MỤC LỤC
“Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai” tuy nhiên không phải loại phô mai nào mẹ bầu cũng ăn được và phải biết cách ăn đúng cách. Bài viết dưới đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp mẹ bầu chỉ ra những loại phô mai mẹ bầu nên và không nên ăn cùng hướng dẫn cách ăn phô mai.
Xem thêm:
- Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?
- Mang thai 3 tháng đầu uống nước cam được không? 13 tác dụng bất ngờ
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa
1. Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai không?
Trong 3 tháng đầu, mẹ cầu có thể ăn phô mai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không ăn các loại phô mai chưa được thanh trùng kỹ càng. Bởi vì phô mai có nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn Listeria rất cao, đây là một loại vi khuẩn gây hại rất lớn cho thai nhi. Dưới đây là thông tin cho mẹ bầu về loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn Listeria là gì?
Vi khuẩn Listeria là một vi khuẩn thường thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm sống. Listeria có khả năng tồn tại trong môi trường pH thấp, nhiệt độ thấp (1) (dưới 0°C). Mẹ bầu trong 3 tháng đầu dễ nhiễm phải loại vi khuẩn này do thay đổi nội tiết tố làm hệ miễn dịch yếu đi. Nếu mẹ bầu không may miễn phải vi khuẩn listeria, có thể để lại các hậu quả đáng tiếc sau.
Hậu quả khi nhiễm khuẩn listeria
Vi khuẩn listeria có thể tấn công vào máu gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sau đó theo máu lan đi khắp cơ thể. Từ đó làm giảm lưu lượng máu khiến các mô và cơ quan thiếu lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Gây nên các hậu quả nghiêm trọng như:
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ bầu có thể bị rối loạn đông máu, rối loạn hô hấp, suy đa tạng,…
- Thêm nữa, vi khuẩn Listeria có thể tấn công vào hệ thần kinh, gây viêm màng não và có thể dẫn đến tử vong. Các biểu hiện của bệnh như: động kinh, đột quỵ, mất thính giác, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng,…
- Trong trường hợp nhiễm ít vi khuẩn listeria, mẹ bầu có thể chỉ mắc các biểu hiện nhẹ như cảm cúm, buồn nôn. Tuy nhiên, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.
Bởi vì, vi khuẩn listeria sẽ tấn công trực tiếp vào thai nhi chưa có khả năng miễn dịch. Từ đó dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc tử vong chu sinh.
Dù vi khuẩn Listeria có thể gây nhiều hậu quả khó lường, song mẹ bầu có thể phòng tránh bằng cách ăn phô mai đúng. Trong phần tiếp theo sẽ cho mẹ bầu biết những lợi ích tiêu biểu khi ăn phô mai đúng cách.
2. Lợi ích của bà bầu 3 tháng đầu khi ăn phô mai đúng cách
Để nhận được nhiều lợi ích từ phô mai, mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai nhưng phải chọn được loại phô mai phù hợp và sử dụng đúng cách. Một số lợi ích tiêu biểu của phô mai như quản lý cân nặng của mẹ bầu hay chống viêm, chống sưng.
Để hiểu rõ về các lợi ích đó, mẹ bầu hãy xem bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g phô mai dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng |
Năng lượng | 380Kcal |
Protein (Chất đạm) | 25.5g |
Lipit (Chất béo) | 30.9g |
Vitamin D | 0.3μg |
Vitamin B2 | 0.51mg |
Vitamin B5 | 0.413mg |
Vitamin B12 | 0.83μg |
Photpho | 424mg |
Kẽm | 3.11mg |
Canxi | 760mg |
Folat | 18μg |
Phenylalanin | 1286mg |
Lysin | 1883mg |
Isoleucine | 1183mg |
Từ bảng thành phần dinh dưỡng trên, có thể kết luận rằng phô mai là một thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu. Trong phô mai chứa lượng lớn protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy, phô mai mang đến các lợi ích tuyệt vời dưới đây.
2.1 Bà bầu ăn phô mai giúp xương và răng thêm chắc khỏe
Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai bởi phô mai chứa lượng lớn canxi, lên đến 760mg canxi/100g phô mai. Canxi là thành phần được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng 700 - 1000mg mỗi ngày. Đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hệ xương - răng, nhờ đó có các tác dụng như:
Giúp mẹ bầu bảo vệ xương và răng
Mẹ bầu bổ sung canxi giúp phòng tránh các bệnh về xương và răng, cụ thể là:
- Quá trình mang thai khiến cân nặng của mẹ bầu tăng, dễ gây đau khớp, đau lưng, mỏi gối,..
- Sự thay đổi hormon và nhu cầu canxi của thai nhi ngày càng cao khiến mẹ bầu dễ bị thiếu hụt canxi gây chảy máu chân răng.
Đặt tiền đề cho sự phát triển hệ xương - răng sau này của thai nhi
Thai nhi trong 3 tháng đầu đang phát triển các cơ quan cơ bản, do đó mẹ bầu bổ sung đầy đủ canxi giúp thai nhi tránh dị dạng xương, bệnh còi xương bẩm sinh.
2.2 Bà bầu 3 tháng đầu ăn phô mai giúp cung cấp protein cần thiết
Lượng protein cần thiết cho mẹ bầu vào khoảng 25g/ngày, đây là chất cơ bản tạo nên mô và cơ. Do đó protein đóng góp nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo phát triển toàn diện ở thai nhi: protein hỗ trợ hình thành các tế bào, mô, cơ quan ở thai nhi 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, protein còn cấu trúc nên các hormon, enzym trong cơ thể mẹ bầu, các chất này sẽ thúc đẩy và điều hòa quá trình phát triển của thai nhi.
- Giúp mẹ bầu phát triển cơ, móng, tóc: bổ sung đủ lượng protein giúp mẹ bầu tránh rụng tóc, móng dễ gãy hay cơ bắp yếu.
2.3 Ăn phô mai giúp cung cấp năng lượng cho bà bầu
Trong 100g phô mai cung cấp 30.9g chất béo. Chất béo chứa năng lượng cao, có thể nhanh chóng giúp mẹ bầu giảm đói. Bên cạnh đó, phô mai còn chứa nhiều chất đạm, canxi, vitamin và axit amin quý nhưisoleucin, lysin,… giúp mẹ bầu cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của mẹ bầu và thai nhi.
2.4 Bà bầu ăn phô mai làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Phô mai chứa các chất giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi như canxi và folat, cụ thể như:
- Canxi: giảm nguy cơ còi xương bẩm sinh, dị dạng xương cho thai nhi.
- Folate: có tác dụng hỗ trợ sản xuất tế bào mới, giảm thiểu sai sót trong sao chép DNA ở thai nhi 3 tháng đầu. Nhờ đó hạn chế xảy ra đột biến, tránh các dị tật bẩm sinh, bệnh bẩm sinh hay các dị dạng nghiêm trọng như hở xương sống, hở hộp sọ hay thậm chí là vô não.
2.5 Ăn phô mai giúp chống viêm, chống sưng
Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai bởi phô mai có chứa kẽm là một chất chống oxy hóa, có chức năng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào miễn dịch, giúp mẹ bầu chống viêm, sưng do nhiễm trùng, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, phô mai còn chứa các nhiều selen và các vitamin nhóm B là các chất chống oxy hóa, thúc đẩy hình thành các tế bào miễn dịch. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
2.6 Ăn phô mai giúp bà bầu quản lý cân nặng
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai bởi phô mai có nhiều chất dinh dưỡng như canxi (760mg), sắt (0.5mg), protein (25.5g) và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Do đó, phô mai dễ gây cảm giác no khiến mẹ bầu ít thèm ăn mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu. Dù vậy mẹ bầu 3 tháng đầu cũng không nên lạm dụng phô mai để giữ cân nặng của mình mà cần dùng thêm các loại rau, cá, trái cây khác nhau.
Từ những lợi ích nêu trên, có thể nhận ra phô mai là một thực phẩm thích hợp cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều loại phô mai có chứa vi khuẩn listeria và một số vi khuẩn khác gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Cho nên Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gửi đến mẹ bầu một số lời khuyên về loại phô mai mẹ bầu nên dùng.
3. Cách bổ sung phô mai đúng cách cho mẹ bầu
Mặc dù mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai tuy nhiên mẹ bầu cần nằm lòng các lời khuyên để bổ sung phô mai đúng cách, cụ thể về lượng phô mai sử dụng và các thực phẩm ăn kèm với phô mai.
Lượng phô mai mẹ bầu nên dùng
Mẹ bầu nên sử dụng tối đa 30g phô mai/ngày. Bởi vì phô mai chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cụ thể một phần phô mai nhỏ khoảng 5,2g đã chứa 0,62g đạm, 1,2g chất béo và 0,21g bột đường cùng các vitamin, khoáng chất khác.
Nếu mẹ bầu dùng nhiều phô mai dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, axit amin bằng cách ăn nhiều rau quả, trái cây, các loại cá thịt trắng,…
Thời điểm mẹ bầu nên dùng phô mai
Mẹ bầu nên sử dụng phô mai vào buổi sáng hoặc trưa, tránh sử dụng lúc chiều tối. Bởi vì phô mai có chứa lượng đạm và chất béo cao, dễ khiến cơ thể mẹ bầu không tiêu hóa kịp. Từ đó gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
Mẹ bầu không nên sử dụng phô mai như bữa chính mà nên chia ra thành các khẩu phần nhỏ. Phô mai không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng như một khẩu phần ăn gồm rau, cá, trứng, sữa,… bình thường của mẹ bầu. Bên cạnh đó, nạp lượng lớn phô mai cùng lúc khiến hệ tiêu hóa mẹ bầu quá tải, gây chướng bụng, đầy hơi, khó chịu,…
Các thực phẩm không nên dùng chung với phô mai
Khi dùng phô mai, mẹ bầu cần tránh kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm như trứng, cua, ghẹ, thịt bò, cừu,… Trong phô mai vốn chứa nhiều đạm, kết hợp với các thực phẩm này khiến lượng đạm vào cơ thể mẹ bầu dư thừa. Vì vậy khiến mẹ bầu mất cân bằng dinh dưỡng, dễ gây táo bón, tăng cân, mắc bệnh gout,…
Mẹ bầu không nên dùng phô mai với các thực phẩm nhiều đạm. Việc này có thể dẫn đến cơ thể mẹ bầu thừa đạm, dễ gây táo bón, tăng cân, gout,…
4. Các loại phô mai bà bầu nên và không nên ăn
Phô mai là một thị trường rộng với đa dạng sản phẩm. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ các lời khuyên dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
CÁC LOẠI PHÔ MAI BÀ BẦU NÊN ĂN
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai và được khuyên nên dùng các loại phô mai cứng hay được sản xuất từ sữa thanh trùng. Bởi vì vi khuẩn listeria thích hợp sinh sôi trong môi trường ẩm ướt, do đó chúng chỉ trú ngụ trong phô mai mềm. Tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại phô mai mềm được làm từ sữa đã qua xử lý nhiệt như sữa thanh trùng. Dưới đây là các loại phô mai thích hợp cho mẹ bầu.
Phô mai cứng hoặc hun khói
Phô mai cứng có môi trường khô cứng, tránh vi khuẩn Listeria tồn tại và phát triển. Ngoài ra, phô mai hun khói cũng được cho là an toàn cho mẹ bầu vì đã được xử lý qua nhiệt độ cao.
Một số loại phô mai cứng hoặc hun khói mẹ bầu nên dùng như: Parmesan, Pecorino, Manchego, phô mai hun khói Lacomo, phô mai sợi hun khói Chizolini,…
Phô mai mềm đã qua chế biến hay được làm từ sữa thanh trùng
Mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng phô mai trong các món chín hay dùng trực tiếp phô mai được làm từ sữa thanh trùng. Nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn Listeria trong các loại phô mai này rất thấp vì đã được xử lý nhiệt hoặc thanh trùng.
Một số loại phổ biến mẹ bầu có thể tham khảo như: mozzarella, cream cheese, mascarpone, ricotta,…
PHÔ MAI MẸ BẦU KHÔNG NÊN ĂN
Mẹ bầu có được ăn phô mai nhưng không phải loai nào cũng ăn được. Một số loại phô mai mẹ bầu không nên ăn để tránh nhiễm phải vi khuẩn Listeria, cụ thể như: Phô mai có gân xanh lá hoặc xanh da trời với hương vị đặc trưng. Các loại phô mai này có tên gọi chung là phô mai xanh, phần vân mốc màu xanh lam pha xanh lá do các chủng nấm penicillin tạo nên.
Mẹ bầu không nên sử dụng loại phô mai này trong 3 tháng đầu. Bởi vì phô mai xanh chứa nấm mốc và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu có sai sót trong quá trình sản xuất. Từ đó dẫn đến mẹ bầu dễ bị ngộ độc do nhiễm khuẩn gây buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,… Ngoài ra, đây cũng là môi trường thích hợp để vi khuẩn listeria phát triển.
Một số loại phô mai xanh mẹ bầu nên tránh: blue cheddar, gorgonzola, roquefort,…
Sau các thông tin về loại phô mai mẹ bầu nên ăn hay không nên ăn, các thông tin tiếp theo sẽ giải đáp cho mẹ bầu làm sao để ăn phô mai đúng cách.
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu về “Bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai”. Phô mai chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cần lựa chọn và sử dụng phô mai đúng cách để hỗ trợ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.