Trà sữa ngọt ngào, thơm ngon hấp dẫn khiến nhiều mẹ bỉm sữa khó cưỡng trước cơn thèm thuồng. Khi đang mệt mỏi hoặc stress trong những ngày ở cữ, một ly trà sữa béo ngậy có thể giúp mẹ bừng tỉnh sảng khoái. Thế nhưng thức uống này có tốt cho phụ nữ sau sinh không, ở cữ có được uống trà sữa không? Trước khi giải tỏa cơn thèm trà sữa, mẹ nên xem giải đáp này nhé!
Trà sữa có những thành phần gì?
Trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan. Sau khi du nhập vào Việt Nam, trà sữa nhanh chóng trở thành một trong những thức uống thịnh hành nhất hiện nay. Thành phần chính của trà sữa là trà, sữa, đường, hạt trân châu. Trong đó, phần trà được chiết xuất từ những lá trà xanh ngoài tự nhiên, bột sữa chiết xuất từ thực vật và hạt trân châu được làm từ các loại bột năng, bột nếp, bột gạo.
Tùy vào công thức chế biến, một số quán có thể cho thêm phụ gia, hương liệu và các thành phần khác để tạo thêm vị ngon. Các loại trà sữa rất đa dạng như: Trà sữa matcha, hồng trà, trà sữa vị socola, vị dâu tây, trà sữa cà phê... Chúng đều có chung vị béo ngậy của sữa, ngọt ngào của đường và hương thơm hấp dẫn của trà. Vì vậy mà trà sữa được chị em phụ nữ cực kỳ yêu thích.
Trà sữa rất phổ biến tại Việt Nam, dễ uống với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, thức uống này được cảnh báo là không tốt cho bà bầu. Liệu rằng với sản phụ thì sau sinh uống trà sữa được không?
Uống trà sữa có lợi hay có hại?
Trước khi giải đáp mẹ ở cữ có uống được trà sữa không, các chị em mình tìm hiểu xem thức uống này có lợi hay có hại nhé!
Lợi ích khi uống trà sữa
Theo đúng công thức nguyên bản, uống trà sữa cũng mang tới một số lợi ích cho sức khỏe. Các chất chống oxy có trong trà giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm stress, tăng cường trao đổi chất và cải thiện hệ tim mạch. Hoạt chất caffeine trong trà giúp cải thiện chức năng của não bộ, tăng cường trí nhớ, giúp tinh thần thoải mái hơn và có thể phòng ngừa ung thư.
Thành phần bột sữa, đường, các loại bột làm trân châu giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Các nguyên liệu làm trà sữa hầu hết đều được chiết xuất từ thực vật nên đảm bảo an toàn. Trà sữa sẽ là thức uống có lợi nếu được chế biến sạch, không chứa hóa chất độc hại và uống vừa phải. Nhưng nếu chế biến không đúng cách, uống quá nhiều thì trà sữa sẽ gây hại đến sức khỏe.
Xem thêm: 1 ly trà sữa bao nhiêu calo
Tác hại khi uống trà sữa
Ở cữ có được uống trà sữa không cần xem xét các tác hại của trà sữa. Những ly trà sữa chứa hóa chất, phụ gia độc hại có thể để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe về sau. Trà sữa rất ngọt, chứa nhiều đường, bột sữa, trân châu nên có thể gây dư thừa năng lượng, tăng cân nhanh và béo phì nếu uống quá nhiều. Đây cũng là nguy cơ gây bệnh tiểu đường, biến chứng máu nhiễm mỡ.
Caffeine trong trà sữa có tác hại khi quá liều là gây khó ngủ, mất ngủ, tăng huyết áp, đau đầu. Đây còn là chất kích thích có thể gây “nghiện”. Tức là nếu đột ngột ngưng sử dụng sẽ xuất hiện triệu chứng cáu gắt, lo âu, tăng nhịp tim. Axit tannic trong trà còn gây ức chế hấp thụ canxi, kẽm, sắt. Vì vậy, sản phụ nên xem xét các tác hại để cân nhắc sau sinh uống trà sữa được không.
Ở cữ được uống trà sữa không?
Với những mặt lợi và hại kể trên thì mẹ ở cữ cho con bú uống trà sữa được không? Các bác sĩ khuyến cáo sản phụ không nên uống trà sữa. Với người bình thường hay phụ nữ sau sinh, uống trà sữa đều có những tác hại nhất định. Mẹ ở cữ uống nhiều trà sữa rất dễ gây bất lợi cho sức khỏe và cản trở sự phát triển của con. Đây là những lý do mà ở cữ không nên uống trà sữa.
Cản trở hấp thụ dinh dưỡng
Như đã chia sẻ ở trên, trong trà sữa chứa nhiều axit tannic gây ức chế khả năng hấp thụ các chất sắt, kẽm, canxi. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của sản phụ và sự phát triển đầu đời của bé. Uống nhiều trà sữa gây cản trở hấp thụ sắt khiến mẹ và bé bị thiếu máu. Cơ thể mẹ không hấp thụ được canxi dẫn tới loãng xương, dễ bị đau lưng, đau khớp cổ tay sau sinh.
Làm suy giảm lượng sữa mẹ
Ở cữ có được uống trà sữa không? Câu trả lời là nên kiêng hoàn toàn để không gây mất sữa và không tác động xấu tới chất lượng sữa mẹ. Hàm lượng axit tannic hấp thụ từ trà sữa gây cản trở tuần hoàn máu ở tuyến sữa. Vì vậy mà lượng sữa mẹ tiết ra sẽ bị giảm, không đủ nhu cầu ăn của bé. Sữa mẹ cũng không đủ dưỡng chất vì đã bị tannic ức chế canxi, kẽm, sắt.
Cản trở sự phát triển của con
Vì mẹ không hấp thụ được canxi, sắt, kẽm nên bé bú sữa mẹ cũng bị thiếu hụt những dưỡng chất này. Hậu quả là dẫn đến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay quấy khóc vào ban đêm. Bé thiếu canxi sẽ bị còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng, răng mọc không đều và yếu. Đêm ngủ bé dễ bị giật mình, quấy khóc. Bé thiếu sắt có thể bị chậm vận động, ảnh hưởng xấu đến tim.
Bé hấp thụ chất caffeine trong trà thông qua bú sữa mẹ. Caffeine kích thích thần kinh khiến bé khó ngủ, cáu kỉnh và quấy khóc. Caffeine có thể làm chậm quá trình phát triển hệ thần kinh của bé. Các chất béo, đường, phụ gia, hương liệu trong trà sữa cũng được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Mẹ lăn tăn cho con bú uống trà sữa được không thì câu trả lời là không.
Bên cạnh những tác động tiêu cực kể trên, uống nhiều trà sữa dễ khiến mẹ bị tiểu đường, tăng cân, tích tụ mỡ thừa. Sử dụng trà sữa kém vệ sinh, pha chế nhiều hóa chất tiềm ẩn nguy cơ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Giải đáp ở cữ có được uống trà sữa không thì câu trả lời là nên kiêng hoàn toàn.
Thèm uống trà sữa quá thì nên làm sao?
Biết rằng trà sữa không tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng vì quá yêu thích nên mẹ vẫn muốn được uống? Sau sinh uống trà sữa như thế nào để hạn chế gây hại? Sinh xong bao lâu được uống trà sữa? Theo các bác sĩ, mẹ nên kiêng tuyệt đối trà sữa trong 6 tháng đầu sau sinh. Đây cũng là giai đoạn mà bé cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu kiêng được đến khi bé cai sữa là tốt nhất.
Sau sinh 6 tháng, nếu thèm quá thì mẹ có thể uống trà sữa nhưng cần hết sức cẩn thận. Trong một tuần, mẹ không nên uống quá 1 ly trà sữa. Mẹ nên mua trà sữa ở các cửa hàng uy tín, đảm bảo chế biến từ thực vật và không chứa hóa chất độc hại. Nếu có thời gian, mẹ tự mua nguyên liệu và pha chế sẽ an toàn hơn. Mẹ uống sau khi bé đã bú no, tránh uống trước khi cho con bú.
Gợi ý các đồ ăn ngọt tốt cho mẹ ở cữ
Phụ nữ sau sinh thường thèm đồ ngọt để nạp thêm năng lượng. Nhưng thay vì uống trà sữa, các chị em nên chọn những thực phẩm lành mạnh như: Trái cây tươi, sữa chua có đường, bánh gạo lứt, bánh quy yến mạch.
Nếu thèm uống nước mát, mẹ có thể pha chế sinh tố trái cây, hoa quả dầm thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, mẹ nạp năng lượng bằng các thực phẩm chức năng như sản phẩm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để cơ thể không thấy thèm ăn nhiều đồ ngọt.
Mong rằng những giải đáp ở cữ có được uống trà sữa không đã giúp mẹ đưa ra lựa chọn đúng đắn. Không chỉ trà sữa, thời gian ở cữ và cho con bú thì mẹ cần kiêng nhiều loại đồ uống khác như nước ngọt có ga, cà phê, soda, cocktail. Chúc mẹ và bé có chặng đường ở cữ hạnh phúc, khỏe mạnh nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp