Các gym thủ, chị em ăn siết cân giữ dáng phải kiêng cữ nhiều thứ. Giò sống bao nhiêu calo là băn khoăn thường thấy của nhóm đối tượng này. Món ngon dai sần sật, lúc nào cũng góp mặt mâm cỗ Tết khiến biết bao người mê mẩn. Tuy nhiên, để ăn ngon mà khỏi lo đứng lo ngồi, bạn phải tính toán kỹ
1. 100g giò sống bao nhiêu calo? Giải đáp chính xác nhất
Khi tìm kiếm đáp án, nhiều chị em phải bó tay vì đa số bài viết hiển thị đều của món giò được làm chín. Tuy nhiên, để biết số đo 3 vòng thì cần biết được thành phần của giò còn sống, mỗi thứ bao nhiêu gam. Từ đó, thêm bớt các nguyên liệu khác cho hài hòa, đảm bảo ăn uống thả ga không lo mập lên.
1.1 Thành phần dinh dưỡng
Giò sống nấu món gì cũng cuốn miệng, làm từ combo thịt nạc, mỡ lợn và 1 số loại gia vị. Khi chọn mua lưu ý tỉ lệ mỡ nạc 7 : 3, mỡ càng nhiều giò càng săn chắc, dẻo dính dễ chế biến hơn. Do đó, món này siêu béo, protein, chất béo cực cao. Nếu ăn vô tội vạ các loại giò bán ngoài đường, hàng quán thì “bao mập”.
Ngoài thịt, mỡ thì món này còn phải thêm 1 số vật liệu khác như, hành, tỏi, ớt, tiêu… cho đậm vị, nhưng liều lượng quá ít không đáng kể. Gia vị nêm như muối, nước mắm mỗi thứ 1, 2 thìa góp gió thành bão mới làm tăng calo lên báo động.
1.2 Định lượng calo chuẩn
Theo nghiên cứu, trong 1 lạng giò chưa được nấu chứa 140 calo. Bao gồm chất béo, đạm, calci, phốt pho… cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Sau khi được làm chín kỹ, lượng calo trong 100g sẽ nhảy vọt lên từ 175 - 180 calo, thành phần có sự biến động. Trước khi quyết định nấu bằng giò cần chọn rau quả kèm theo để giảm bớt độ béo. Sau đây là định lượng nguyên liệu trong 100g giò, nên check kỹ để điều chỉnh tỉ lệ sao cho hợp thể trạng nhé!
Nguyên liệu | Định lượng | Lượng calo |
Thịt nạc | 40g | 40 kcal |
Thịt mỡ | 50g | 70 kcal |
Hành tỏi, tiêu ớt | 10g | 10 - 15 kcal |
Gia vị đường muối | 10g | 20 - 25 kcal |
✖✖✖ KHÁM PHÁ: Cách làm giò lụa chay từ nấm
2. Ăn các món chế biến từ giò sống có bị béo không?
Như đã biết, giò làm từ thịt và mỡ lợn, độ béo khá cao nên nếu nạp vào không có điểm dừng thì việc mập lên là đương nhiên. Thậm chí, nhiều tín đồ quá “cuồng” món này, ngày nào cũng ăn thì sẽ thiếu chất trầm trọng. Đây là mầm mống gây nên bệnh béo phì tồn tại suốt đời. Nhẹ hơn thì số đo các vùng như hông, bắp tay, bụng dưới sẽ tăng chóng mặt, làm mất form dáng. Chị em phải tập tành rất lâu mới cải thiện được.
Lời khuyên bổ ích nhất trong TH này là ăn vừa đủ, tối đa mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa từ giò, nấu cùng rau xanh, xào hấp cho đỡ béo. Tuyệt đối không mang đi chiên giòn. Tuy ngon nhưng độ béo như x2, x3 lần, dầu tồn đọng trong miếng giò khiến trọng lượng bứt tốc nhanh hơn.
3. Bật mí 5 cách ăn giò không sợ tăng cân béo phì
Tuy biết giò sống không có lợi cho sức khỏe, rất dễ béo nhưng đã thèm thì sóng gió cỡ nào cũng phải nhai sựt vài miếng cho đã thèm. Húp muỗng nước súp, cắn cục giò tươi nóng hôi hổi giúp nâng cấp độ ngon các món bún, phở, miến lên tầm cao mới.
3.1 Chọn thời điểm để ăn trong ngày
Người lớn hoạt động học tập và làm việc bình thường thì ngày cần đến 2200kcal/ nam, 2000kcal/ nữ. Dù thừa hay thiếu quá nhiều cũng ảnh hưởng sức khỏe. Nếu chia trung bình ngày 3 bữa thì mỗi lần ăn chỉ “bó hẹp” khoảng trên dưới 700kcal.
Đó là chưa tính tới người siết cân có thêm các bữa phụ, dù mỗi lần chỉ 40 - 50kcal cũng phải giảm khẩu phần bữa chính. Tốt nhất nên ăn các món từ giò vào bữa sáng, cơm trưa. Tuyệt đối không ăn vào giờ khuya muộn, tiêu hóa lâu dễ tích tụ mỡ.
3.2 Cân đối lượng giò ăn trong 1 bữa
Khi ăn cùng với cơm, nấu chung với rau chỉ “giới hạn” dưới 3 lạng giò/ bữa. Tuyệt đối không chỉ ăn giò mà không kèm thêm rau củ sẽ gây thiếu chất. Tuy có no nhưng dễ bị mệt mỏi, người bần thần khó chịu. Nếu quá cuồng món này thì có thể chia nhỏ ra, mỗi lần 100g ăn cho đã thèm. Đừng dồn lại nấu hết 1 lần không tốt.
3.3 Thưởng thức cùng nhiều rau củ quả
Dùng kèm với xà lách, nấu với các loại củ quả là tips siêu “đỉnh” để làm vơi độ béo của món giò. Lưu ý ăn rau nhiều tốt nhưng cũng cần điều chỉnh cho cân đối. Không để mùi rau át vị thơm béo của giò ăn sẽ không ngon. Hương vị giò y nguyên mà năng lượng “nạp” vào sẽ tụt bớt đáng kể, không lo phát tướng. Sau khi ăn khoảng 30′ nên bonus thêm 1 cốc chanh ấm không đường, hoặc trà để thanh lọc đường ruột, tiêu hóa tốt hơn.
3.4 Tự làm giò ít béo để ăn
Tiếp đến là cách không dành cho hội “người lười”. Tự mày mò xay giò tại nhà vừa chất lượng, vệ sinh, thêm bớt nguyên liệu theo ý muốn rất tiện. Phương án này tuy khá tốn công nhưng điểm cộng là tự do chọn thịt nhiều nạc. Cắt bớt độ béo ngậy của giò đáng kể, ăn đỡ chán hơn. Con đường lấy lại số đo siêu mẫu săn chắc trở nên thú vị hơn nhiều khi bạn đặt bàn tay vào mọi công đoạn.
3.5 Tập thể dục thể thao hàng ngày
Cách cuối cùng là ăn bao nhiêu vận động để bù lại bấy nhiêu. Chỉ từ 30p để chạy, yoga, cardio là đã giúp kiểm soát vóc dáng hữu hiệu. Việc tập luyện còn tạo nên thói quen tốt cho cuộc sống, phòng tránh được các loại bệnh tật, con người lúc nào cũng rạng rỡ đầy sức sống. Thêm vào đó, để tiêu hóa tốt hơn cần “bơm” đủ 2l nước/ ngày.
4. Gợi ý cách làm giò để ăn tại nhà ATVS, không lo mập ú
Thay vì lo giò mua bên ngoài không sạch, thịt cũ, quá nhiều mỡ, có cặn bẩn thì tự làm tại nhà sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Đồng thời, nếu tự tay làm bạn sẽ có cảm giác “tự hào” hơn. Điều chỉnh thịt mỡ, đường muối theo ý thích, biết được năng lượng trong mỗi phần ăn. Nhờ đó, khi ăn sẽ không sợ bị mập, thèm lúc nào ăn lúc đó không cần đắn đo gì.
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt nạc đùi: 200g
- Thịt ba chỉ: 300g
- Bột năng, men nở
- Gia vị
- Hành tỏi, ớt, tiêu xay
Chú ý:
- Nếu ăn kiêng nên chọn thịt 3 rọi nạc nhiều hơn mỡ, bỏ phần da trước khi xay.
- Chuẩn bị trước cối đá lạnh để làm mát giò khi xay, tránh TH chưa ăn mà cục giò đã dở sống - dở chín.
4.2 Các bước thực hiện
Nếu có sẵn máy xay giò sống thì tuyệt vời, cắt nhỏ nguyên liệu rồi gạt nút chờ vài phút là xong. Tuy nhiên, nếu làm ít đủ ăn, không có công cụ chuyên dụng thì tiến hành tuần tự theo các bước dưới đây cũng có được độ ngon thành phẩm.
B1: Làm đông thịt
Thịt lợn cho hẳn vào thiết bị làm lạnh, đợi khoảng 1h là mang ra thái nhỏ. Không nên để nguội rất dễ bị bở, khi nấu không có độ dai. Tuyệt đối không để thịt đông cứng nhiều ngày sẽ mất đi độ tươi ngọt, thành phẩm có màu thâm đen, mùi hôi khó ăn.
B2: Xay thịt
- Trộn thịt lợn cùng gia vị, mì chính, hành tỏi bóc vỏ cho đều. Sau đó đổ hết vào cối, lấy 1 tay cố định một tay xoay cán theo chiều kim đồng hồ.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi hỗn hợp trong khối dẻo dính. Lấy tay nắn thử 1 viên tròn không bị bung ra, chuyển màu hồng nhạt là đạt. Lưu ý khi xoay cối lúc nào thấy nặng tay thì cho thêm 1 - 2 thìa nước lọc vào để xoay mượt hơn, không đổ 1 lượt quá nhiều sẽ bị nhão.
B3: Cuộn giò
- Nếu có khuôn sẵn thì quét bên dưới 1 lớp dầu mỏng. Nặn cục giò sống vừa ăn rồi nén cho đầy khuôn, lấy dây nhỏ cột chặt lại.
- Nếu gói tay thì chọn vài tấm lá chuối tươi còn nguyên, không bị thủng lỗ. Trải 2 - 3 lớp cho phẳng, đặt khối giò chính giữa xong lấy 2 tay cuộn lại. Sau khi làm kín 1 đầu thì dốc ngược khối giò để cột đầu còn lại, khoảng 3, 4cm cột thêm 1 cọng dây để định hình giò.
B4: Hấp chín
Đặt giò vào nồi to hoặc xửng hấp cùng nước sôi từ 30 - 50′, khối giò càng to chín càng lâu. Khi hấp nên lót bên dưới 1 lớp lá chuối dày để không bị khét đáy.
4.3 Thành phẩm
Khối giò khi tháo lá ra phải ẩm, có vị thơm nhẹ của hành tỏi, không bị nhớt hay hôi. Cắt ra chính giữa sẽ hơi phớt hồng, cục chả kín khít không có bọt khí, không bị nát ra từng mảnh nhỏ. Khi cho vào miệng cảm được độ ngọt của thịt, hơi béo, vị vừa ăn. Cắn phát nào cũng “dính”, ăn hoài chẳng ngừng lại được là chuẩn bài.
Nói chung, muốn sở hữu vóc dáng hoàn mỹ, ăn hoài vẫn ốm thì giò sống bao nhiêu calo không quan trọng bằng nghị lực khi đối diện mỹ thực. Chỉ cần hình thành thói quen ăn đúng bữa, đủ chất, tập luyện đều thì bạn thèm món gì cũng ăn được, khỏi sợ mất form dáng.