Nguyên nhân co giật ở mèo
Có giật ở mèo là dấu hiệu bệnh lý khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp thể gây ra các cơn giật cho mèo:
- Bệnh lý thần kinh: Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề như động kinh, hoặc các vấn đề về hệ thần kinh.
- Bệnh lý cơ học: Các tổn thương về cơ xương khớp cũng có thể gây ra hiện tượng co giật cho mèo.
- Ngộ độc: Phản ứng với các chất độc như thuốc trừ sâu, thức ăn ôi thiu, hoặc hóa chất trong nhà.
- Bệnh gan và thận: Các vấn đề về gan và thận có thể gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn đến co giật.
- Tác dụng phụ từ thuốc: Co giật có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
- Rối loạn điện giải: Sự mất cân bằng của các khoáng chất như Kali và Natri có thể gây ra co giật.
- Mèo bị ký sinh trùng máu: Mèo bị ký sinh trùng máu do ve, bọ chét đốt lâu ngày, các vết cắn sẽ gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng, sưng tấy, nặng hơn có thể làm mèo bị co giật.
- Sản giật: Còn được gọi là hạ canxi máu hoặc tetany hậu sản, đặc trưng bởi các cơn co rút cơ, co thắt hoặc run cầm cập. Tình trạng này do nồng độ canxi trong máu bị giảm, thường gặp ở mèo mẹ đang cho con bú hoặc mới sinh con.
Nhận biết triệu chứng mèo bị co giật
Triệu chứng co giật ở mèo có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bao gồm:
- Mèo bị co cơ, run rẩy: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của co giật ở mèo. Cơ bắp của mèo có thể co cứng hoặc run rẩy mất kiểm soát.
- Mất ý thức: Một số mèo có thể mất ý thức không thể phản ứng hoặc tương tác với môi trường xung quanh.
- Thay đổi hành vi: Mèo có biểu hiện hoảng sợ, căng thẳng hoặc trở lên hung dữ hơn.
- Lười thè ra ngoài: Mèo có thể thè lưỡi ra ngoài và thở gấp.
- Khó thở, suy hô hấp: Một số mèo có biểu hiện khó khăn trong việc hô hấp, có trường hộ suy hô hấp.
- Mất kiểm soát trong nhu cầu vệ sinh: Mèo không thể tự kiểm soát được việc đi tiểu hoặc đại tiện của chúng.
Những triệu chứng trên đây có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần, hãy cố gắng để ý theo dõi các biểu hiện có thể của mèo để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và có biện pháp hỗ trợ kịp bé kip thời.
☞ Xem thêm: Động kinh cục bộ
Cách điều trị và phòng ngừa co giật ở mèo
Việc điều trị cho mèo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn co giật, một liệu trình điều trị cụ thể sẽ được thiết lập sau khi bác sĩ thú y đã khám và đánh giá giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, cũng như xác định nguyên nhân cụ thể của các hiện tương co giật:
- Điều trị nguyên nhân khởi phát: Điều trị các bệnh lý cơ bản như bệnh gan, thận, các bệnh ký sinh trùng máu, chấn thương thần kinh, trúng độc… việc điều trị nguyên nhân khởi phát sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu.
- Dùng thuốc: Thuốc giảm co giật có thể được kê đơn cho mèo bị động kinh hoặc co giật thường xuyên. Các loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ thú y.
- Theo dõi và chăm sóc: Theo dõi cẩn thận các triệu chứng và phản ứng của mèo sau các cơn co giật là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng cơ thể chúng đáp ứng được thuốc và nhận được được chăm sóc tốt nhất.
- Bổ sung các dưỡng chất: Hãy bổ sung những dưỡng chất cần thiết vào thực đơn cho mèo, để bé nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
- Đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất: Đối với trường hợp nghiêm trọng, việc nhập viện theo dõi và điều trị là thực sự cần thiết.
- Một số cách phòng ngừa khác: Đảm bảo môi trường sống an toàn, sạch sẽ. Tránh ăn những thức ăn bị ôi thiu, để xa các đồ dùng, can lọ đựng hoá chất, và nếu được hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo.
☞ Xem thêm:Cấp cứu chó mèo, những điều bạn cần biết
Khi nào cần sự hỗ trợ của bác sĩ thú y
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tình trạng mèo bị co giật. Nếu mèo của bạn có những biểu hiện này mà bạn không biết phải làm thế nào, đừng chần chừ liên hệ ngay với Tropicpet để nhận được được tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ. Sự chần chừ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho mèo của bạn.
Bệnh viện thú y Tropicpet, địa chỉ tin cậy giúp bạn có thể an tâm trao gửi sức khỏe thú cưng của mình. Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Hãy lưu lại thông tin của chi nhánh Tropicpet gần bạn nhất để liên hệ ngay khi cần hỗ trợ bạn nhé.