1. Thuật ngữ trong trong vẽ truyện tranh
- Translator (trans): Dịch giả, người dịch truyện ra tiếng Việt.
- Editor (edit): Biên tập, người đưa bản dịch của translator vào các trang truyện.
- Proof Reader (PR): Người kiểm tra, chỉnh sửa, đảm bảo chất lượng bản trans của translator.
- Quality Checker (QC): Người kiểm tra, chỉnh sửa, đảm bảo chất lượng bản edit của editor.
- Cleaner (clean): Người xử lý RAW, làm mịn, redraw, xóa text trong các trang truyện.
- Typesetter (type): Người type bản dịch vào các trang truyện đã được clean.
- Leader (lead): Người quản lý nhóm, chịu trách về vấn đề nhân sự, dự án, bản quyền…
- Scanlations: Là 1 nhóm tiến hành dịch truyện hay scan truyện.
- Permission (per): Vấn đề bản quyền: Là xin phép các nhóm dịch nước ngoài để có thể sử dụng bản dịch của họ hoặc các nhóm dịch trong nước để có quyền post truyện của họ.
Xin per thể hiện sự tôn trọng đối với công sức của các nhóm làm truyện.
Không cần phải xin per khi truyện đó đã được mua bản quyền, hoặc được làm từ RAW, hoặc nhóm dịch đã giải tán.
- Release (rls): Phát hành chap mới, lịch ra chap mới.
- Source: Nguồn dùng để trans hoặc edit hoặc cả 2.
- RAW: Truyện nguyên gốc tiếng Nhật (Jap), Trung (Chi), Hàn (Kor) chưa qua chỉnh sửa gì.
- English (Eng): Nguồn truyện tiếng Anh, thường lấy làm nguồn dịch.
- Project (PJ): Dự án, chỉ 1 bộ truyện được 1 nhóm tiến hành dịch.
- Tutorial (TUT): Bài hướng dẫn.
- Contest: Cuộc thi.
- Signature (sign): Chữ ký.
- Ratings: Tiêu chí đánh giá chất lượng 1 bản edit.
- Low Quality (LQ): Size width của truyện là 1-639 px
- Medium Quality (MQ): Size width của truyện là 640-1023 px
- High Quality (HQ): Size width của truyện lớn hơn 1024 px
- Chapter (chap): 1 chương hay 1 hồi truyện.
- Volume (vol): 1 tập truyện.
- Redraw: 1 công đoạn của edit, là vẽ lại hình khi chữ đè lên hình.
- SFX: Tiếng động, âm thanh.
- Bubble: Bóng thoại.
2. Tên gọi các nhân tố truyện tranh
- Mangaka: Thường dùng chỉ tác giả truyện tranh hay những người được tôn trọng trong xã hội.
- Otaku : Chỉ những người yêu thích manga anime nói chung.
- Cosplay: Là cách gọi ngắn gọn của costume (trang phục) và play (chơi), là một nét văn hóa của Nhật tập trung về trang phục và cách ăn mặc của nhân vật trong anime manga và game, hay ít phổ biến hơn như trong phim truyền hình Nhật, phim giả tưởng và nhạc Pop của Nhật. Trong phạm vi đơn giản nó được hiểu là mặc bộ đồ theo phong cách của một nhân vật nào đó.
- Merchandise: Là các hàng hóa có liên quan đến anime manga, tạm dịch là toàn bộ những sản phẩm, vật dụng lấy ý tưởng bắt nguồn từ anime manga, hay các nhân vật trong anime manga
3. Tên gọi truyện tranh theo quốc gia
- Manga: Truyện tranh Nhật Bản.
- Manhua: Truyện tranh Trung Quốc.
- Manhwa: Truyện tranh Hàn Quốc.
- Comic: Truyện tranh Châu Âu và Châu Mĩ.
- VnComic: Truyện tranh Việt Nam.
4. Phân loại và thể loại
- Anime : Truyện đã được chuyển thể thành hoạt hình.
- Live action: Truyện đã được chuyển thể thành phim.
- One shot: Những truyện ngắn, thường là 1 chapter.
- Doujinshi (doujin): Truyện tranh do các họa sĩ nghiệp dư hay chuyên nghiệp vẽ và tự xuất bản, với nhân vật tự sáng tạo, nên hay lấy nhân vật và bối cảnh trong một bộ anime-mang hay một game nào đó.
- Fanfiction (fanfic): Là những câu chuyện tự nghĩ ra, tự sáng tác ( viết như văn) do các fan nghĩ ra thường là sử dụng các nhân vật trong câu chuyện mình thích và cho thêm nhân vật của mình vào.
- On going: Truyện đang tiếp tục phát hành, tác giả đang sáng tác tiếp.
- Remake: Truyện được nhóm dịch làm lại bản đẹp từ đầu.
- Action: Thể loại này thường có nội dung về đánh nhau, bạo lực, hỗn loạn, với diễn biến nhanh.
- Adult: Thể loại có đề cập đến vấn đề nhạy cảm, chỉ dành cho tuổi 17+.
- Adventure: Thể loại phiêu lưu, mạo hiểm, thường là hành trình của các nhân vật.
- Comedy: Thể loại có nội dung trong sáng và cảm động, thường có các tình tiết hay âm thanh gây cười, các xung đột nhẹ nhàng, hài hước.
- Drama: Thể loại mang đến cho người xem những cảm xúc khác nhau: buồn bã, kịch tính, gay cấn thậm chí là bi phẫn.
- Ecchi: Thường có những tình huống nhạy cảm nhằm lôi cuốn người xem.
- Fantasy: Thể loại xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú, từ pháp thuật đến thế giới trong mơ thậm chí là những câu chuyện thần tiên.
- Gender Bender: Là một thể loại trong đó giới tính của nhân vật bị lẫn lộn: nam hóa thành nữ, nữ hóa thành nam…
- Harem: Thể loại truyện tình cảm, lãng mạn mà trong đó, nhiều nhân vật nữ thích một nam nhân vật chính.
- Hentai: Mang nội dung khiêu dâm, biến thái 18+
- Historical: Thể loại có liên quan đến thời xa xưa.
- Horror: Horror = rùng rợn, nghe cái tên là bạn đã hiểu thể loại này có nội dung thế nào. Nó làm cho bạn kinh hãi, khiếp sợ, ghê tởm, run rẩy, có thể gây sock - một thể loại không dành cho người yếu tim.
Kodomo: Thể loại dành cho trẻ em có tính giáo dục cao về nhân cách con người.
- Josei: Là một thể loại của manga hay anime được sáng tác chủ yếu bởi phụ nữ cho những độc giả nữ từ 18 đến 30. Josei manga: có thể miêu tả những lãng mạn thực tế , nhưng trái ngược với hầu hết các kiểu lãng mạn lí tưởng của Shoujo manga: với cốt truyện rõ ràng, chín chắn.
- Martial Arts: Giống với tên gọi, bất cứ gì liên quan đến võ thuật trong truyện từ các trận đánh nhau, tự vệ đến các môn võ thuật như akido, karate, judo hay taekwondo, kendo, các cách né tránh.
- Mature: Thể loại dành cho lứa tuổi 17+ bao gồm các pha bạo lực, máu me, chém giết, tình dục ở mức độ vừa.
- Mecha: Mecha, còn được biết đến dưới cái tên meka hay mechs, là thể loại nói tới những cỗ máy biết đi (thường là do phi công cầm lái).
- Mystery: Thể loại thường xuất hiện những điều bí ẩn không thể lí giải được và sau đó là những nỗ lực của nhân vật chính nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
- Psychological: Thể loại liên quan đến những vấn đề về tâm lý của nhân vật ( tâm thần bất ổn, điên cuồng…)
- Romance: Thường là những câu chuyện về tình yêu. Ớ đây chúng ta sẽ lấy ví dụ như tình yêu giữa một người con trai và con gái, bên cạnh đó đặc điểm thể loại này là kích thích trí tưởng tượng của bạn về tình yêu.
- School life: Trong thể loại này, ngữ cảnh diễn biến câu chuyện chủ yếu ở trường học.
- Sci-fi: Bao gồm những chuyện khoa học viễn tưởng, đa phần chúng xoay quanh nhiều hiện tượng mà liên quan tới khoa học, công nghệ, tuy vậy thường thì những câu chuyện đó không gắn bó chặt chẽ với các thành tựu khoa học hiện thời, mà là do con người tưởng tượng ra.
- Seinen: Là một thể loại của manga thường nhằm vào những đối tượng nam 18 đến 30 tuổi, nhưng người xem có thể lớn tuổi hơn, với một vài bộ truyện nhắm đến các doanh nhân nam quá 40. Thể loại này có nhiều phong cách riêng biệt, nhưng thể loại này có những nét riêng biệt, thường được phân vào những phong cách nghệ thuật rộng hơn và phong phú hơn về chủ đề, có các loại từ mới mẻ tiên tiến đến khiêu dâm.
- Shoujo: Đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nữ. Nội dung của những bộ manga này thường liên quan đến tình cảm lãng mạn, chú trọng đầu tư cho nhân vật (tính cách,…).
- Shoujo Ai: Thể loại quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ, thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ trong các manga, anime.
- Shounen: Đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nam. Nội dung của những bộ manga này thường liên quan đến đánh nhau và/hoặc bạo lực (ở mức bình thường, không thái quá).
- Shounen Ai: Là một thể loại của anime hoặc manga có nội dung về tình yêu giữa những chàng trai trẻ, mang tính chất lãng mạn nhưng ko đề cập đến quan hệ tình dục.
- Slice of Life: Nói về cuộc sống đời thường.
- Smut: Những truyện có nội dung hơi nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến tình dục
- Soft Yaoi: Quan hệ đồng tính nam, nặng hơn Shounen Ai 18+
- Soft Yuri: Quan hệ đồng tính nữ, nặng hơn Shoujo Ai 18+
- Sports: Đúng như tên gọi, những môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, đua xe, cầu lông,… là một phần của thể loại này.
- Supernatural: Thể hiện những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được, chúng thường đi kèm với những sự kiện trái ngược hoặc thách thức với những định luật vật lý.
- Tragedy: Thể loại chứa đựng những sự kiện mà dẫn đến kết cục là những mất mát hay sự rủi ro to lớn.
- Truyện scan: Các truyện được scan qua máy từ cuốn truyện thật.