Người xưa quan niệm nam thường không đặt tên có chữ "Thiên", còn tên của nữ thì không thể có chữ "Tiên". Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Có nhiều phương pháp để đặt tên cho một đứa trẻ mới chào đời. Từ xưa, người ta đã quan niệm cái tên đóng vai trò lớn trong cuộc đời của người đó từ lúc người ấy chào đời cho đến khi trưởng thành và mất đi. Nhiều gia đình thời phong kiến thường có thói quen tìm đến những thầy dạy chữ hoặc thầy bói trong vùng để nhờ họ chọn một cái tên hay, ý nghĩa tốt đẹp cho đứa trẻ. Những gia đình nghèo hơn thì có thể nhờ những chú bác lớn trong nhà chọn ra cái tên cho đứa trẻ.
Trong vùng nông thôn Trung Quốc, có rất nhiều tập tục liên quan đến việc đặt tên, và những quy định này được coi là quan trọng và cần phải tuân theo. Đặc biệt, khi đặt tên cho con trai, họ thường tránh sử dụng chữ “Thiên”, trong khi đối với con gái, họ không sử dụng chữ “Tiên ”. Tại sao lại có những quy định này?
Trong thời cổ đại, việc đặt tên có thể được coi là một việc đơn giản hơn. Nhưng ngày nay, việc này lại trở thành một thách thức lớn đối với nhiều bậc cha mẹ. Họ mong muốn tên con mình không chỉ độc đáo và khác biệt, mà còn phải mang đậm nét đẹp, tinh tế. Họ thường sẽ tìm kiếm từ điển, khám phá những bài thơ cổ để lấy cảm hứng, thậm chí tham khảo tên của những nhân vật trong phim để đặt cho con mình.
Người xưa thường quan niệm đặt tên cho con trai không được có chữ "Thiên", còn con gái phải né chữ "Tiên". Trong thực tế, đây biện pháp tránh né việc phạm húy của thời cổ đại. Ví dụ như vua lập quốc thời Đường tại Trung Quốc, tên là Lý Uyên. Trùng hợp rằng có một thanh kiếm trong đó mang tên Long Uyên. Để tránh việc phạm húy với chữ “Uyên”, họ đã thay đổi thành Long Tuyền. Ngoài ra, trong thời cổ đại, có nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Trong ngôn ngữ cổ đại, chữ “Thiên” thường chỉ đến vị hoàng đế, được xem là kỵ trọng nếu người bình thường sử dụng chữ này để đặt tên. Vì vậy, khi đặt tên cho con trai, việc sử dụng chữ “Thiên” bị coi là điều không nên làm. Tương tự, trong thần thoại cổ đại của Trung Quốc, “Tiên” thường chỉ về thần tiên hoặc tiên nữ. Đặt tên con mang chữ “Tiên” có thể coi là xúc phạm đến thần tiên, là một điều đại kỵ.
Một số vùng cũng mang tư tưởng chữ "Thiên" và chữ "Tiên" gắn liền với những điều quá lớn lao. Nếu áp đặt cái tên lớn lao đó cho đứa trẻ mà tương lai của đứa trẻ lại không gánh vác nổi trọng trách của cái tên này thì sẽ vô cùng gây hại cho đứa trẻ đó. Chính vì vậy thay vì những từ ngữ mang ý nghĩa to tát, người xưa lại chuộng đặt tên có ý nghĩa bình dị, thậm chí là tên xấu để đứa trẻ dễ nuôi, dễ phát triển và trưởng thành bình an.