Bác sĩ Nhân và những chú chim chào mào "triệu đô"
Kênh Youtube nổi tiếng trong làng chim cảnh mang tên “Chim cảnh Cà khịa” đã có dịp đến nhà Bác sĩ Nhân - một người chơi chim chào mào có tiếng tại Việt Nam để review những chú chim "khủng" đến từ Indo với giá 1,9 tỷ đồng mỗi chú.
- Bác sĩ Nhân - Từ nha sĩ tài ba đến người chơi chim "khét tiếng"
- Bộ sưu tập chim chào mào "triệu đô"
- Tao nhã thú chơi chim chào mào cảnh
- Tổng quan về loài chim chào mào
- Các loài chim chào mào phổ biến tại Việt Nam
- Cách nuôi chim chào mào căng lửa
- Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả, thành công
- Thức ăn của chim chào mào
- Cách lựa chọn lồng chim chào mào
- Giá chim chào mào hiện nay là bao nhiêu?
- Địa chỉ mua bán chim chào mào uy tín tại TPHCM
Video review với tiêu đề “Bác sĩ đập hộp siêu chim 1tỷ9 có 102 tại Việt Nam” đã thu hút gần 2 triệu lượt xem và hàng ngàn bình luận. Trong video, chàng trai Youtuber đã có dịp tham quan phòng khám nha khoa Nhân Tâm hiện đại với tổng diện tích hơn 2,000 m2 cùng những trang thiết bị tối tân nhất. Đồng thời, anh còn được chiêm ngưỡng và có những trải nghiệm quý giá về những chú chim chào mào đột biến độc đáo, sở hữu những đặc điểm vô cùng quý hiếm như: Bộ lông trắng muốt như tuyết, đôi mắt tinh lanh, bộ mồng dày dặn, óng ả, tiếng hót vang và thanh thoát.
Bên cạnh đó, anh cũng được Bác sĩ Nhân chia sẻ về kỹ thuật nuôi chim chào mào đột biến, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cũng như những kinh nghiệm chăm sóc chim để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất.
Video review của kênh Chim cảnh Cà khịa đã giúp người xem có cái nhìn cận cảnh về những chú chim chào mào "khủng" tại Việt Nam, cũng như hiểu thêm về niềm đam mê mãnh liệt của Bác sĩ Nhân dành cho loài chim này.
Bác sĩ Nhân - Từ nha sĩ tài ba đến người chơi chim "khét tiếng"
Nhắc đến Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân, người ta thường biết đến ông với vai trò là một chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn sau hình ảnh vị bác sĩ tài ba ấy là một "tay chơi" chim chào mào có tiếng với bộ sưu tập chim chào mào đột biến độc đáo, trị giá hàng tỷ đồng.
Niềm đam mê chim chào mào của bác sĩ Nhân xuất hiện từ thuở ấu thơ khi ông vừa tròn 10 tuổi. Không biết từ khi nào, hình ảnh chú chim nhỏ bé với bộ lông óng ánh, tiếng hót líu lo đã in sâu vào tâm trí ông.
Lớn lên, bác sĩ Nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về loài chim chào mào. Ông bắt đầu tìm hiểu những cá thể chào mào đột biến, với mong muốn bảo tồn những chú chim độc đáo, khác biệt so với chào mào thông thường.
Xem thêm: Chim chào mào - “Người bạn” đồng hành từ thuở ấu thơ của vị bác sĩ nha khoa
Bộ sưu tập chim chào mào "triệu đô"
Với sự kiên trì, sau nhiều năm nghiên cứu, Ts, Bs Võ Văn Nhân đã thành công trong việc lai tạo, tạo ra những chú chim chào mào đột biến với bộ lông độc đáo “made in Viet Nam”. Nhờ có kiến thức y khoa, ông đã tạo ra những chú chim chào mào sở hữu bộ lông trắng muốt hay mắt đỏ oai phong.
Cho đến thời điểm hiện tại, bác sĩ Nhân đã thành công mang 4 chú chim chào mào đột biến "triệu đô" từ đất nước Thái Lan về Việt Nam, mỗi chú có giá trị lên đến 1 tỷ 9. Đây là những chú chim quý hiếm, độc nhất vô nhị, được giới chơi chim chào mào săn lùng ráo riết.
Sự lẫy lừng “chịu chơi” của bác sĩ Nhân và bộ sưu tập chim chào mào "triệu đô" của ông đã thu hút sự chú ý của một Youtuber nổi tiếng trong giới chim cảnh.
Tại đây, Youtuber và người xem đã được chứng kiến màn "đấu hót" nảy lửa giữa 3 chú chim chào mào tên "Mướp", "Nhất Phong" và "Hoa Vinh". Cả 3 chú chim đều từng đoạt những giải thưởng lớn trong các cuộc thi chim chào mào, được mệnh danh là những "chiến binh" tài năng ở khu vực miền Nam. Đặc biệt hơn cả là sự góp mặt của chú chim “Nhất Bạch Indo” của Bác sĩ Nhân khiến những ai có mặt đều trầm trồ trước vẻ đẹp và tính cánh “ngông cuồng” như muốn thách thức cả 3 chú chim kỳ cựu có tiếng.
Màn "đấu hót" của 4 chú chim chào mào đã thực sự khiến người xem choáng ngợp bởi sự xuất sắc của chúng. Tiếng hót líu lo, du dương, cùng những màn trình diễn mượt mà, đầy kỹ thuật đã cho thấy đẳng cấp của những chú chim "triệu đô".
Cuộc trò chuyện kéo dài hơn 45 phút cho chúng ta cảm nhận được niềm đam mê mãnh liệt của Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân dành cho loài chim chào mào. Anh chia sẻ rằng, việc nuôi chim không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là cách để anh thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Để chăm sóc tốt cho những chú chim "cưng", Bác sĩ Nhân đã phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Ông dành thời gian nghiên cứu về kỹ thuật nuôi chim, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cũng như thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo sức khỏe cho chim.
Câu chuyện về Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân và những chú chim chào mào "triệu đô" là minh chứng cho niềm đam mê mãnh liệt và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của con người. Nhờ có những người như bác sĩ Nhân, vẻ đẹp của thiên nhiên lại càng được tô điểm thêm rực rỡ.
Tao nhã thú chơi chim chào mào cảnh
So với các loài chim cảnh khác, chim chào mào có ngoại hình bắt mắt, tiết hót thánh thót với nhiều âm tiết và giọng điệu chuyển liên tục. Hơn nữa, chim chào mào cũng rất dễ nuôi dưỡng. Vì thế, loài chim này được giới chim cảnh rất yêu thích và chọn nuôi, trở thành thú vui tao nhã của giới chơi chim.
Mặc dù được đánh giá là dễ thuần dưỡng, dễ chăm sóc, nhưng muốn chim chào mào hót hay, có nết chơi đẹp thì điều đầu tiên là bạn phải lựa chọn được một chú chim tốt. Sau đó, bạn phải thật kiên trì để chăm sóc chim. Khi đã nuôi dưỡng và luyện tập đến giai đoạn ra giọng, dạn dĩ, bạn nên đưa chim đến “trường” thường xuyên để chim thi đấu, học hỏi những con chim khác để có lửa và hót hay hơn.
TS.BS Võ Văn Nhân chia sẻ “Sau những giờ làm việc vất vả, trở về nhà và được chăm sóc, được nghe chim chào mào hót tôi cảm thấy rất vui và yêu đời. Những ngày nghỉ cuối tuần, tôi đem chúng đi giao lưu với các anh em cũng mở mang được nhiều kiến thức và các mối quan hệ”.
Để thỏa mãn niềm đam mê của những người yêu thích chim chào mào, rất nhiều Câu lạc bộ chim chào mào đã được thành lập. Đây là nơi kết nối những người có cùng đam mê lại với nhau và cũng là điểm đến để mọi người gặp gỡ, giao lưu, gác lại những bộn bề của cuộc sống.
Bên cạnh đó, rất nhiều cuộc thi chim chào mào được tổ chức để chọn được những chú chim chào mào xuất sắc nhất. Tất cả chú chim sẽ được treo lên giá, xếp cạnh nhau và có cả số báo danh. Qua nhiều vòng loại, Ban Giám khảo sẽ lựa chọn những chú chim đáp ứng được các tiêu chí vào top, từ đó lựa ra chú chim đẹp và hót hay nhất để trao giải thưởng.
Tổng quan về loài chim chào mào
Đặc điểm của chim chào mào
Chim chào mào là một loài chim quý, rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì vẻ ngoài bắt mắt, giọng hót hay và rất dễ nuôi, rất thân thiện.
- Hình dáng: Chim chào mào có đầu và cổ ngắn, mỏ nhọn và hơi cong, phần thân thuôn dài, lưng thẳng, bụng cong, chân nhỏ nhưng có móng sắc nhọn để dễ dàng bám vào cành cây tìm kiếm thức ăn. Điểm nhấn của loài chim này là chiếc mào lớn ở trên đầu.
- Kích thước: Chim chào mào khá nhỏ, kích thước chỉ từ 17 - 23 cm và nặng khoảng 60 - 80g.
- Màu sắc: Màu sắc của chim chào mào rất đa dạng, có thể kết hợp giữa màu nâu, đen, trắng,... Một số loại sẽ có thêm màu đỏ, vàng, cam ở vùng má, cổ, đuôi hoặc ngực.
- Âm thanh: Tiếng của chim chào mào líu lo, du dương. Chúng có thể bắt chước tiếng của chim khác và những âm thanh trong tự nhiên một cách sinh động.
Khu vực sinh sống
Chào mào thường sống theo đàn hoặc theo cặp ở những nơi có nhiều cây cối để có thể làm tổ và dễ dàng tìm kiếm thức ăn. Thức ăn yêu thích của chúng là các loại trái cây, quả mọng và côn trùng nhỏ.
Chim chào mào khi sinh sản thường làm tổ trên những cây có tán lá thưa thớt, Bạn có thể dựa vào giọng hót của loài chim này để xác định vị trí cũng như nhận biết sự xuất hiện của chúng.
Tuổi thọ và tập tính sinh sản
Chim chào mào có tuổi thọ trung bình từ 10 - 15 năm. Trong điều kiện môi trường sống tốt với chế độ chăm sóc hợp lý, chào mào có thể sống đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Mùa sinh sản của chim chào mào thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hè. Chúng có thể sinh sản một hoặc hai lần bằng nhau. Để “ve vãn bạn tình”, chào mào thường cúi đầu, đuôi nhâm nhấp lên và rũ cánh xuống.
Chim chào mào thường xây tổ trên cành cao bằng lá cây, cành cây, cỏ khô, hoặc giấy, nilon, túi nhựa,... Chúng thường đẻ 2 - 4 quả trứng mỗi lứa. Những quả trứng thường có vỏ màu hồng tím, điểm thêm các đốm tím đậm hoặc nâu đỏ, dài khoảng 20 mm và rộng khoảng 15 mm.
Cả chim trống và chim mái đều tham gia ấp trứng và nuôi dưỡng chim non. Chim non sẽ nở trong khoảng 12 - 14 ngày, và được chim bố mẹ cho ăn côn trùng nhỏ, khi lớn hơn một xíu sẽ bắt đầu ăn trái cây (chuối, bơ, xoài, đu đủ, chà là,...)
Trứng của chim chào mào chính là miếng mồi ngon của quạ và chuột lang. Khi bị tấn công, chim mái thường giả chết giữ con để đánh lạc hướng của những con thú săn mồi.
Các loài chim chào mào phổ biến tại Việt Nam
Chim chào mào có rất nhiều giống loài, trên thế giới ước tính có đến hơn 149 loài chim chào mào khác nhau. Dưới đây là một số loài chim chào mào phổ biến tại Việt Nam.
Chào mào Trung Mang
Chào mào Trung mang có vẻ ngoài khá bắt mắt với giọng hót rất đặc trưng. Tiếng hót của loài chim này rất uy lực. Đây sẽ là một cái tên mà bạn không nên bỏ qua nếu như bạn đang sưu tập chim cảnh để tham gia hót đấu.
Chào mào lửa
Chào mào lửa có bộ lông màu đỏ rực, chúng còn thường được biết đến với tên gọi “Chào mào hồng y giáo chủ”. Loài chim này là biểu tượng của sự may mắn, mang lại tài lộc cho người sở hữu. Vì thế, rất nhiều đại gia săn lùng và sẵn sàng chi trả một số tiền khổng lồ để sở hữu được một chú chim chào mào lửa.
Chào mào xòe đuôi cứng
Giống như tên gọi của nó, loài chim chào mào này luôn xòe đuôi ra như cánh quạt. Đặc điểm này khiến nhiều người bị thu hút và không thể nào rời mắt khỏi chúng.
Chào mào nữ hoàng
Chào mào nữ hoàng là loài chim cực kỳ hiếm, “trăm năm mới gặp một lần”. Chúng toát lên vẻ sang chảnh rất cuốn hút với bộ lông màu trắng muốt từ yếm đến đầu và phần thân xen kẽ màu sắc đa dạng nhưng lại được sắp xếp vô cùng hài hòa.
Chào mào Huế
Đây là loài chim thường được tìm thấy ở Huế. Giọng hót của chào mào Huế rất đặc trưng làm say đắm lòng người. Chúng có chất giọng thổ to, tiết hót to rõ ràng, ngân vang cùng lúc 6 - 7 âm. Vì thế, khả năng hót đấu của chào mào Huế rất tốt, có thể mang lại nhiều chiến thắng trong các cuộc thi chim nếu được chăm sóc đúng cách.
Chào mào bạch tạng
Chào mào bạch tạng là một loài chim cực kỳ quý hiếm. Chúng là loài chim bị đột biến gen hoặc thiếu sắc tố màu quan trọng. Do đó, chào mào bạch tạng có bộ lông trắng muốt. Con nào có bộ lông càng trắng, dáng chuẩn và giọng hót hay thì sẽ càng quý hiếm.
Chào mào yếm khít
Đặc điểm của chào mào yếm khít đó là chiếc yếm, cổ chim có màu sắc khác so với màu lông, tạo thành một vòng tròn. Đây cũng chính là lý do mà chào mào yếm khít được thêm vào danh sách những loài chim chào mào quý và đẹp nhất hiện nay.
Cách nuôi chim chào mào căng lửa
Để chăm sóc chim chào mào khỏe mạnh, siêng hót, hót hay và không bị mất lửa, người nuôi chim không chỉ cần sự kiên trì mà còn phải học hỏi thêm một số kinh nghiệm nuôi chim cần thiết.
Cách thuần hóa chim chào mào
Thông thường, chim bổi phải mất khoảng 3 tháng để làm quen với môi trường nuôi nhốt trong lồng. Trong giai đoạn này, bạn cần phải lưu ý đến những điều sau:
- Trùm áo lồng thường xuyên, chỉ nên để một khe hở, hạn chế ánh sáng và hạn chế chim di chuyển trong lồng. Sau đó có thể hé từ từ ra, và khoảng 3 tháng, bạn có thể cho chim tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn.
- Khi cho chim ăn cám, bạn nên cho chim ăn lượng ít để chim ăn hết, không để thừa cám.
- Có thể cho chuối vào trong cóng ăn, sau đó rắc một ít cám lên để chim làm quen với cám. Nếu chim đang ăn cám mà bỏ ăn thì có thể do cám không phù hợp, bạn nên thay đổi công thức làm cám viên và bổ sung thêm những loại hoa quả mà chim thích.
Cách chăm chim chào mào căng lửa
Giai đoạn thay lông
Giai đoạn thay lông của chim chào mào thường bắt đầu vào khoảng tháng 8 - 11. Quá trình thay lông sẽ hoàn tất sau khoảng 2,5 - 3 tháng, tùy theo điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng, cách nuôi chim,...
Trong giai đoạn này, bạn có thể tắm nắng định kỳ cho chim khoảng 2 - 3 ngày/lần. Điều này sẽ kích thích lông mới mọc nhanh hơn. Khi đã trải qua 1 - 2 mùa thay lông, chim chào mào sẽ trở nên nhạy cảm hơn, vậy nên bạn hãy giữ môi trường sống ổn định, tránh những thay đổi bất ngờ khiến chim ngừng thay lông.
Giai đoạn sau khi thay lông xong
Sau khi chim chào mào đã thay lông xong, bạn có thể bắt đầu tập dượt để chim căng lửa bằng cách đem chim đi theo trong các cuộc thi chim. Tuy nhiên, bạn cần chú ý trùm áo lồng kín, không để cho chim nhìn thấy các con khác mà chỉ cho nghe tiếng. Như vậy khi về nhà, chim sẽ rất căng lửa, tự tập hót ở nhà.
Trong thời gian này, bạn cũng nên mở áo lồng 2 lần/tuần, mỗi lần từ 10 - 15 phút từ khoảng cách xa để chim tự tập dượt. Thực hiện như vậy sau 2 - 3 tháng, chim sẽ rất căng lửa. Thế nhưng lúc này bạn chưa nên cho chim tham gia hót đấu vì chúng chưa sành sỏi mà chỉ xung xổi. Chim chào mào sẽ căng lửa, siêng hót, hót hay sau khoảng 2 - 3 mùa thay lông và tập dượt.
Cách tắm cho chim chào mào
Chim chào mào nếu không được tắm đúng cách có thể bị mất lửa. Với chim chào mào bổi mới bắt về, bạn nên tắm cho chim khoảng 2 ngày/lần vào lúc 12h - 12h30. Bạn có thể cho chim tắm nắng khoảng 5 - 10 phút trước khi tắm. Và sau khi tắm thì cho chim phơi khoảng 30 phút.
Bạn có thể cho chim tắm bằng cách đặt lồng tắm cạnh lồng nuôi, chim sẽ tự động di chuyển sang. Khi chim sang lồng tắm thì bạn có thể đổ nước tắm vào cóng nước. Có thể dùng bình xịt để làm ướt lông chim nếu như chim không tự tắm.
Về việc tắm nắng, bạn nên cho chim tắm nắng vào khoảng thời gian từ 7h - 9h, 20 phút mỗi ngày. Đây là thời điểm thời tiết dễ chịu, không nắng gắt, cơ thể sẽ phát triển chắc khỏe hơn. Ngoài ra, để lông đẹp, gọn và loại bỏ được các ký sinh trùng, bạn cũng có thể tắm nắng vào khoảng 17h - 17h30.
Cách tập lực cho chim chào mào
Tập lực cho chim chào mào chính là phương pháp giúp cho chim chào mào vân động, bay lên bay xuống, bay qua bay lại. Việc tập lực sẽ giúp chim chào mào trở nên dẻo dai, chân khỏe hơn và thân hình đẹp, bộ lông cũng gọn đẹp hơn.
Bạn có thể sử dụng lồng đứng hoặc lồng ngang để tập lực cho chim chào mào. Trong đó, lồng đứng được nhiều người lựa chọn vì sẽ giúp chim chào mào tập lực hiệu quả hơn.
Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả, thành công
Chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt nhất
Bước đầu tiên là bạn cần phải chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt để có thể nhân giống chim chào mào con khỏe đẹp. Bạn có thể tham khảo một số điều kiện để cho chim chào mào bố mẹ dưới đây:
- Chim chào mào bố mẹ phải thuộc giống chim chào mào thuần chủng, có giọng hót hay và khỏe.
- Chào mào phải có sức khỏe tốt, không mắc dị tật hay bệnh lý gì. Đồng thời chim phải có dáng đẹp, lông mượt mà, màu sắc lông tươi sáng.
- Lựa chọn chim chào mào bố mẹ ở hai vùng miền khác nhau để tạo ra giống chim con có nhiều đặc điểm nổi bật.
- Chim chào mào trống: Chọn những chú chim già mùa, siêng hót, hót hay và có kỹ thuật thi đấu tốt.
- Chim chào mào mái: Chọn những chú chim bổi, chim non, chim má trắng,...
Chăm sóc chim chào mào bố mẹ trước sinh sản
Bạn cần chăm sóc chim chào mào bố mẹ thật tốt trước khi bước vào quá trình sinh sản.
- Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho chim, giúp chim đỡ ngán và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để chim khỏe mạnh hơn. Các loại trái cây (đu đủ, chuối, táo, bơ, cà rốt hấp,...), mồi tươi (châu chấu, cào cào non, sâu non, sâu gạo, trứng kiến,...), cám tổng hợp là những thức ăn mà chim chào mào yêu thích và cần bổ sung.
- Chế độ nghỉ ngơi: Bạn nên cho chim ngủ lúc trời đã tắt nắng, chạng vạng tối (khoảng 18 giờ tối). Nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, tránh khu vực có tiếng động hay có nhiều mèo, chuột,... có thể làm hại đến chim.
Cách nuôi chim chào mào sinh sản
Để nuôi chim chào mào sinh sản thành công, bạn cần áp dụng một số kỹ thuật nuôi chim dưới đây:
Chọn lồng chim chào mào
Nên chọn lồng được làm bằng lưới thép không gỉ, kích thước tùy vào điều kiện của người nuôi, tuy nhiên cần đáp ứng tối thiểu chiều dài 180cm x chiều rộng 120cm x chiều cao 150cm.
Lồng chim nên có khay nước, khay đựng thức ăn, có rãnh để vệ sinh phân chim, có nhiều cành cây để chim đậu và phục vụ chim non tập luyện.
Cách ghép đôi cho chim
Bạn có thể ghép đôi chim trống và chim mái bằng cách: cho chim trống vào lồng trước rồi đặt chim mái bên cạnh. Khi chim trống hót to, ve vãn chim mái, còn chim mái cúi đầu, ve cánh, múa đuôi, kêu liên tục thì bạn hãy thả chim mái cùng với chim trống.
Lưu ý: Nếu chim mái không chịu chim trống và ngược lại, bạn nên đổi bạn tình cho chúng. Không nên cố thả chúng với nhau vì chúng có thể cắn nhau tới chết.
Thức ăn giai đoạn sinh sản
Ở giai đoạn này, bạn nên cho chim (đặc biệt là chim chào mào trống) ăn nhiều lượng đạm hơn bình thường. Các loại côn trùng non như sâu quy, sâu gạo, trứng kiến, dế, châu chấu, cào cào non,... sẽ giúp chim khỏe và sung mãn hơn. Ngoài ra, chim cũng cần ăn thêm cám tổng hợp, các loại trái cây để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Giai đoạn làm tổ của chim chào mào bố mẹ
Bạn nên cung cấp các vật liệu làm tổ cho chim như xơ dừa, cành khô, rơm, giấy báo cắt nhỏ,... Chim trống và chim mái sẽ thay phiên nhau làm tổ. Tuy nhiên, bạn cần cung cấp cho chúng đủ lượng thức ăn. Bởi khi chim chào mào bố mẹ nghĩ rằng chúng đã có đủ lương thực thì mới tiến hành làm tổ.
Giai đoạn chim chào mào đẻ trứng
Chim chào mào thường sẽ đẻ từ 3 - 4 quả trứng. Những quả trứng thường có vỏ màu hồng tím, điểm thêm các đốm tím đậm hoặc nâu đỏ. Bạn nên lưu ý giai đoạn này vì có thể xảy ra tình trạng chim bố mẹ phá trứng. Do đó, bạn cần đảm bảo luôn có sẵn thức ăn trong lồng để ngăn chặn điều này.
Giai đoạn chim chào mào ấp trứng
Trứng sẽ nở thành chim non trong khoảng 12 - 14 ngày. Khi bạn nghe thấy tiếng “chíp” thì chắc chắn chim non đã chào đời. Hoặc bạn có thể nhìn vào thái độ lo lắng, bay tới bay lui của chào mào trống để nhận biết.
Giai đoạn chim chào mào non nở
- Chăm sóc chim chào mào non: Bạn nên cho chim chào mào non ăn các loại cám dành riêng cho nó. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung trái cây và mồi tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho chim. Bên cạnh đó, hãy giữ chuồng nuôi chim luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ trong mùa hè. Đồng thời, bảo vệ chim non khỏi các loài vật khác, tiêm /uống vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
- Tách chim chào mào non: Sau khoảng 10 - 15 ngày, bạn nên tách chim non ra khỏi tổ và đưa xuống tổ nuôi. Nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương chim. Tốt nhất là làm vào lúc chim bố mẹ ngủ hoặc không để ý nhằm tránh bị chim bố mẹ tấn công.
Thức ăn của chim chào mào
Chế độ dinh dưỡng của chim chào mào cũng cần được chú trọng để chim siêng hót, hót hay và căng lửa.
Thức ăn cho chim thời kỳ thay lông
Trong giai đoạn này, bạn cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chim chào mào để chim khỏe mạnh, thay lông nhanh và bộ lông trở nên mềm mại hơn.
Các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ, cà chua,... bạn nên cho chim ăn để tạo sắc tố lông cho chim. Ngoài ra, bạn cũng nên xen kẽ các loại côn trùng nhỏ như cào cào non, trứng kiến, sâu quy,... Những thức ăn này không chỉ bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp chim nhanh chóng hồi phục trong quá trình thay lông.
Thức ăn cho chim chuẩn bị vào lửa
Bạn nên cho chim ăn nhiều mồi tươi ở giai đoạn này để giúp kích lửa cho chim. Cào cào non, châu chấu, sâu non, sâu gạo, giun đất,... là những loại mồi tươi mà chim chào mào yêu thích. Trong đó cào cào non là loại thức ăn rất phù hợp với giai đoạn kích lửa, nên cho chim ăn nhiều hơn để bổ sung nhiều dưỡng chất.
Ớt, khoai ráy cũng là 2 loại thức ăn giúp kích lửa tốt, giúp chim căng lửa, siêng hót và hót hay hơn. Tuy nhiên, đây là thức ăn nóng nên bạn không nên cho chim ăn quá nhiều.
Thức ăn giai đoạn chim căng lửa
Ở giai đoạn này, bạn nên bổ sung đa dạng các loại thức ăn, từ cám chim, đến trái cây (chuối, táo, đu đủ,...) và các loại mồi tươi (cào cào non, sâu quy, sâu gạo,...).
Thức ăn giai đoạn chim thi đấu
Bạn vẫn cần bổ sung đa dạng thức ăn trong giai đoạn chim chào mào thi đấu. Việc xen kẽ thức ăn như trái cây, quả mọng, mồi tươi, cám chim,... sẽ giúp chim đỡ ngán, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chim khỏe mạnh, phục vụ tốt cho quá trình thi đấu.
Cách lựa chọn lồng chim chào mào
Lồng chim chào mào phù hợp sẽ giúp chim thoải mái bay nhảy, rất tốt cho sự phát triển của chim. Bạn có thể lựa chọn loại lồng phù hợp dựa trên các tiêu chí sau.
Dựa trên hình dáng của lồng chim
- Lồng hình chữ nhật: Thường có thiết kế đơn giản, rất dễ sử dụng.
- Lồng hình vuông: Thường gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển.
- Lồng hình trụ: Có dạng hình trụ, các cạnh cong, không có góc vuông. Loại lồng này có tính thẩm mỹ cao.
- Lồng hình cầu: Lồng có dạng hình cầu hoặc bán cầu, thường được làm bằng nhựa hoặc thép không gỉ, kiểu dáng hiện đại, sang trọng.
Dựa trên chất liệu của lồng chim
- Lồng gỗ: Được làm từ gỗ sồi, gỗ hương, gỗ thông,... mang lại cảm giác sang trọng, ấm cúng cho chim chào mào.
- Lồng nhựa: Được làm từ nhựa ABS hoặc nhựa PP, gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ vệ sinh và chống ẩm khá tốt.
- Lồng kim loại: Được làm từ thép không gỉ, sắt hoặc nhôm, dễ vệ sinh và rất bền chắc.
- Lồng tre: Được làm từ sợi tre tự nhiên hoặc tre nhân tạo, có thiết kế gọn nhẹ, mang nét đẹp tự nhiên.
- Lồng thủy tinh: Các bộ phận như cửa sổ, bình nước,... được làm bằng thủy tinh. Bạn có thể quan sát chim rõ ràng từ bên ngoài khi sử dụng loại lồng này.
Khi lựa chọn lồng cho chim chào mào, bạn cần lưu ý lựa chọn loại lồng có kích thước vừa đủ với chú chim của bạn, không quá rộng cũng không quá nhỏ. Chiều cao của lồng phải đạt tối thiểu 53cm thì chim mới có thể bung cánh và bay nhảy thoải mái. Ngoài ra, chim chào mào khá nhỏ nên các nan lồng cần có khoảng cách vừa phải.
Giá chim chào mào hiện nay là bao nhiêu?
Mất bao nhiêu chi phí để sở hữu một chú chim chào mào hay là thắc mắc của rất nhiều người. Tùy vào từng loài chim sẽ có giá bán khác nhau.
Chào mào lửa
Chào mào lửa có ngoại hình rất nổi bật với bộ lông màu đỏ bắt mắt. Giọng hót của chúng có nhiều âm điệu phú, được đánh giá rất cao trong các cuộc thi. Giá của một chú chim chào mào lửa thường dao động trong khoảng 500.000 - 10.000.000 VND 1 con.
Chào mào tràm
Chào mào tràm thường được tìm thấy ở khu vực rừng tràm, rừng ngập mặt và ven biển của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia. Loài chim này nổi tiếng với giọng hót thánh thót, sự hoạt bát và năng động. Giá của chim chào mào tràm khá rẻ, thường dao động trong khoảng 200.000 - 1.500.000 VND/ 1 con.
Chào mào Lân
Chào mào Lân là một loài chim khá quý hiếm. Loài chim này có bộ lông với mảng màu sáng rất khác với các loài thông thường (thường là màu vàng kim hoặc màu vàng pha với trắng). Giọng hót của chim chào mào Lân có nhiều âm điệu, biến đổi hay hơn các loài khác. Giá của loài chim này khoảng 3.000.000 - 30.000.000 VND.
Chào mào bạch tạng
Đây là loài chim đột biến gen rất hiếm gặp. Chào mào bạch tạng có bộ lông trắng muốt, mắt đỏ và mò hồng. Loài chim này được giới chơi chim săn lùng bởi nó thể hiện được đẳng cấp của người sở hữu. Giá của chim chào mào bạch tạng có thể từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, tùy vào độ độc đáo, khan hiếm, thẩm mỹ, âm thanh,... của chim.
Địa chỉ mua bán chim chào mào uy tín tại TPHCM
Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chim chào mào tại khu vực TPHCM thì có thể tham khảo những địa chỉ dưới đây.
Cửa hàng Khang Vượng
Cửa hàng Khang Vượng là địa chỉ mua bán chim cảnh phong phú tại TPHCM. Tại đây, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được một chú chim chào mào phù hợp với nhu cầu. Cửa hàng này còn bán các loại phụ kiện cho chim nên bạn không phải mất thời gian, công sức để đi nhiều nơi.
- Địa chỉ: Số 215 - 217 Tân Sơn, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại: 0984 212 212
- Fanpage: ShopchimcanhlonnhatTPHCM
Cửa hàng Anh Hảo
Anh Hảo là địa chỉ mua bán chim cảnh quen thuộc của những người yêu thích chim tại TPHCM. Đây là địa chỉ cung cấp đa dạng các loài chim, trong đó nổi bật với chim chào mào. Bạn có thể lựa chọn được một chú chim chào mào xuất sắc về giọng hót, nổi bật về ngoại hình tại đây.
- Địa chỉ: Số 95 Lê Hoàng Phái, Phường 17, Q.Gò Vấp, TPHCM
- Điện thoại: 093 322 06 23
- Facebook: Chim-cảnh-anh-hảo-103384384826774
Cửa hàng Hoàng Kim
Hoàng Kim là cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến cửa hàng mua bán chim chào mào tại TPHCM. Nơi đây còn cung cấp các loại phụ kiện nuôi chim như lồng chim, máng ăn, áo trùm lông,... và các loại thức ăn cho chim.
- Địa chỉ: Số 270A Lý thường Kiệt, P.14, Q.10, TPHCM
- Điện thoại: 0915 901 579 - 0913 177 431
- Website: chimcanhhoangkim.com
Cửa hàng A Lầu
Cửa hàng A Lầu là địa chỉ bán chim chào mào khá nổi tiếng. Bạn có thể tìm thấy được các loại chim chào mào quý hiếm như chim bạch tạng tại đây. Những chú chim được bán tại cửa hàng A Lầu đều được chăm sóc tốt, đảm bảo sức khỏe tốt, không bị dị tật, không mang mầm bệnh,... Bạn cũng sẽ được cửa hàng tư vấn cách nuôi dưỡng, rèn luyện để chim phát triển tốt nhất.
- Địa chỉ: Số 92 Phan Huy Ích, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại: 0976 907 806 - 0948 456 799
- Facebook: chimcanhalau
Chim chào mào với vẻ ngoài duyên dáng, bắt mắt và tiếng hót trong trẻo, du dương là biểu tưởng của vẻ đẹp tự nhiên. Chính điều đó là đưa chào mào lên ngôi vị cao quý trong lòng những người đam mê chim cảnh.