của bạn. Tuy nhiên, ưu điểm của cách đánh nền này là hạn chế gây bí da và bít tắc lỗ chân lông hơn là che khuyết điểm rồi mới đánh nền.
Thứ tự các bước make-up
Thứ tự các bước trang điểm cơ bản không chỉ giúp bạn tạo một lớp nền trang điểm hoàn hảo mà còn hạn chế tối đa những vấn đề thường gặp khi trang điểm thường xuyên như: bít tắc lỗ chân lông, mẩn đỏ, sinh mụn,.. Sau khi làm sạch da bằng sữa rửa mặt và nước hoa hồng cân bằng pH, thứ tự các bước make-up cơ bản như sau:
Bước 1: Thoa kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm và giữ cho da bạn không bị khô, giúp lớp nền bền màu và bám vào da lâu hơn, không gặp hiện tượng “cakey” (mốc) vì thiếu ẩm.
Bước 2: Bôi kem chống nắng. Với thời tiết khắc nghiệt mùa hè của miền bắc hay nắng nóng quanh năm của miền nam, bôi kem chống nắng mỗi ngày khi ra đường để chống lại tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da bạn khỏi các gốc tự do là rất quan trọng. Dù bạn có make-up hay không, đừng quên thoa kem chống nắng!
Bước 3: Thoa kem lót (nếu có). Kem lót có tác dụng làm mịn bề mặt da, tạo một lớp base giữa lớp dưỡng và lớp nền phía sau giúp kem nền “ăn” hơn trên da bạn.
Bước 4: Đánh kem nền/cc cream/bb cream/cushion/tension. Tùy vào nhu cầu trang điểm hàng ngày, trang điểm đi tiệc, muốn một lớp nền tự nhiên hay cover hoàn hảo, chúng ta chọn 1 sản phẩm đánh nền khác nhau. Đối với kem nền/cc cream/bb cream có thể tán kem bằng mút hoặc sponge ẩm. Đối với cushion/tension tán kem bằng mút chuyên dụng đi kèm theo sản phẩm. Có thể dùng thêm 1 chút kem che khuyết điểm sau đó để cover những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Bước 5: Đánh phấn phủ. Dùng cọ chuyên dụng lấy một ít phấn phủ sau đó rũ nhẹ cọ để phấn tan đều ra, đánh 1 lớp mỏng phấn phủ lên khắp khuôn mặt, chú ý vùng chữ T (mũi-cằm-trán). Phấn phủ giúp lớp nền của bạn bền màu hơn và kiềm dầu tốt.
Bước 6: Xịt khoáng. Cuối cùng, dùng xịt khoáng hoặc xịt giữ lớp make-up để cung cấp độ ẩm, khóa lớp makeup lại giúp chúng định vị trên khuôn mặt bạn mà không bị trôi hay bong tróc.
Kem nền siêu dưỡng Sublimating Cream
Sublimating Cream thuộc dòng kem dưỡng có nền che phủ nằm trong phân khúc kem dưỡng da của Physiodermie chứ không phải là kem nền thuần như foundation.
- Chiết xuất 3% tảo biển xanh Blue Algae cung cấp rất nhiều khoáng chất cho da, có tác dụng tăng độ đàn hồi da, tái tạo collagen và elastin, chống lão hóa cực mạnh. Tảo biển xanh còn có khả năng tổng hợp Amino-Acids giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do vì thế sản phẩm có chỉ số chống nắng tương đương SPF 30.
- Hợp chất betaglucan từ chiết xuất men sinh học giúp bảo vệ lớp màng ngoài cùng của da - Hydrolipid luôn khỏe mạnh, giúp da căng bóng sáng khỏe.
- Trà xanh, nho đỏ, rễ cây khoai mỡ, dầu lúa mạch và lupin cung cấp độ ẩm giúp lớp nền mịn mướt tự nhiên.
- Phytosterol tự nhiên từ đầu nành và khoai mỡ giúp cân bằng nội tiết tố trên da, đặc biệt rất rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh (da nhăn nheo và chảy xệ do lão hóa). Phytosterol giúp tăng các thông số đáng kể như độ đàn hồi của da, độ mịn và hydrat hóa, giảm độ sâu của nếp nhăn.
- Khả năng làm đều màu da, tạo nền da sáng mịn thay thế make-up đến từ thành phần tạo màu hiệu ứng ngọc trai giúp cho lớp nền đồng màu tự nhiên mà không trắng bệt.
Với công dụng đa năng: dưỡng da chống lão hóa - chống nắng - make-up, Sublimating Cream sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những làn da nhạy cảm cần một loại kem dưỡng làm tốt nhiệm vụ nhưng vẫn có độ che phủ nhẹ thay thế kem nền.
Xem thêm thông tin sản phẩm:Kem nền siêu dưỡng Sublimating Cream dành cho da nhạy cảm
Bài viết mới nhất về chăm sóc da:
Cảnh Báo Dấu Hiệu Bị Nhiễm Corticoid Nặng Nhất!
Phân biệt biểu hiện da bị nhiễm corticoid và viêm da demodex
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com