Có thông tin nói rằng uống nước mía mang tới những lợi ích bất ngờ cho mẹ sau sinh. Nhưng cũng có khuyến cáo cho rằng mẹ sau sinh uống nước mía sai cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy sau sinh có uống nước mía được không? Bạn xem thông tin dưới đây sẽ biết nên hay không nên uống nước mía khi ở cữ.
Dinh dưỡng trong nước mía có gì?
Nước mía là nước ép từ thân cây mía. Thức uống này rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là vào mùa hè nóng nực. Uống nước mía giúp giải tỏa cơn khát, giải nhiệt và có những lợi ích rất tốt cho cơ thể. Để biết ở cữ có nên uống nước mía hay không, chúng ta cùng xem thức uống này có thành phần dinh dưỡng gì nhé!
Đây là bảng thông tin về hàm lượng dưỡng chất có trong 100ml nước mía.
Thành phần | Hàm lượng | Vai trò |
Năng lượng | 269.1kcal | Bổ sung năng lượng cho cơ thể |
Cacbohydrat | 73gr | Tạo năng lượng cho cơ thể |
Chất xơ | 15gr | Ngăn ngừa tích mỡ |
Kali | 63mg | Cải thiện tiêu hóa, bù điện giải |
Natri | 58mg | Giữ nước và ổn định huyết áp |
Canxi | 13mg | Giúp xương chắc khỏe |
Magie | 10mg | Hỗ trợ hấp thụ canxi |
Sắt | 3.6mg | Bổ máu, tăng đề kháng |
Bên cạnh những dinh dưỡng chính kể trên, nước mía còn giàu vitamin C, vitamin A, kẽm, các chất chống oxy hóa, flavonoid và phenolic. Nước mía có vị ngọt tự nhiên, hoàn toàn không chứa chất béo. Với lượng dưỡng chất dồi dào, nước mía được cho là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa vẫn chưa biết cho con bú có uống nước mía được không.
Ở cữ có được uống nước mía không?
Những giá trị dinh dưỡng của nước mía có phù hợp sử dụng cho mẹ sau sinh không? Ở cữ uống nước mía có được không? Thức uống này được chế biến theo phương pháp ép lấy nước nguyên chất nên vẫn giữ được nguyên vẹn các giá trị dinh dưỡng. Không chỉ mang đến cảm giác ngon miệng, uống nước mía còn giúp cải thiện tốt sức khỏe của mẹ sau sinh.
Bổ sung năng lượng
Trải qua cuộc vượt cạn vĩ đại, cơ thể của mẹ đã bị hao hụt một lượng lớn năng lượng. Thời gian ở cữ nuôi con bằng sữa mẹ, chăm bẵm cho con cũng khiến mẹ tiêu hao rất nhiều calo. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mức năng lượng cần thiết đối với mẹ cho con bú là từ 2.300 - 2.500 calo/ngày.
Nước mía chứa tới 269.1 kcal/100ml. Thành phần carbohydrate trong nước mía cũng là một hoạt chất tạo năng lượng. Vì vậy bạn không cần băn khoăn cho con bú uống nước mía được không nhé! Uống nước mía sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng giúp bạn khỏe mạnh hơn trong thời kỳ ở cử.
Giảm cân sau sinh
Nhiều mẹ cho rằng nước mía có hàm lượng đường cao, dễ gây tăng cân nên lo ngại sau sinh có uống nước mía được không. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại nhé! Đường trong nước mía là đường tự nhiên nên rất khó gây tăng cân. Hơn nữa, nước mía không hề chứa chất béo nên khả năng tăng cân ít khi xảy ra.
Trong 100ml nước mía còn có khoảng 15gram chất xơ. Chất xơ giúp đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tích tụ mỡ nhất là ở vùng bụng - nơi mẹ sau sinh dễ bị béo nhất. Uống nước mía cũng tạo cảm giác no lâu, mẹ sẽ bớt ý định ăn vặt và không ăn quá nhiều khi đến bữa. Điều này hỗ trợ giảm cân sau sinh rất tốt.
Cải thiện tiêu hóa
Kali, chất xơ, vitamin C trong nước mía giúp đường ruột làm việc trơn tru hơn. Kali còn giúp duy trì sự cân bằng PH, trung hòa axit trong dạ dày và giảm hẳn chứng ợ nóng. Nếu mẹ sau sinh đang gặp các vấn đề về táo bón, chướng bụng, đầy hơi thì uống nước mía là một trong những cách khắc phục hiệu quả. Đường ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng góp phần thúc đẩy giảm cân.
Chắc khỏe xương khớp
Mẹ sau sinh dễ gặp các vấn đề về xương như nhức mỏi, đau lưng, đau khớp cổ tay. Nguyên nhân là bởi giai đoạn mang thai, sinh con làm hao hụt lượng lớn canxi. Mẹ không cần lo lắng ở cữ có được uống nước mía không vì thức uống này giàu canxi. Hàm lượng canxi có thể hấp thụ sang con nếu nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong nước mía còn có kẽm, magie là những khoáng chất hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn. Uống nước mía là cách giúp mẹ nhận được tối ưu hàm lượng canxi cần bổ sung sau sinh. Hệ xương của mẹ sẽ phục hồi nhanh chóng, phòng ngừa loãng xương và cũng giúp con yêu thêm cứng cáp.
Các lợi ích khác
Sử dụng nước mía cho mẹ ở cữ còn có nhiều tác dụng khác. Có thể kể đến như: Giải tỏa stress khi chăm con, làm chậm quá trình lão hóa da. Nước và các chất bù điện giải trong nước mía giúp tăng độ ẩm, thúc đẩy phục hồi tổn thương sau sinh, cải thiện độ đàn hồi và làm mịn màng da. Phenolic và flavonoid đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa các gốc tự do gây bệnh ung thư.
Nước mía nhiều lợi ích là vậy nhưng liệu rằng uống nước mía khi ở cữ có thực sự an toàn? Ở cữ có được uống nước mía không? Nếu uống thì cần lưu ý những gì? Bạn xem thêm thông tin giải đáp ở dưới nhé!
Uống nước mía sau sinh có hại không?
Mía rất ngọt nên nhiều người lo ngại tác hại khi uống quá nhiều, đặc biệt là nỗi lo uống nước mía có bị tiểu đường không? Nếu uống nhiều nước mía liên tục trong thời gian dài có thể gây bệnh tiểu đường. Đồng thời, uống quá nhiều nước mía cũng khiến cơ thể không kịp chuyển hóa. Từ lợi ích cải thiện tiêu hóa ban đầu sẽ gây phản tác dụng là đầy hơi, khó tiêu thậm chí gây tăng cân.
Theo các nghiên cứu được công bố trên American Journal of Preventive Medicine (tạp chí y học của Hoa Kỳ), trẻ hấp thụ nhiều đường hoặc chất ngọt sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng nhận thức và trí nhớ. Nếu mẹ cho con bú và uống nhiều nước mía, lượng đường thông qua sữa mẹ sẽ tác động đến sự phát triển của con.
Một rủi ro khác có thể gặp khi uống nước mía đó là ngộ độc. Ngoài đường có rất nhiều quán vỉa hè bán nước mía và không phải quán nào cũng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu uống phải nước mía ngâm hóa chất, ép từ cây mía để lâu ngày hoặc máy kém vệ sinh sẽ gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc cho con bú uống nước mía được không.
Uống nước mía khi ở cữ đúng cách là gì?
Ở cữ uống nước mía lợi hay hại phụ thuộc vào cách mà bạn uống. Đây là những lưu ý để bạn sử dụng nước mía an toàn, có lợi cho cả mẹ và con.
- Bạn cần biết thời điểm an toàn để uống nước mía sau khi sinh. Sau sinh bao lâu được uống nước mía? Đó là khoảng 1 - 2 tuần sau sinh, ban đầu uống ít sau đó tăng dần lên.
- Mẹ ở cữ có thể uống bao nhiêu nước mía trong một ngày? Theo khuyến nghị, mẹ không nên uống liên tục hàng ngày. Mỗi tuần mẹ chỉ nên uống 2 - 3 cốc, mỗi cốc không quá 500ml.
- Nên mua nước mía ở những cơ sở uy tín, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu uống thấy có vị lạ thì phải bỏ đi ngay. Uống nước mía hết trong ngày, không để qua đêm.
Trên đây là lời giải chi tiết về việc ở cữ có được uống nước mía không. Bạn có thể yên tâm dùng nước mía khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài nước mía, bạn nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chấttốt cho mẹ và bé nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp