Những điều bạn cần biết khi Tiền kỳ
6. Tập hợp đoàn làm phim
Bạn không thể tự mình hoàn thành hết mọi việc. Nhiều thành viên khác sẽ gia nhập đoàn làm phim của bạn trong giai đoạn tiền kì. Những vị trí cốt cán sẽ cần tham gia sớm nhất có thể, trong khi các thành viên khác có thể tham gia ở các thời điểm sau này. Sau đây là những thành viên chính.
Đoàn làm phim: Chi phí để tập hợp một đoàn làm phim có thể chiếm lên đến khoảng 80% ngân sách. Các chức vụ khác nhau trong đoàn sẽ có sự thay đổi tuỳ vào quy mô của dự án, nhưng bạn sẽ cần phải có một số thành viên chủ chốt có mặt ngay từ đầu vì các vấn đề có thể xảy ra trong giai đoạn tiền kỳ. Line Producer (Sản xuất hiện trường), UPM (Unit Production Manager - Quản lý sản xuất), hay là First AD (Trợ lý đạo diễn thứ nhất) sẽ là những người giúp bạn xắp xếp mọi thứ.
Line Producer (Sản xuất hiện trường): Đầu tiên, Line Producer sẽ quản lý bản ngân sách dự án của bạn “theo từng dòng, từng câu, từng chữ” (Line by line) như tên gọi của chức danh đó, nhưng vai trò của họ không chỉ có như thế. Line producer sẽ là quản lý chính của dự án và họ sẽ giám sát công việc hàng ngày của đoàn làm phim bao gồm việc lên kế hoạch, tuyển nhân sự mới, tương tác với tất cả các thành viên trong đoàn cùng với nhiều thứ khác. Trong suốt thời gian diễn ra dự án, Line Producer sẽ là người mà bạn và các thành viên khác trong đoàn tìm đến nếu có bất kì điều gì khó khăn xảy ra.
Nếu yêu thích hoặc muốn tìm hiểu về công việc làm phim, các bạn có thể tham khảo các khóa học của Trung tâm TPD:
- Khóa học làm phim cơ bản - Basic Filmmaking
UPM- Unit Production Manager (Quản lý sản xuất): Mặc dù người Line producer có thể kiêm luôn vai trò này, nhiều dự án vẫn yêu cầu phải có một UPM để kết hợp chặt chẽ với Line producer trong việc tuyển diễn viên, chuẩn bị nơi ở cho đoàn làm phim, chuẩn bị phương tiện di chuyển, lên kinh phí dự án, phân tích kịch bản, lên timeline khi bấm máy, thuê bối cảnh và thu thập mẫu đơn Release form (Đơn phát hành hợp pháp).
Trong khi Line Producer và First AD sẽ giải quyết mọi khúc mắc, UPM sẽ phải thường xuyên làm việc ở văn phòng sản xuất.
First AD (Trợ lý đạo diễn thứ nhất): Người First AD sẽ quản lý mọi thứ ở trường quay và báo cáo trực tiếp với đạo diễn. Anh / chị ta sẽ lên kế hoạch cho những chi tiết quan trọng trong quá giai đoạn sản xuất. Người First AD sẽ tính toán thời gian của dự án và tính toán lịch cho từng ngày để đảm bảo rằng mọi thứ kịp tiến độ để tránh những chi phí phát sinh. Họ sẽ giải quyết những áp lực trên trường quay và sẽ đi theo một lịch cố định khi bộ phim bắt đầu bấm máy.
First Ad sẽ quản lý danh sách ngày làm việc và lương theo ngày của từng thành viên trong đoàn để soạn ra Call Sheet (Lịch quay mỗi ngày). Anh/ chị ta sẽ là trạm liên lạc trên trường quay và phụ trách về nhân sự và an ninh cho bối cảnh.
Đạo diễn: Việc có đạo diễn cùng đồng hành với dự án khi bắt đầu sẽ giúp cho mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng cho việc bấm máy. Anh/chị ta sẽ cần những người khác cũng hỗ trợ, chẳng hạn như đạo diễn hình ảnh của phim. Làm việc cùng với đạo diễn của dự án về Storyboard và shot list sẽ đảm bảo cho những việc cần thiết được hoàn thành khi chuyển từ tiền kì sang sản xuất.
Những người phụ trách các tổ trong đoàn phim: Đoàn phim của bạn sẽ được chia làm nhiều tổ khác nhau, mỗi tổ đều có 1 người phụ trách chính. Thiết kế phục trang, đạo diễn casting, và thiết kế sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiền kì. Khi mà giai đoạn tiền kì gần chuyển sang giai đoạn sản xuất, bạn có thể phân công công việc cho họ. Những cuộc họp giữa các người phụ trách sẽ là bắt buộc để đảm bảo các tổ làm việc ăn ý với nhau và theo sát một thời gian biểu chung.
Sự ăn ý giữa các tổ sẽ đảm bảo cho việc hình ảnh và cảm xúc của bộ phim có sự thống nhất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành công của dự án.
7. Chuẩn bị cho việc bấm máy
Casting (Tuyển diễn viên): Bạn sẽ không thể tìm được người diễn viên nào trùng khớp hoàn toàn với nhân vật mà bạn tưởng tượng trong đầu. Casting là công việc tìm kiếm được người diễn viên phù hợp cho vai diễn, và các diễn viên thường sẽ mang đến cho bạn những thứ mà bạn không ngờ tới.
Bạn có thể thông qua một công ty tuyển diễn viên hoặc bạn có thể tự tìm kiếm. Để có được dàn diễn viên mong muốn, bạn cần nắm được cái gì là phù hợp nhất cho dự án của mình. Bạn phải quyết định xem có nên làm việc cùng diễn viên nổi tiếng hay ít nổi tiếng. Tuỳ thuộc vào tài năng và độ nổi tiếng của từng diễn viên mà cát-xê của họ sẽ khác nhau.
Diễn viên: Diễn viên đóng quảng cáo và người mẫu chụp ảnh là cùng một dạng. Bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ trả công cho họ cho công việc họ làm trên phim trường. Bạn còn phải cân nhắc đến tất cả các kênh phát hành sản phẩm và đảm bảo rằng các quyền liên quan phải được đáp ứng. Bạn sẽ phải cân nhắc đến địa điểm, thời gian và các quyền khai thác cho các phương tiện mà bạn yêu cầu như chiếu trên mạng, trên truyền hình hoặc trong nhà hát kịch. Bạn yêu cầu càng nhiều thứ thì bạn sẽ phải trả cho công ty tuyển diễn viên và diễn viên càng nhiều tiền.
Buổi thử vai: Trong buổi thử vai cho phim và quảng cáo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho diễn viên nhiều đoạn thoại khác nhau để kiểm tra khả năng của anh/chị ta. Bạn có thể cho nhiều diễn viên diễn cùng nhau trong buổi thử vai để xem giữa họ có sự ăn ý với nhau hay không. Bạn phải lược bớt những diễn viên không phù hợp và tập chung vào những người mà bạn thấy phù hợp nhất với nhân vật.
Bạn nên đưa ra những yêu cầu mà người diễn viên phải chuẩn bị trước càng sớm càng tốt, ví dụ như diễn viên sẽ phải để râu trước khi quay cảnh cạo râu trong quảng cáo, hay là họ sẽ phải diễn trong một hoàn cảnh đặc biệt - như bơi ở trên biển chẳng hạn - bạn sẽ phải thông báo kĩ cho diễn viên trước khi quay, thay vì báo cho họ khi họ đã tới bối cảnh.
- Tham khảo Khóa học làm phim cơ bản
Tìm kiếm trang thiết bị: Thiết bị ghi hình, thiết bị thu thanh và thiết bị ánh sáng (cùng với nhiều thứ đồ lặt vặt khác). Nếu bạn muốn thuê chúng trong một thời gian dài thì bạn nên kiểm tra xem bạn có thể được giảm giá hay không. Nhiều khi các thành viên trong đoàn sẽ có những trang thiết bị mà bạn cần do đó bạn hãy hỏi họ xem nếu họ có thể cho đoàn phim thuê rẻ hoặc cho mượn miễn phí.
Nếu bạn cần những thiết bị chuyên dụng để quay phim như Đèn trời Arri Skypanels hay cần cẩu Panther, hãy liên hệ với đơn vị cho thuê trang thiết bị sớm nhất có thể để tránh phải hỏi thuê vào phút cuối.
Nên nhớ là chuẩn bị trang thiết bị không chỉ là việc có được chúng. Bạn sẽ phải mang chúng ra phim trường bằng xe chuyên dụng và có thành viên đoàn biết sử dụng những trang thiết bị chuyên dụng đó.
Khảo sát bối cảnh: Sau khi đã hoàn thành Storyboard cho các cảnh quay, bạn sẽ phải tiến hành việc khảo sát bối cảnh để tìm ra những bối cảnh tốt nhất để quay phim. Nếu bạn phải quay trong studio thì bạn sẽ phải sớm kiểm tra xem chúng có còn trống trong khoảng thời gian bạn cần hay không vì dự án của bạn có thể kéo dài đến hàng tháng trời. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để tập trung vào việc thiết kế bối cảnh và nhiều việc quan trọng khác nếu bạn đã chốt được bối cảnh.
Với những dự án lớn thì chắc chắn bạn sẽ cần thuê một người Location manager (Quản lý bối cảnh) có kinh nghiệm để kiểm soát mọi thứ. Để kiểm tra xem một địa điểm quay có thích hợp hay không thì anh/ chị ta sẽ phải làm việc với đạo diễn, đạo diễn hình ảnh (DOP) và thiết kế mỹ thuật. Bạn nên cân nhắc đến việc thu thanh khi chọn bối cảnh vì nếu trường quay mà quá gần với cao tốc đông xe cộ thì sẽ có nhiều vấn đề xảy ra khi bạn tiến vào giai đoạn hậu kì.
Quay phim ngoài trời: Bộ phim của bạn nhiều khả năng sẽ phải quay ngoài trời do đó bạn nên cân nhắc đến những yếu tố như thời tiết, nguồn điện, và giấy phép quay phim. Ngoài ra, khi tiến hành quay phim ở một bối cảnh nào đó, bạn sẽ phải tính đến việc có phải bố trí trạm sản xuất hay việc vận chuyển trang thiết bị vào bối cảnh ra sao rồi cả việc ở quanh đó có khách sạn đủ phòng cho toàn bộ đoàn làm phim hay không?
8. Những chuẩn bị cuối cùng trong giai đoạn tiền kì
Storyboards và Shot Lists: Vẽ storyboard cho những cảnh quay sẽ giúp mọi người nắm được mình cần làm những gì trên phim trường. Một bản Shot list sẽ cho bạn chỉ dẫn về việc thực hiện các cảnh quay như thế nào, nó như một bản danh sách những việc cần làm mỗi ngày trong giai đoạn sản xuất.
Shot lists cung cấp một cái nhìn chi tiết về cách ghi hình mỗi cảnh quay, còn storyboards sẽ cho bạn một hình ảnh khái quát về các hành động trong kịch bản. Phân tích mỗi cảnh quay thành một chuỗi những cú máy để xây dựng nên thời gian biểu khi quay. Nhìn vào mỗi tấm hình storyboard, ta có thể biết được trong cảnh quay đó máy quay tĩnh hay động, nếu động thì máy quay sẽ lia ngang hay lia dọc, có sử dụng zoom hay không và có cần dùng tracking hay không.
Thảo luận về các cảnh quay: Bạn nên thảo luận với người dựng phim về Shot list nếu có cơ hội. Họ có thể đóng góp những ý kiến có ích cho giai đoạn hậu kì sau này và giúp bạn tránh khỏi việc phải mất chi phí quay bổ sung. Như đã nói ở bên trên, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và giúp bạn trách khỏi sự trì hoãn trong giai đoạn sản xuất nếu bạn lập kế hoạch trước một cách hợp lý.
Cảnh quay càng phức tạp thì càng khó để ghi hình. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành nó. Độ dài của cảnh quay cũng là yếu tố chính để bạn căn cứ vào đó mà lập nên lịch quay. Một cảnh quay dài 10 phút sử dụng Steadicam đương nhiên sẽ tốn nhiều thời gian quay hơn là một cảnh quay máy quay tĩnh với một câu thoại duy nhất.
Người đạo diễn sẽ bày tỏ tầm nhìn của anh/ chị ta về bộ phim và người Điều phối sản xuất và Trợ lý đạo diễn số 1 sẽ nỗ lực để tập hợp mọi thứ lại thành một kế hoạch logic và khả thi.
Lên lịch quay: Nếu đã thực hiện xong các bước như trên thì bạn đã gần đến đích rồi đấy. Bạn đã phân tích xong kịch bản và đã lên được một shot list và bạn đã lên được một lịch quay cơ bản cho mỗi ngày. Bây giờ là lúc mà mọi thứ sẽ được lên kế hoạch một cách chi tiết hơn.
Bạn và nhóm của bạn sẽ phải quyết định thứ tự thực hiện từng cảnh quay. Độ dài cảnh quay, yêu cầu về kĩ thuật, và cảm xúc của mỗi cảnh quay (bạn không nên để diễn viên đóng một cảnh quay thể hiện cảm xúc mãnh liệt ngay rồi ngay sau đó thực hiện một cảnh hài) đều đóng những vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên một lịch quay lý tưởng. Hãy thu thập ý kiến đóng góp từ các thành viên trong đoàn trong khi lên lịch quay.
Trước khi đến giai đoạn sản xuất, đây là một vài thứ bạn có thể làm để đảm bảo có một sự chuyển giao trơn chu giữa 2 giai đoạn.
Tập dượt trước trong giai đoạn tiền kì: Giữa giai đoạn tiền kì và sản xuất, bạn sẽ có cơ hội để chau chuốt tất cả các yếu tố mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Do đó bạn sẽ cần những buổi tập duợt.
Đầu tiên bạn sẽ phải để các vai diễn cùng đọc thoại với nhau để có cái nhìn tổng thể về kịch bản, sau đó là giúp các diễn viên có cơ hội làm việc và hiểu nhau hơn.
9. Sự chuẩn bị của các tổ trong đoàn làm phim trước khi bấm máy
Người đạo diễn sẽ phải chuẩn bị các cảnh quay khi tập dượt và làm việc với diễn viên. Tất cả các tổ khác cũng sẽ phải chuẩn bị sẵn để luôn sẵn sàng khi phim bắt đầu bấm máy. Đây là thời gian để cho bạn rà soát lại mọi thứ để đảm bảo tất cả các việc được chuẩn bị đầy đủ khi giai đoạn sản xuất bắt đầu: diễn viên đã nhớ thoại, các cảnh quay đã được xắp xếp và mọi thứ khác đã sẵn sàng. Mọi người trên phim trường sẽ đều có lợi nếu họ đã nắm được hết những hướng dẫn.
Trước khi bấm máy, việc tập duyệt sẽ giúp bạn phát hiện những sai sót để siết chặt lại những điểm còn lỏng lẻo. Tập dượt một cách sát nhất với thực tế nếu có thể. Nếu bạn cần thực hiện một điều gì đó trên phim trường sau này, luyện tập luôn trong lúc này để không điều gì có thể khiến bạn bị bất ngờ khi bộ phim bắt đầu bấm máy.
10. Xây dựng một đội ngũ fan cho bộ phim
Khi bạn đã có kịch bản, một trong những bước quan trọng nhất trong giai đoạn tiền kì là xác định được đối tượng khán giả của bộ phim.
Hãy nghĩ đến mục đích sử dụng của bộ phim của bạn trước khi thực hiện phân tích kịch bản, quảng cáo phim, kết nối với nhà phát hành và khán giả, quay phim, phát hành phim…
Nhiều người làm phim mục đích là chỉ để làm ra phim. Điều này là rất bình thường vì bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn mong muốn. Thế nhưng phần lớn những nhà làm phim sẽ cần thông qua những kênh phân phối để bộ phim của họ có thể được khán giả biết đến.
Nếu bạn làm phim để gửi cho một liên hoan phim nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu kĩ và các yêu cầu và luật của liên hoan phim đó để tránh việc mất thời gian và tiền của vào những thứ mà sau này không dùng đến. Hay tham khảo những bộ phim đã giành giải ở những liên hoan phim trước để biết được tiêu chí bình chọn phim đoạt giải của liên hoan phim đó.
Hãy quảng cáo cho bộ phim của bạn một cách nhiều nhất có thể dù cho bạn muốn tìm một nhà phát hành hay một nền tảng để chiếu phim (Netflix, Hulu, HBO…). Phát triển trang mạng xã hội cho bộ phim của bạn để tăng lượng người xem và người quan tâm đến nó. Hãy kể về bộ phim của cho bạn bè, gia đình, và những người bạn biết để giúp nó được biết đến rộng rãi hơn.
Nếu bạn muốn được người khác nghe thấy, bạn phải thật lớn tiếng.
- Tham khảo Khóa học làm phim cơ bản - Basic Filmmaking