1. CẢNH BÁO PHANH TAY
Phanh tay trên ô tô có nhiệm vụ giữ xe đứng yên khi dừng/đỗ tại nơi có địa hình dốc. Những mẫu xe sang hiện nay thường tích hợp phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake) điều khiển tự động. Đại đa số ô tô tại Việt Nam sử dụng hệ thống phanh tay cơ khí, dạng nắm, đặt gần bệ tì tay trung tâm. Xe số tự động sử dụng phanh tay dạng nút bấm bố trí tại bệ cần số hoặc kiểu bàn đạp ở chân trái.
Khi nhấn nút và kéo tay nắm, hệ thống dây cáp kết nối với hai bánh sau, thanh đẩy (đòn quay) sẽ đẩy guốc phanh và má phanh ép sát tang trống, sản sinh lực ma sát, khiến tang trống và moay-ơ bánh xe ngừng quay. Nếu bánh sau tích hợp phanh đĩa thì phanh tay sẽ "hợp nhóm" với má và đĩa cơ cấu phanh chính để hoạt động.
Có nhiều tài xế, đặc biệt là "lái mới" quên kéo/hạ phanh tay khi cho xe vận hành hoặc dừng/đỗ xe. Nếu việc làm trên tái diễn nhiều lần sẽ làm cho xe bị hư hại nặng. Do đó, trước khi nhả hết phanh tay bạn hãy bấm nút ở cần phanh tay, tiếp tục hạ phanh cho đến khi biểu tượng cảnh báo phanh tay di chuyển về phía chân côn bên trái. Bạn giải phóng phanh bằng cách đạp thêm lần nữa.
2. CẢNH BÁO NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ
Nhiệm vụ của nước làm mát là phương tiện để "chở" nhiệt lượng từ thân động cơ đến két làm mát. Hệ thống làm mát hoạt động tốt hay không nhờ vào chất lượng nước làm mát. Nếu không được làm mát hoặc độ mát không đủ tới thì nhiệt độ của các chi tiết sẽ tăng vượt mức cho phép, gây tác hại nghiêm trọng.
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước bật sáng đồng nghĩa với việc động cơ xe đang nóng lên do tải nặng hoặc do lên dốc ngắt dài, hệ thống làm mát bị hỏng hoặc thiếu nước làm mát. Để khắc phục hiện tượng trên, bạn nên tấp xe vào chỗ an toàn, mở nắp ca-pô nhưng không nên mở nắp két nước, đề phòng nước sôi phụt lên, gây bỏng. Bổ sung lượng nước làm mát vào bình, nếu cần có thể gọi cứu hộ, tuyệt đối không được dùng nước tự nhiên.
3. CẢNH BÁO HỆ THỐNG PHANH CÓ VẤN ĐỀ
Những tiền đề để nhận biết hệ thống phanh đang trục trặc là dòng chữ BRAKE hiện lên. Nguyên ngân có thể do má phanh đã bị mòn, thiếu phanh dầu, rò rỉ đường dẫn và hỏng cảm biến...
Khi đèn cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề bật sáng, người lái nhanh chóng thử đạp phanh với lực vừa phải nhằm kiểm tra tình trạng hoạt động của xe. Nếu cảm nhận phanh xe hoạt động kém, cần nhanh chóng táp vào lề đường, bấm số gọi cứu hộ, không nên cố điều khiển xe chạy tiếp. Trường hợp xe vẫn hoạt động bình thường thì bạn nên đưa xe đến gara gần nhất để được kiểm tra, khắc phục sự cố.
4. CẢNH BÁO LỖI ĐỘNG CƠ
Chiếc xe gặp vấn đề về động cơ, đèn báo lỗi động cơ bật sáng. Căn cứ vào đó người dùng có thể phán đoán một trong số cảm biến động cơ bị lệch chuẩn. Tuy đèn báo sáng không đồng nghĩa khả năng vận hành bị suy giảm nhưng chủ xe cần nhanh chóng đưa xe đi kiểm tra bởi càng để lâu, tình trạng xấu càng gia tăng.
5. ÁP SUẤT DẦU Ở MỨC THẤP
Áp suất dầu bôi trơn trong động cơ thấp hơn mức cho phép làm ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của động cơ. Nếu ngó lơ đèn cảnh báo và cố tình điều khiển xe trong trạng thái như vậy sẽ làm hỏng động cơ do bề mặt kim loại bị cọ xát, cào xước.
Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp do thiếu dầu hoặc dầu quá loãng, ổ trục đã mòn, không còn duy trì áp suất hệ thống. Có khả năng thiết bị đo áp suất dầu đã bị hỏng.
6. HỆ THỐNG ĐÈN PHA THÍCH ỨNG TẠM THỜI KHÔNG HOẠT ĐỘNG
AFS (Adaptive Front-lighting System) chính là hệ thống đèn pha thích ứng, có khả năng điều chỉnh góc sáng tự động theo hướng lái. Chẳng hạn khi xe ôm cua, cụm đèn pha chiếu thẳng ra ngoài thì luồng sáng cũng ôm tròn theo khúc cua.
Trên xe tích hợp một nút cứng để tài xế có thể bật/tắt chức năng trên. Nút cứng này thường đặt ở đầu gối bên trái tài xế. Đèn AFS OFF phát sáng khi tài xế chủ động tắt sẽ không được tính là lỗi.
Ngược lại, nếu tài xế không tác động mà đèn bật sáng có nghĩa hệ thống đèn pha thích ứng tạm thời ngừng hoạt động, đèn pha hoạt động ở dạng thông thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên có thể do ắc-quy bị yếu, do cảm biến góc lái... Biện pháp tốt nhất là nên đưa xe đến gara để sửa chữa.
7. CẢNH BÁO ẮC - QUY
Cảnh báo ắc-quy bật sáng có nghĩa ắc-quy yếu điện, bạn cần sạc thêm hoặc thay thế ắc-quy khác. Ắc-quy yếu xuất phát từ nhiều nguyên nhân như, đai kéo máy phát bị đứt hoặc trượt, máy phát điện bị lỗi, dây dẫn bị ăn mòn và bị đứt hoặc có quá nhiều bộ phận sử dụng điện nhưng ắc-quy không được sạc lại trước khi xe vận hành. Ngoài ra, môi trường cũng là tác nhân khiến ắc-quy bị tiêu điện.
Ắc-quy yếu làm xe khó khởi động, do đó nếu đèn cảnh báo bật sáng, bạn cần khắc phục lỗi trên ngay lập tức. Biện pháp an toàn nhất là đưa xe đến một gara gần nhất để được kiểm tra, nạp điện và thay thế ắc-quy nếu cần.
8. BÁO LỖI BỘ LỌC MUỘI THAN
Đèn báo lỗi bộ lọc muội than trên đồng hồ lái nhấp nháy, bạn phải hiểu cơ cấu lọc muội than tại hệ thống ống xả xe gặp trục trặc. Hay nói cách khác, khí thải độc hại đang phát ra từ chiếc xe.
Không nên xem thường khi đèn báo lỗi bộ lọc muội than bật sáng trên bảng đồng hồ. Bộ lọc muội than có thể bị tắc khiến động cơ xe bị hỏng và đến khi đó, bạn phải chấp nhận chi khoản tiền sửa chữa lớn hơn.
9. BÁO LỖI TÚI KHÍ
Túi khí là bộ phận giúp hạn chế tối đa thương vong cho tài xế và hành khách trên ô tô. Đó là lý do không ai muốn điều khiển một chiếc xe trang bị túi khí lỗi.
Đèn báo bật sáng trên bảng đồng hồ bật sáng có nghĩa túi khí có dấu hiệu bất ổn. Chắc chắn chẳng ai muốn chờ đến khi xe gặp nạn mới biết túi khí trang bị trên xe còn hoạt động tốt hay không. Việc cần thiết là đem xe đến gara để kiểm tra