Quạ kêu
Theo quan niệm dân gian, quạ là con vật xui xẻo. Nhìn thấy quạ ở gần nhà và nghe thấy tiếng quạ kêu chính là điềm báo xui xẻo. Nếu chim khách báo tin vui thì quạ kêu báo tin buồn.
Một trong những nguyên nhân khiến loài quạ bị gắn liền với những hình ảnh không vui là do tập tính ăn xác thối của chúng. Người xưa cho rằng quạ xuất hiện thường đem tới sự xui xẻo, mất mát. Ngoài ra, bộ lông đen xì của loài quạ cũng mang lại cảm giác kém may mắn. Quạ thường bay thành đàn lớn và tạo ra tiếng kêu chói tai.
Vì vậy, người xưa rất sợ nghe thấy tiếng quạ trong nhà. Người ta cho rằng quạ kêu là người bệnh sắp nguy kịch.
Gà gáy nửa đêm
Thời xưa, khi đồng hồ chưa xuất hiện thì khái niệm về thời gian không được rõ ràng như bây giờ. Người ta thường đánh giá thời gian dựa vào mặt trời và tiếng kêu của gà. Gà trống chính là "đồng hồ báo thức" giúp con người biết rằng trời sắp sáng.
Gà gáy sáng là điều bình thường. Nó báo hiệu cho con người sắp đến giờ đi làm. Tuy nhiên, gà gáy lúc nửa đêm lại được coi là điều không tốt.
Người xưa cho rằng gà trống rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Chúng có thể nhận thấy sự biến động ở xung quanh rất sớm như động đất, hỏa hoạn.
Vì vậy, gà trống gáy đêm thường là do chúng thấy môi trường thay đổi theo chiều hướng không tốt.
Gà mái gáy
Thông thường, gà mái sẽ chỉ cục ta cục tác chứ không gái theo kiểu ò ó o như gà trống. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt, gà mái có thể phát ra tiếng kêu lạ, giống như tiếng gáy của gà trống.
Người xưa cho rằng nghe thấy tiếng gà mái gáy là điềm chẳng lạnh. Khi gặp tình trạng này, người ta thường "hóa kiếp" cho con gà, cầu mong điềm xấu sẽ không đến.
Về phần khoa học, việc gá mái gáy như gà trống được cho là có nguyên nhân từ mức độ hormone trong con gà. Có thể con gà mái đã ăn phải đồ ăn gì đó làm mất cân bằng hormone giới tính trong cơ thể, khiến các hormone của giống đực tăng cao và làm gà mái phát ra tiếng kêu giống gà trống.
Chó sủa nửa đêm
Nhiều gia đình nuôi chó để canh giữ nhà. Chó là loài vật nhạy bén, trưng thành. Chúng sẽ sủa khi thấy xung quanh nhà có điều bất thường.
Chó sủa nửa đêm thường gắn với những sự việc không tốt như có người đang định đột nhập vào nhà để trộm cắp.
Tiếng chó sủa lớn vừa có tác dụng báo động cho gia chủ, vừa giúp xua đuổi những kẻ xấu.
Tiếng cú "cười" nửa đêm
Trước đây, cú mèo là loài khá phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở vùng nông thôm. Cú có thể bắt chuột, bắt gián, giúp bảo vệ mùa màng của người nông dân. Về bản chất, loài cú khá thân thiện với con người, không hề gây ra tác động không có lợi cho con người.
Tuy nhiên, tiếng kêu của cú vào lúc nửa đêm lại không mấy dễ nghe. Nó mang lại cảm giác bất an. Chính vì vậy, người xưa cho rằng cú "cười" lúc nửa đêm báo điềm chẳng lành.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.