Trứng không chỉ là nguồn protein chất lượng cao mà còn là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển toàn diện cho bé yêu của bạn nhất là giai đoạn ăn dặm đầu đời.
Lượng trứng gà phù hợp với bé tuổi ăn dặm
Để các món ăn dặm từ trứng gà mang lại những lợi ích sức khỏe cho trẻ, điều quan trọng là ba mẹ nắm vững thông tin về hàm lượng trứng phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn. Dưới đây là thông tin chỉ tiết về vấn đề này mà bạn cần chú ý:
- Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, khi trẻ mới bắt đầu làm quen với thực phẩm và hệ tiêu hóa còn yếu, chuyên gia khuyên nên cho trẻ ăn 1 nửa lòng đỏ trứng gà trong một bữa ăn dặm. Nên hạn chế trẻ ăn trứng gà 2-3 lần trong 1 tuần.
- Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ có thể được cung cấp khoảng 1 lòng đỏ trứng gà trong một bữa ăn dặm. Ba mẹ nên giữ mức 3-4 bữa trứng mỗi tuần.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Tại độ tuổi này, việc ăn dặm với trứng gà nên bao gồm 3-4 quả trứng mỗi tuần. Đặc biệt, cần lưu ý cho trẻ ăn cả lòng trắng và lòng đỏ để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Đối với trẻ độ tuổi này, nếu trẻ thích ăn dặm với trứng gà, tốt nhất là cho trẻ ăn 1 quả trứng gà mỗi ngày. Trong trường hợp trẻ không ưa thích món này, ba mẹ nên đảm bảo rằng trẻ ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Các mẹ nên chú ý bé mấy tháng có thể ăn trứng gà? Từ đó có được những thông tin cần thiết để bổ sung loại thực phẩm này trong quá trình phát triển của trẻ.
Món ăn dặm từ trứng gà nhiều dinh dưỡng
Cháo trứng gà thông thường
Nguyên liệu:
- Trứng gà (2 quả);
- Gạo tẻ và gạo nếp lượng đủ cho bé ăn;
- Hành, tía tô;
- Dầu oliu;
- Gia vị nấu ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Đo lường sử dụng phần gạo vừa đủ, vo sạch và cho vào nồi áp suất rồi đổ nước đủ dùng vào. Một mẹo nhỏ cho bạn là trộn 3 phần gạo tẻ và một phần gạo nếp để món món ăn dặm từ trứng gà này trở nên mềm phù hợp hơn cho trẻ ăn dặm. Đun sôi gạo trong nồi áp suất cho đến khi gạo nở bụng.
- Bước 2: Rửa sạch tía tô và hành lá, sau đó thái nhỏ. Nếu bé không thích mùi tía tô, bạn có thể giảm lượng tía tô trong khẩu phần.
- Bước 3: Nêm gia vị vào cháo, giữ nồi cháo nóng và đổ trứng gà, dầu oliu vào, khuấy đều.
- Bước 4: Cho cháo ra bát và để nguội, bữa ăn cho bé đã hoàn chỉnh.
Cách nấu cháo trứng gà rau ngót
Nguyên liệu:
- Trứng gà (2 quả);
- Cháo trắng (1 phần);
- Rau ngót (lá non, không lấy lá già);
- Gia vị;
- Dầu gấc.
Cách làm:
- Bước 1: Vo gạo thật sạch rồi bắt đầu nấu cháo cho bé trong nồi áp suất.
- Bước 2: Rau ngót rửa sạch và xay nhuyễn.
- Bước 3: Khi cháo đã sôi, thêm rau ngót và gia vị vào, khuấy đều.
- Bước 4: Cuối cùng, cho lòng đỏ trứng gà vào và đun lửa nhỏ trong 1-2 phút để trứng chín. Sau đó, cho món ăn dặm từ trứng gà này ra tô xong để nguội để bé ăn.
Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu:
- Trứng gà (1 quả);
- Khoai lang (2 củ);
- Cháo trắng (1 phần);
- Sữa tươi (1 ly nhỏ);
- Gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Vo gạo thật sạch rồi tiến hành nấu cháo cho bé trong nồi áp suất.
- Bước 2: Rửa sạch khoai lang, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Bước 3: Trộn khoai lang nóng với 1 ly sữa tươi.
- Bước 4: Đun sôi cháo, nêm gia vị, thêm hỗn hợp khoai lang trên rồi khuấy đều. Sau khi cháo và khoai lang hòa chung với nhau thì thêm lòng đỏ trứng. Đun lửa nhỏ 1-2 phút, rồi bắc ra cho bé ăn. Món cháo trứng gà cho bé ăn dặmnày được đánh giá cao trong việc cải thiện tình trạng táo bón của bé.
Cách nấu cháo trứng gà bí đỏ
Nguyên liệu:
- Trứng gà (1 quả);
- Cháo trắng (1 phần);
- Bí đỏ (200 gram);
- Hành lá;
- Gia vị;
- Dầu oliu.
Cách làm:
- Bước 1: Lấy lượng gạo vừa phải, Vo gạo thật sạch, rồi dùng nồi áp suất để nấu cháo cho bé.
- Bước 2: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, luộc hoặc hấp cho mềm, sau đó đánh nhuyễn.
- Bước 3: Khi cháo đã sôi và nhừ, nêm nếm gia vị theo khẩu vị mà bé thích, thêm bí đỏ nghiền nhuyễn và khuấy đều.
- Bước 4: Nhanh chóng cho lòng đỏ trứng vào cháo, đánh đều trên lửa nhỏ khoảng 1-2 phút. Đến đây bạn đã có món ăn dặm hoàn chỉnh và sẵn sàng để cho bé thưởng thức.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm với trứng gà
- Lựa chọn trứng gà tươi ngon và an toàn với nguồn gốc rõ ràng là quan trọng. Để tránh tiềm ẩn rủi ro dị ứng, nên bắt đầu với việc cho bé ăn lòng đỏ trứng gà trước, vì hàm lượng protein cao trong lòng trắng có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
- Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng, mẹ nên tạm ngưng việc cho bé ăn lòng đỏ trứng và đợi cho bé đến 8 tháng tuổi để thử nghiệm lại. Nếu dị ứng vẫn tiếp tục, việc thử nghiệm có thể được lùi lại đến khi bé đạt 2 tuổi. Để có lời khuyên phù hợp, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng tiêu hóa của bé, mẹ cần cân nhắc về lượng trứng phù hợp trong chế biến món ăn dặm từ trứng gà cho trẻ, khoảng từ 1/4 đến 1/2 lòng đỏ trứng là lựa chọn phù hợp. Khi bé đạt 2 tuổi trở lên, việc sử dụng 1 trứng mỗi ngày là hoàn toàn khả thi.
- Quan trọng là đảm bảo trứng được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé. Mẹ cũng nên hạn chế sử dụng gia vị cho bé dưới 1 tuổi, đặc biệt là muối, vì nó có thể ảnh hưởng đến thận của bé.
- Đối với trẻ trên 1 tuổi, có thể sử dụng các loại gia vị nhẹ nhàng như nước mắm, nước tương trong quá trình ăn dặm. Đối với bé từ 6-7 tháng, nên giữ cho bé ăn cháo trứng 1-2 bữa mỗi tuần, và khi bé từ 8 tháng trở lên, có thể tăng lên thành 3 bữa cháo trứng mỗi tuần.
Món ăn dặm từ trứng gà không chỉ mang lại sự đa dạng trong khẩu phần mà còn cung cấp một nguồn dưỡng chất quan trọng cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Việc cân nhắc lượng trứng phù hợp theo độ tuổi của bé, chế biến, và hạn chế gia vị không thích hợp là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn trứng, bạn nên cho trẻ thăm khám ngay để được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.