Trăng dưới nước, cá trên trời là gì?
Trăng dưới nước, cá trên trời, hoa trong gương là những ẩn dụ thơ mộng nhưng cũng vô cùng ý nghĩa, thường được sử dụng trong văn học và điện ảnh Trung Quốc. Mỗi hình ảnh mang một thông điệp riêng về tình yêu, cuộc sống và những điều huyền ảo trong ý thức của con người.
Trăng dưới nước nghĩa là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thoáng qua câu “Trăng dưới nước là trăng trên trời, Người trước mặt là người trong tim”, đây là một câu hát đầy chất thơ trong bài nhạc Vọng Nguyệt. Bài hát này truyền tải đến người nghe những cảm xúc sâu sắc của một cô gái nhớ về người mình yêu đang ở nơi rất xa. Chính vì vậy, cô phải dùng vầng trăng trong nước để thể hiện nỗi lòng của mình.
Từ đây, bạn cũng thầm hiểu ra được cụm từ trăng dưới nước muốn thể hiện sự huyền ảo, nhớ nhung và cô đơn trong buổi tuổi thanh tĩnh dưới vầng trăng thơ mộng.
- Nguồn gốc thành ngữ lúa chín cúi đầu là từ đâu? Nghe nhiều nhưng ít ai để ý điều này
Cá trên trời nghĩa là gì?
Cụm từ này ngụ ý rằng tình yêu là một thứ quý giá và đặc biệt không thể dễ dàng tìm thấy hay đạt được. Giống như tìm cá trên trời, điều đó là không thể và không bao giờ xảy ra. Để tìm được tình yêu đích thực, chúng ta phải tìm đúng chỗ và thích hợp như tìm cá dưới nước.
Nguồn gốc cụm từ Trăng dưới nước, cá trên trời
Khi bạn đang tìm hiểu Trăng dưới nước, cá trên trời là gì chắc hẳn cũng muốn biết được nguồn gốc thật sự của câu nói này từ đâu ra. Theo đó, cụm từ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường xuyên xuất hiện trong các văn học Đông Á.
Trong triết học phương Đông, cụm từ này thường được dùng để diễn tả những điều không có thật và phản ánh sự thật của thế giới vật chất. Từ đó nhấn mạnh vào việc tìm kiếm sự giác ngộ trong tâm hồn. “Trăng dưới nước” và “Cá trên trời” là những hình ảnh minh họa cho sự vô thường, vô ngã của thế giới hiện thực.
Ý nghĩa của câu nói Trăng dưới nước, cá trên trời
Để hiểu rõ Trăng dưới nước, cá trên trời là gì, chúng ta nên tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của cụm từ này trong văn học và tình yêu, cụ thể như sau:
Trăng dưới nước, cá trên trời trong cuộc sống
Cụm từ này mang ý nghĩa sâu sắc về sự vô thường, phù phiếm và mong manh. “Trăng dưới nước, cá trên trời” sử dụng hình ảnh trực quan, gần gũi nhưng mang tính triết lý sâu sắc. Không chỉ vậy, những hình ảnh phản chiếu dưới vầng trăng tạo cảm giác lãng mạn, nên thơ và thu hút. Ngoài ra, câu thơ còn dùng từ “dưới” và “trên” để tạo sự hỗn loạn, mơ hồ trong tâm trí của con người khi đối diện với xã hội hiện thực ngày nay.
Trăng dưới nước, cá trên trời trong tình yêu
Trăng dưới nước, cá trên trời là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự mong manh, ảo tưởng và xa vời trong tình yêu. Cụ thể:
- Trăng dưới nước chỉ là hình ảnh phản chiếu của trăng trên mặt nước trong buổi tối thanh tịnh. Đây được xem là hình ảnh hư ảo, vô hình, tượng trưng cho sự mơ hồ và mù quáng trong tình yêu.
- Cá vốn thuộc về nước nhưng khi ở trên trời lại trở thành một hiện tượng phi lý, không thể tồn tại. Điều này tượng trưng cho những điều không thực tế và không thể xảy ra trong tình yêu. Thậm chí, đây còn là ẩn dụ cho việc chờ đợi tình yêu đích thực nhưng không có lời hồi đáp cụ thể.
Nhìn chung, ý nghĩa của “Trăng dưới nước, cá trên trời” là muốn nhắc nhở rằng trong tình yêu và cuộc sống, có những khía cạnh không thể nắm bắt hay kiểm soát được. Chính vì vậy, bạn phải giác ngộ và học cách buông bỏ những điều phi thực tế để bước tiếp trong tương lai.
Vì sao Trăng dưới nước, cá trên trời thành trend giới trẻ?
“Hoa trong gương, trăng dưới nước, cá trên trời” được biết đến một phần nhờ sự lan truyền và giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, cụm từ này đã trở thành trào lưu từ bộ phim cung đấu Như Ý Truyện phát sóng năm 2018. Đây là bộ phim được nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích và chủ đề được bàn tán cho đến tận bây giờ.
Nếu đang tìm hiểu Trăng dưới nước, cá trên trời là gì có lẽ bạn là một fan chân chính của nhân vật Thư Phi (Ý Hoan) trong phim Hậu cung Như Ý Truyện. Trong phim, nhân vật này có một câu thoại nổi tiếng trước khi quyên sinh: “Hóa ra tuổi trẻ thường mộng mơ. Chỉ là như hoa trong gương, trăng dưới nước, cá trên trời mà thôi. Là thần thiếp đã sai. Lẽ ra năm ấy khi chàng xuất cung, ta không nên nhìn người từ xa mà phải lòng. Tỉnh giấc mộng xuân mới biết mình đã sai ngay từ đầu.”
Lời thoại này xuất hiện khi Ý Hoan đang quá đau buồn trước cái chết của con trai mình. Ngoài ra, Thư Phi còn phát hiện ra rằng hoàng thượng mà cô bao ngày mong nhớ và yêu thương lại không hề có tình cảm với mình. Tất cả chỉ là một giấc mộng trong sự ảo tưởng và không tồn tại. Từ đó, giới trẻ cũng bắt đầu chạy theo trào lưu và dùng cụm từ này để thể hiện sự say mê, gắn bó, mơ mộng về một tình yêu không có thật.
Hiểu trăng dưới nước, cá trên trời là gì có thể giúp chúng ta có cái nhìn thực tế hơn về tình yêu, trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc và chuẩn bị tinh thần cho những thử thách có thể gặp phải. Điều quan trọng là phải biết cân bằng cảm xúc và lý trí, để tình yêu không chỉ là giấc mơ đẹp mà còn là một phần ý nghĩa trong cuộc sống.