Cái tên Oẳn tù tì là đọc trại từ chữ one, two, three (một, hai, ba) trong tiếng Anh. Người chơi nói nhấn mạnh từng tiếng “Oẳn, tù, tì” rồi đưa biểu tượng ra, ngay trong lúc nói “tì”. Người chơi cũng có thể nói câu “Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này” rồi đưa biểu tượng ra ngay lúc nói “này”.
Trò Oẳn tù tì của Nhật Bản, gọi là Kéo giấy đá, dịch sang tiếng Anh là Scissors Paper Stone |
Mushi-ken (Trùng quyền), một trò chơi Oẳn tù tì biến thể của Nhật Bản, trích từ Kensarae sumai zue (拳會角力圖會, 1809). Từ trái sang phải: Sên (namekuji), ếch (kawazu) và rắn (hebi). Con ếch đánh bại con sên, con sên đánh bại con rắn, con rắn đánh bại con ếch |
Wikipedia |
Người đưa ra cây búa (nắm đấm tay) sẽ thắng người đưa ra cây kéo (ngón tay trỏ và giữa chìa ra, những ngón còn lại của bàn tay nắm lại); người đưa cây kéo sẽ thắng người đưa cái bao (đưa lòng bàn tay ra) và người đưa cái bao sẽ thắng người đưa cây búa. Trong trường hợp hai người cùng đưa một biểu tượng giống nhau thì hòa, chơi lại lần nữa, chơi cho đến lúc có thắng thua. Nhiều người có thể tham gia chơi trò này cùng một lúc, chỉ cần đối diện nhau.
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của trò chơi Oẳn tù tì:
Nguồn gốc Nhật Bản
Trò chơi này được ghi nhận đầu tiên trong tài liệu "Hội thi đấu bằng nắm tay" (Kensarae sumai zue) do Yoshinami và Gojaku xuất bản vào đầu thế kỷ 19. Ta có thể tìm thấy những thông tin liên quan trong các tài liệu của Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia Nhật Bản. Khởi đầu trò chơi này có tên là mushi-ken (trùng quyền) hay sansukumi-ken, với ba biểu tượng là sên (際 雲 namekuji), ếch (Frog kawazu) và rắn (rắn hebi). Cách chơi: ếch đánh bại con sên, sên đánh bại con rắn và rắn đánh bại con ếch.
Trò chơi sansukumi-ken phổ biến nhất ở Nhật Bản là kitsune-ken (hồ quyền). Trong trò chơi, một con cáo siêu nhiên được gọi là kitsune (hồ) đánh bại trưởng thôn, trưởng thôn (trang ốc) đánh bại thợ săn, và thợ săn (lạp sư) đánh bại cáo. Hồ quyền, không giống như trùng quyền hay oẳn tù tì, được chơi bằng cách thực hiện các biểu tượng bằng cả hai tay.
Vào thời Minh Trị, trò chơi này du nhập vào Trung Quốc, đến thế kỷ 20 thì bắt đầu lan rộng sang phương Tây, do đó được gọi là "trò chơi Nhật Bản", người Pháp gọi là "jeu Japonais", cũng có nghĩa là trò chơi Nhật Bản.
Trò chơi Oẳn tù tì với các biểu tượng “bao kéo búa” (từ trái qua) |
science.org |
Tuy nhiên, nếu xét về cột mốc thời gian thì giả thuyết trò chơi Oẳn tù tì có nguồn gốc từ Trung Quốc đáng tin cậy hơn, vì người Nhật chỉ biết trò này từ đầu thế kỷ 19.
Ở Nhật Bản, trò chơi Oẳn tù tì có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như jaiken (じゃいけん) và invan (いんじゃん) tùy thuộc vào khu vực. Ở các nước nói tiếng Anh, cụ thể là nước Mỹ, cách gọi phổ biến là "Rock Paper Scissors" (đá giấy kéo), song đôi khi còn là "Scissors Paper Stone" (kéo giấy đá), ngoài ra còn có một số biến thể trong ký hiệu, biểu tượng thi đấu. Ở Hàn Quốc, người ta gọi trò chơi này là gawi bawi bo (가위 바위 보), trong đó gawi = kéo, bawi = đá, bo = giấy.
Nguồn gốc Trung Quốc
Lần đầu tiên trò chơi này được đề cập trong quyển Ngũ tạp tố (五雜組) của nhà văn Tạ Triệu Chiết thời nhà Minh (năm 1600). Tác giả cho biết trò chơi này gọi là Thủ thế lệnh (手勢令), có từ thời nhà Hán, tuy nhiên không mô tả chi tiết cách chơi. Đến thời nhà Minh thì trò này được gọi là Tróc trung chỉ (捉中指). Trong tập thứ 879 của bộ Toàn Đường thi (全唐詩) có một đoạn mô tả quy tắc liên quan đến Chiêu thủ lệnh (招手令) khá tương đồng với trò chơi này. Trong quyển Lục nghiễn trai bút ký (六砚斋笔记) của Lý Nhật Hoa thì trò chơi này được gọi là Thủ thế lệnh (手勢 令), Khoát chỉ đầu (豁 指頭) hay Hoa quyền (划拳).
Những biểu tượng biến thể của trò Rock Paper Scissors (đá giấy kéo) ở phương Tây |
tensorflow.org |
Hiện nay ở Trung Quốc, trò Oẳn tù tì được gọi là Lưỡng quyền (両拳), Thai/Sai quyền (猜拳) hoặc gọi nhóm ba là Thạch đầu (石头: hòn đá) - Tiễn tử (剪子: cây kéo) - Bố (布: vải). Nói đơn giản hơn là trò Đá kéo vải hay Kéo đá bao (vải) hoặc Kéo bao búa. Đây là ba loại thường được sử dụng trong các phương ngữ phổ biến ở Trung Quốc.