1. Giải nghĩa vị trí Sub leader là gì?
Tiếng Anh là ngôn ngữ được lựa chọn là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu trên thế giới, là ngôn ngữ thông dụng hiện nay ở tất cả các lĩnh vực. Trong thời đại nền kinh tế theo xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển với các quốc gia trên thế giới, tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng. Từ đó đòi hỏi người làm kinh tế ở mọi vị trí công việc đều cần có kỹ năng tiếng Anh cơ bản để vận hành tốt công việc. Tuy tiếng Anh từ lâu đã được đề cao tầm quan trọng nhưng cho đến hiện nay trình độ tiếng Anh của dân Việt Nam ta vẫn còn thấp, kể cả các bạn trẻ mới ra trường có điều kiện học tập nhưng để tiếp thu thì còn hạn chế. Với những người ra trường đã lâu, có thâm niên làm việc lâu năm nhưng để phát triển cần có tiếng Anh để tiếp cận hơn với thị trường đem lại doanh thu cho doanh nghiệp lại hạn chế.
Người lao động khi đi tìm việc theo thông tin đăng tải tuyển dụng trên mạng không ít người buông xuôi khi gặp công việc tuyển dụng với thuật ngữ tiếng Anh, chẳng hạn như Sub leader được dịch theo nghĩa tiếng Việt là người lãnh đạo phụ tương ứng với những vị trí như đội phó, phó phòng, phó giám đốc, phó chủ tịch,… - chỉ những người có chức vụ, vai trò thấp hơn Leader nhưng cao hơn các thành viên khác trong một tổ chức. Theo đó thuật ngữ này có thể sử dụng cho nhiều vị trí chẳng hạn đội phó, phó phòng, phó giám đốc, phó chủ tịch dưới quyền của đội trưởng, trưởng phòng, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị
2. Vai trò của vị trí Sub leader trong doanh nghiệp
Những người làm tại vị trí Sub leader cũng có thể đóng vai trò như một nhà quản lý cấp trung nhưng lại không phải là quản lý cấp trung. Lãnh đạo phụ là vị trí hỗ trợ công việc, thay mặt quản lý cấp trung giải quyết công việc nhưng trong một số trường hợp, một không gian nhất định thì lãnh đạo phụ lại đảm nhận vai trò của quản lý trung hỗ trợ công việc cho lãnh đạo cấp cao. Chẳng hạn trưởng phòng nhận quyết định từ ban giám đốc phổ biến lại cho nhân viên trong bộ phận mình quản lý điều hành, còn ban giám đốc lại nhận chỉ thị từ hội đồng chủ tịch để thay họ điều phối hoạt động của công ty.
Không phải trong môi trường làm việc nào, tổ chức nào cũng được phân các cấp bậc rõ ràng từ nhân viên, lãnh đạo phụ, nhà quản trị cấp trung và nhà lãnh đạo cấp cao. Những vị trí này chỉ được phân cấp cụ thể trong công ty có quy mô lớn, vận hàng nhiều công việc hay trong một tập đoàn,… Trong môi trường làm việc như vậy, vai trò làm việc tại vị trí Sub leader không thể thiếu.
Với khối lượng công việc việc nhiều, được điều phối từ quản lý cấp trung, các lãnh đạo phụ tiếp nhận và hỗ trợ trực tiếp thay mặt quản lý cấp trung thực hiện nhiệm vụ phân công công việc, phân tích các thông tin, chính sách đối với nhân viên ỏ vị trí thấp hơn. Họ chính là người kết nối thứ hai giữa ban lãnh đạo và nhân viên ở các vị trí như đội trưởng, phó trưởng phòng và có thể là trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, tổng giám đốc. Tuy nhiên, họ sẽ trở thành người kết nối trực tiếp nếu vị trí của họ là lãnh đạo phụ - phó chủ tịch.
Bên cạnh đó, lãnh đạo phụ còn giúp lãnh đạo cấp cao nói chung và trực tiếp hỗ trợ nhà quản lý cấp trung quản lý nhân sự, quản lý các công việc chi tiết trong quy mô nhất định rồi báo cáo lại với cấp trên. Họ phải cũng là người trực tiếp thực hiện công việc, vận hành công việc, là người hiểu rõ cách thức và tính chất chất công việc. Nhờ họ và quản lý cấp trung có thể yên tâm giải quyết các công việc khác liên quan đến đối tác kinh doanh, đến việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng,… bằng việc thực hiện phân công công việc, chịu trách nhiệm các mảng công việc mà họ đảm nhận trong giới hạn quy mô, đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc tốt nhất.
3. Những công việc vị trí Sub leader
Một số vị trí Sub leader có nhu cầu tuyển dụng như:
3.1. Đội phó
Công việc không khó tìm trong nhiều lĩnh vực như trong nhà xưởng sản xuất, trong các công ty vận hành công việc theo đội nhóm cần có một leader quản lý chung các đầu việc và nhận công việc từ đội trường đưa xuống. Yêu cầu tuyển dụng vào vị trí này không đòi hỏi yêu cầu cao nhưng so với một nhân viên bình thường bạn phải có năng lực hơn, vận hành công việc tốt hơn để có thể phụ giúp được đội trưởng, trưởng phòng,…
3.2. Phó phòng
Trong doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh, mô hình chung trong một công ty được chia ra nhiều các phòng ban khác nhau, mỗi phòng lại đảm nhận một công việc chuyên môn riêng dưới sự quản lý của trưởng phòng và sự hỗ trợ quan trọng của phó phòng. Sẽ có những lúc trưởng phòng phải đảm nhận rất nhiều công việc được chỉ thị từ cấp trên hoặc thực hiện công việc chuyên môn để phân bổ cho nhân viên cấp dưới vì thế thay trưởng phòng phân việc, quản lý nhân sự trong phòng và quản lý tiến trình thực hiện công việc rất cần sự trợ giúp của phó phòng.
Bất cứ ngành nghề nào bạn cũng có cơ hội ứng tuyển vào vị trí này chẳng hạn phó phòng kinh doanh, phó phòng Marketing, phó phòng truyền thông,… Tuy nhiên để trúng tuyển trước tiên yêu cầu chuyên môn rất cần được đáp ứng, tiếp đó là những yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng.
3.3. Phó giám đốc
Vị trí vừa thuộc lãnh đạo phụ lại vừa thuộc cấp quản lý trung gian. Thông tin tuyển dụng vị trí này không thiếu nhưng đa phần là phó giám đốc là do nỗ lực từ vị trí cấp dưới thăng tiến lên. Và khi đã lên đến vị trí cấp quản lý này ít ai có ý định nghĩa việc ngoại trừ các trường hợp như đến tuổi nghỉ hưu, bất mãn với ban lãnh đạo cấp cao hay công ty phá sản.
Đây vừa là vị cấp lãnh đạo phụ, vừa là quản lý cấp trung, vừa là nhà lãnh đạo cấp cao giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy vận hành hoạt động của công ty. Bởi vậy phó giám đốc cũng chính là người lên ý tưởng kinh doanh, đề bạt ý kiến để công ty có hướng đi đúng đắn, phát triển hơn trong tương lai. Nếu bạn có ước mơ với vị trí này, trước tiên bạn hãy thử sức tại các vị trí thấp hơn để tích lũy kinh nghiệm phát huy khả năng để có cơ hội được thăng tiến.
4. Vận hành công việc tại vị trí Sub leader cần kỹ năng gì?
Cũng với vai trò là một nhà lãnh đạo, cấp lãnh đạo phụ này đương nhiên phải sở hữu tố chất hơn nhân viên cấp thấp khác thể hiện tố chất của một người có năng lực lãnh đạo, quản lý với những kỹ năng cần rèn luyện cho bản thân dưới đây:
- Kỹ năng quản lý: Hiển nhiên là người giữ vai trò của một nhà quản lý bạn cần có kỹ năng quản lý, phân công công việc cho nhân viên dưới quyền và bố trí công việc cho họ sao cho phù hợp với năng lực thực hiện hiệu quả công việc. Biết cân đối nguồn lực để có năng suất mỗi ngày cao nhất.
- Kỹ năng ứng xử và giao tiếp: Lãnh đạo phụ - Sub leader là cầu nối giữa quản lý cấp trung với nhân viên, vì vậy việc thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp với cấp trên là điều không tránh khỏi. Bạn phải là người thấu hiểu, dung hòa giữa nhu cầu nhân viên và mong muốn của quản lý cấp trung để đảm bảo vẫn hoàn thành mục tiêu chung tốt nhất. Kỹ năng này đòi hỏi nhiều sự tinh tế, linh hoạt nhanh chóng đối đáp, xử lý tình huống.
- Kỹ năng truyền tải thông điệp: Nhận thông tin từ quản lý cấp trung, giúp họ truyền tải thông điệp xuống nhân viên cấp dưới làm sao cho họ hiểu và thực hiện một cách dễ dàng. Và để thực hiện tốt nhất phần nhiệm vụ này, người lãnh đạo phụ cũng cần khéo léo ứng dụng kỹ năng trình bày, thuyết trình.
Hiểu Sub leader là gìHỗ trợ ứng viên nhận được thông tin vị trí công việc đang được tuyển dụng trên trang web việc làm để quyết định viết CV và nộp đơn xin vào công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn hiện tại. Hy vọng những thông tin mà Timviec365.vn chia sẻ trên đây là hữu ích với nhiều độc giả quan tâm.