Từ khi con người xuất hiện đến nay, các biểu tượng đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Và trong nhiều trường hợp, cử chỉ bằng tay được xem là tiện lợi và đưa ra thông điệp rõ ràng hơn.
Mọi người đều thường xuyên sử dụng những biểu tượng này, nhưng lại ít ai biết về ý nghĩa thực sự của chúng. Dưới đây là 8 biểu tượng từ thời xưa thường bị hiểu sai nhất mọi thời đại.
1. Biểu tượng ngón giữa
Một trụ đá có biểu tượng hình dương vật có từ 520 năm TCN.
Ngày nay, ai cũng thừa biết cử chỉ này thể hiện hành vi bất lịch sự. Nhưng ở thời Hy Lạp cổ đại, biểu tượng này chẳng liên quan đến việc xúc phạm hay miệt thị ai cả. Nó liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, về việc quan hệ tình dục và sinh sản, cụ thể là, biểu tượng này tượng trưng cho dương vật.
2. Biểu tượng giơ ngón cái đồng ý
Bức họa ‘Pollice Verso’ của họa sĩ Jean-Léon Gérôme, năm 1872.
Hành động giơ ngón tay cái là một cử chỉ bằng tay phổ biến trong thời đại ngày nay, nhưng nguồn gốc xuất phát của nó thì ít người biết. Chắc hẳn nhiều bạn khi xem phim cũng đã thấy cảnh tượng, khán giả tại đấu trường La Mã giơ ngón tay cái lên hoặc xuống để quyết định xem những chiến binh bại trận sẽ sống hay chết.
3. Biểu tượng ngôi sao năm cánh
Bức họa ''Libri tres de occulta philosophia' của Heinrich Cornelius Agrippa vẽ hình một người nằm trong vòng tròn ngôi sao năm cánh. Biểu tượng của mặt trời, mặt trăng được đặt ở giữa và 5 hành tinh cơ bản đặt ở quanh viền ngoài vòng tròn.
Thời kỳ phục hưng, biểu tượng ngôi sao năm cánh liên quan đến tỷ lệ vàng và là biểu tượng của sự hoàn mỹ của kiến trúc ở Hy Lạp. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết mọi người đều nghĩ đến ác quỷ và ma thuật khi họ nhìn thấy hình ngôi sao năm cánh, vì biểu tượng này thường được dùng trong nghi thức tà giáo của đạo Satan.
4. Biểu tượng chữ V
Hình chụp Winston Churchill, vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đang đưa tay hình chữ V.
Mọi người thường giơ hai ngón tay chữ V để thể hiện ý muốn hòa bình hay biểu lộ sự chiến thắng. Tuy nhiên, nguồn gốc của biểu tượng này lại mang ý nghĩa khác. Vào cuộc Chiến tranh Trăm năm (1337-1453), những cung thủ người Anh thường chế nhạo quân Pháp bằng cách giơ cao ngón trỏ và ngón giữa, với hàm ý sẽ dùng cung tên bắn chết quân Pháp bằng hai ngón này. Vậy nên, mỗi khi quân Pháp bắt được tên cung thủ nào, họ sẽ chặt đứt hai ngón tay đó của hắn, để đảm bảo rằng, hắn sẽ không thể giết được binh lính Pháp nữa.
5. Biểu tượng trái tim
Hạt cây silphium.
Ngày nay, nhắc đến trái tim là người ta nghĩ ngay đến tình yêu, sự lãng mạn, và Ngày Valentine. Nhưng ở thời Hy Lạp cổ đại, trái tim lại mang ý nghĩa khác. Nó biểu tượng cho hạt cây silphium, một loại thảo dược mọc trên bờ biển Bắc Phi, gần thành phố Cyrene, thuộc địa phận Hy Lạp. Ban đầu, người Hy Lạp dùng hạt silphium để làm gia vị thức ăn và làm thuốc. Nhưng sau đó, họ chủ yếu dùng loại hạt này để làm thuốc tránh thai.
6. Biểu tượng của tiệm cắt tóc - cây Barber Pole
Hình ảnh cây Barber Pole lấy cảm hứng từ tục trích máu.
Bạn khó có thể nhìn thấy một cây Barber Pole ở Việt Nam, nhưng ở phương Tây, đây là hình ảnh dễ bắt gặp ở mọi tiệm cắt tóc - một cây cột với 2 màu sọc trắng và đỏ đặt trước cửa hiệu.
Bạn có thể nghĩ những màu sắc này chỉ đơn giản là ngẫu nhiên, nhưng thực ra chúng đều có ý nghĩa riêng. Cây Barber Pole tượng trưng cho một chiếc băng dính đầy máu. Lý do là vì vào thời Trung cổ, những thợ cắt tóc không chỉ làm công việc cắt tóc, mà sẽ kiêm luôn việc chữa bệnh, nhổ răng và trích máu. Vậy nên, hình ảnh cây Barber Pole lấy cảm hứng từ tục trích máu, một phong tục phổ biến vào thời Trung cổ.
7. Biểu tượng rock
Đây là biểu tượng rock quen thuộc trong thời đại ngày nay.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ đến nhạc rock khi nhìn thấy biểu tượng như hình trên. Nhưng vào thời Ấn Độ cổ đại, đây được xem là một trong những thủ ấn của Đức Phật, dùng để xua đuổi ma quỷ và loại bỏ những trở ngại như bệnh tật hoặc tư tưởng tiêu cực.
8. Biểu tượng chào bằng hai ngón tay
Vào thời Rome cổ đại, biểu tượng này không phải là dùng trong phép xã giao thông thường.
Việc chào hỏi bằng cách giơ cao ngón trỏ và ngón giữa, đồng thời đưa tay chĩa về hướng đối phương, thường chỉ sử dụng theo bản năng, chứ không phổ biến. Nhưng vào thời Rome cổ đại, biểu tượng này không phải là dùng trong phép xã giao thông thường. Sau trận chiến đẫm máu tại đấu trường, những chiến binh bại trận sẽ giơ hai ngón tay như thế để cầu xin Chúa Tể tha mạng.
Nguồn: Ancient Origins