Nếu thường xuyên lướt Facebook, ắt hẳn đã nhiều lần bắt gặp các bình luận kiểu như: hài VL, gắt VCL, tin nguoi VKL,… Vậy VL, VKL, VCL là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu qua những thông tin sau đây nhé!
Contents
- VL là gì?
- VCL, VKL là gì?
- VL, VCL, VKL dùng trong ngữ cảnh nào?
- Các cách hiểu khác của VL, VCL trên Facebook và trong cuộc sống
- Một số câu nói về VL, VCL, VKL điển hình của giới trẻ
VL là gì?
VL được giới trẻ đọc là “Vler”, “vờ lờ”, có nghĩa là “v.ãi lol”. Vậy vler là gì? Đây là một từ cảm thán được sử dụng để thể hiện sự kinh ngạc, bất ngờ trước một vấn đề nào đó nhưng có phần hơi thô tục.
- V.ãi: Chỉ hành động để rơi ra, làm rơi ra hoặc chảy ra do không thể điều khiển được. Ví dụ: v.ãi ra quần, v.ãi nước mắt,…
- Lol: Được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng ở Việt Nam, nó mang ý nghĩa chửi thề; được sử dụng phổ biến trong các cuộc trò chuyện bình thường của giới trẻ. Lol là cách viết lái của từ “l*n”.
Bài viết tham khảo: Pod là gì? Pod có hại không? Có nên sử dụng không?
VCL, VKL là gì?
VKL, VCL cũng mang ý nghĩa tương tự như VL; đều được dùng khi người nói thể hiện sự ngạc nhiên về một sự việc hay một vấn đề nào đó. Hai chữ “k” và “c” được hiểu là “cả”.
Ngoài ý nghĩa trên, VCL còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác đỡ thô tục hơn như: vô cùng lớn, vô cùng luôn,… Tuy nhiên, những nghĩa này ít được dùng hơn.
VL, VCL, VKL dùng trong ngữ cảnh nào?
VL, VCL, VKL mang ý nghĩa “nhạy cảm”, có phần hơi thô tục nên chỉ được sử dụng khi nhắn tin, trò chuyện vui đùa hay khi chơi game của giới trẻ, giữa những người bạn đồng trang lứa. Tuyệt đối không sử dụng chúng trong những hoàn cảnh trang trọng, đòi hỏi sự nghiêm túc và không dùng khi giao tiếp với bề trên.
Các cách hiểu khác của VL, VCL trên Facebook và trong cuộc sống
- VL: Có thể hiểu là vô lý, vui lắm, v.ãi lúa, giá trị (Value), vô lễ, v.ãi Luyện (được bắt nguồn từ hành động vô nh.ân tính, gi.ết người cư.ớp của của Lê Văn Luyện ở Bắc Giang vào năm 2011),..
- VCL: Vô cùng lớn, vô cùng luôn, vì công lý, vui cười lên,…
Quả là không sai khi nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Ngôn ngữ của chúng ta ngày càng phong phú và thú vị hơn, nhất là khi rơi vào tay các bạn trẻ.
Một số câu nói về VL, VCL, VKL điển hình của giới trẻ
- Hai VL: Thể hiện sự buồn cười, vui vẻ đến mức “không ngậm được mồm lại”. Đôi khi, cụm từ này còn được dùng để thể hiện sự khinh miệt, cà khịa nhau.
- Có cái méo, tin người VCL hay có cái loz ấy tin người VCL hay có cc ấy tin người VCL: Chỉ một ai đó tin người quá mức.
- Chửi hay VL: Thể hiện sự tán đồng quan điểm.
- Kinh VL: Đề cập đến cái gì đó quá đáng sợ hay bẩ.n thỉu,… Ví dụ: Với những người không thể ăn được sầu riêng, khi ngửi thấy mùi sầu riêng có thể thốt lên: Eo! Kinh VL.
- Đẹp VL: Nhấn mạnh vẻ đẹp của ai đó hoặc một cái gì đó,… Ví dụ: Khi nhìn thấy một bộ váy rất đẹp được treo trong shop quần áo, bạn có thể thốt lên: Ôi! Đẹp VL.
- Xấu VL: Nhấn mạnh sự không đẹp mắt, không thuận mắt (nói thẳng ra là quá xấu…).
- Giỏi VL: Nhấn mạnh sự giỏi giang của ai đó khi họ đạt được kết quả tốt hay thành tựu đáng tự hào,… Ví dụ: Khi thấy bạn của mình đạt 9.5 điểm môn Văn, bạn có thể nói: “Giỏi VL ra!”
- Điên VL: Được dùng khi có quá nhiều chuyện tào lao, vớ vẩn, không theo ý mình ập đến cùng lúc khiến bạn bực tức, khó chịu đến phát cáu.
- Gắt VL: Thể hiện thái độ cáu kỉnh, khó chịu về một chuyện nào đó.
- Tỉnh VL: Thể hiện sự thông minh, tỉnh táo trước mọi hoàn cảnh; không bị gài bẫy, mắc bẫy,…
- Hay VL: Thể hiện sự khen ngợi, đồng ý khi ai đó phát biểu câu nói quá hợp lý,…
- Nhảm VL: Được sử dụng khi nghe kể về một câu chuyện tào lao, không có thật và không có ý nghĩa gì cả.
- Giàu VL: Được dùng khi thấy người khác mua món đồ đắt, có giá trị cao.
- Nghèo VL: Nhấn việc sự nghèo đói, bị “viêm màng túi nặng”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các câu nói khác được giới trẻ sử dụng kèm theo từ VCL, VKL, VL ở cuối như: Hinh VL Facebook, Ôi! Thật VL,….
Bài viết tham khảo: Giả trân nghĩa là gì? Nguồn gốc của câu nói được đề cử giải viral
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ VL, VKL, VCL là gì và cách sử dụng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và từng đối tượng giao tiếp.