Trẻ sơ sinh bị lông mi quặm là vấn đề khá thường gặp, đặc biệt là ở những em bé có khuôn mặt bụ bẫm, mí mắt nhỏ. Tình trạng này tưởng như vô hại nhưng thực chất lại có thể gây ra nhiều phiền toái cho các bé và thậm chí là gây tổn thương giác mạc. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân và cách xử lý quặm mi bẩm sinh là điều hết sức quan trọng và cần thiết để giúp cho thị lực và sức khỏe mắt của trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài biết dưới đây.
Lông mi quặm ở trẻ sơ sinh là gì?
Quặm mi bẩm sinh hay trẻ sơ sinh bị lông mi quặm là tình trạng mà bờ mi của trẻ bị lộn vào bên trong, khiến cho lông mi tiếp xúc với giác mạc và các vùng da lân cận. Tình trạng này có thể xuất hiện ở trẻ em ngày từ khi mới sinh ra và có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu không được xử lý kịp thời.
Khi lông mi liên tục cọ xát vào giác mạc trẻ sẽ thường trở nên khó chịu và luôn có xu hướng dụi mắt. Điều này có thể gây ra các vấn đề như chảy nước mắt, đỏ mắt ở trẻ và trong các trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến viêm kết mạc và các vấn đề khác như trợt biểu mô, nhiễm trùng hay thậm chí viêm giác mạc, gây sẹo và giảm thị lực của trẻ.
Theo các thống kê về y tế, tỷ lệ quặm mi bẩm sinh trên thế giới ước tính là khoảng 2%. Chính vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng này vì rất có thể con yêu của các bạn cũng có thể bị lông mi quặm.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị lông mi quặm
Nắm vững các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị quặm mi từ sớm sẽ giúp chúng ta có thể can thiệp và xử lý tình trạng này kịp thời. Bệnh quặm mi bẩm sinh thường gặp ở trẻ em có đặc điểm khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp và hơi tẹt.
Trẻ bị lông mi quặm thường khó chịu và thường xuyên dụi mắt. Điều này có thể dẫn đến các tác động như chảy nước mắt, đỏ mắt ở trẻ. Vì vậy nếu quan sát thấy những dấu hiệu như hay đưa tay lên mắt, mắt đỏ hay chảy nước mắt, thái độ quấy khóc và khó chịu của trẻ thì cha mẹ nên kiểm tra kỹ vì rất có thể trẻ đang gặp phải tình trạng lông mi quặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cha mẹ cũng có thể nhầm lẫn với những tình trạng khác. Vì vậy, để có thể có được kết luận chính xác nhất thì cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách xử lý lông mi quặm ở trẻ sơ sinh
Mặc dù lông mi quặm ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới trẻ nhưng cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi lẽ tình trạng này có thể được cải thiện theo thời gian khi trẻ phát triển. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà cha mẹ được phép chủ quan. Khi phát hiện trẻ bị quặm mi, cha mẹ không cần phải chủ động điều trị ngay lập tức nhưng phải theo dõi kỹ lưỡng và đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ. Khi quặm mi dẫn đến các biến chứng như chảy nước mắt, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương và trẻ có các dấu hiệu như đỏ mắt, chảy nước mắt đặc biệt là khi ra ngoài nắng thì cha mẹ nên thực hiện can thiệp sớm để giải quyết tình trạng này.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại cho giác mạc, phương pháp xử lý có thể thực hiện là dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ để tránh nhiễm trùng. Cha mẹ cũng nên tham khảo chuyên gia y tế về cách vuốt mi để làm cho chúng bật ra ngoài, tránh lông mi tiếp tục cọ vào giác mạc của trẻ. Nếu tình trạng này không thuyên giảm tự nhiên thì có thể cần đến phẫu thuật khi trẻ lớn hơn. Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như dụi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đặc biệt hãy lưu ý việc áp dụng các phương pháp xử lý lông mi quặm ở trẻ sơ sinh đều phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ khi thực sự cần thiết. Cha mẹ cần tránh tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp chữa quặm mi cho trẻ mà không có sự hướng dẫn chính xác từ bác sĩ để tránh các rủi ro không đáng có xảy ra.
Việc chăm sóc và điều trị quặm mi bẩm sinh là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ em. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp điều trị sẽ giúp chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe mắt của trẻ tốt nhất và giúp trẻ có thể phát triển một cách bình thường và toàn diện nhất mà không gặp bất cứ trở ngại nào.