Lười học là chuyện không của riêng ai, chỉ khác nhau ở chỗ có bạn thì lười ít, lười sương sương, nhưng lại có bạn lúc nào cũng lười, không muốn đụng tới sách vở. Lâu lâu lười học 1 tí thì không sao, nhưng nếu điều đó mặc định trở thành thói quen, ăn sâu vào trong tiềm thức và hành vi, thì sẽ khiến sinh viên phải đối mặt với nhiều tác hại khôn lường.
>> Sinh viên lười biếng, ham chơi thì phải làm sao để thay đổi?
1. Bị điểm kém - Tác hại đầu tiên khi lười học
Tác hại đầu tiên mà sinh viên phải đối mặt khi lười học chính là bị điểm kém, đây là hệ quả đương nhiên, vì khi lười học, không chịu học hành đàng hoàng, thì làm sao mà hiểu bài, sao mà làm được các bài kiểm tra, bài thi, nên bị điểm kém là điều không thể tránh khỏi. Do mình lười biếng, không đủ siêng năng, không cố gắng trong học tập, thì làm sao mà học tốt, được điểm cao như các bạn khác. Lúc họ ngồi học bài, ôn bài, thì mình lại lo đi chơi, bấm điện thoại, lướt Facebook, Tiktok, chơi game, thì lúc phát bài kiểm tra mình bị điểm kém là đúng rồi. Không dừng lại ở đó, khi liên tục bị điểm kém, thì khả năng cao rằng điểm trung bình tích luỹ của sinh viên cũng duy trì ở mức khá thấp, hoàn toàn có rủi ro phải tốt nghiệp ra trường với xếp loại trung bình, sẽ gặp nhiều bất lợi khi xin việc sau này.
2. Rủi ro bị rớt môn khi sinh viên lơ là việc học
Khi sinh viên lười biếng, lơ là việc học, thì các em cũng phải đối mặt với rủi ro bị rớt môn, đây là tác hại khá phổ biến, nhiều sinh viên đã rơi vào trường hợp này, sau đó mới hối hận thì đã muộn màng, dù sao cũng rớt rồi, phải học lại từ đầu chứ không còn cách nào khác. Khi học lại, sinh viên phải tốn tiền đóng học phí, tốn công sức và tốn cả thời gian khi phải học lại toàn bộ các buổi học, ôn tập lại toàn bộ kiến thức, làm lại toàn bộ bài kiểm tra, bài thi, tự nhiên muốn lười biếng sương sương thôi mà sau này phải học lại cực quá. Ngoài ra, khi sinh viên bị rớt môn, phải học lại quá nhiều, vượt quá 5% số tín chỉ của chương trình học, thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp xuống 1 bậc, áp dụng cho xếp loại giỏi trở lên, nên các bạn nào đặt mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi cần lưu ý, tránh để mình bị rơi vào trường hợp này.
>> Sinh viên bị điểm D có nguy cơ bị hạ bằng đại học không?
3. Bị phụ huynh trách mắng khi không chăm chỉ học
Khi lười biếng, không chăm chỉ học, để kết quả học tập sa sút, chểnh mảng, thì tất nhiên điều này sẽ tới tai phụ huynh, chứ làm sao mà sinh viên che giấu mãi được. Khi đó, chuyện gì sẽ xảy ra, tất nhiên các em phải đối mặt với cơn thịnh nộ của ba mẹ, bị phụ huynh trách mắng khi không chăm chỉ học. Tự nhiên ba mẹ vất vả đi làm kiếm tiền, để lo cho mình ăn học, nhiệm vụ chính của sinh viên là chỉ cần tập trung học thôi, không cần lo toan những chuyện khác, vậy mà học hành còn không nên thân, lười biếng, lơ là việc học, thì bị phụ huynh trách mắng cũng là điều đương nhiên.
4. Mất căn bản kiến thức chuyên ngành khi lười học
Khi lười học, sinh viên cũng phải đối mặt với một tác hại khôn lường, đó chính là bị mất căn bản, không vững kiến thức chuyên ngành. Trên lớp không tập trung nghe giảng, về nhà cũng lười biếng, không chịu ôn bài, làm bài tập, thì làm sao mà nắm vững kiến thức được? Chưa kể tới chuyện kiến thức chuyên ngành ở đại học sẽ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, buổi đầu lười học, thì sẽ không hiểu bài, liên đới tới các buổi học tiếp theo, khiến lúc đó cho dù có nghe giảng cũng không hiểu được, vì mình đã bị hổng kiến thức căn bản buổi đầu rồi. Rồi mất căn bản ở các môn nền tảng, thì sau này khi học tiếp các môn nâng cao ở năm 3, năm 4, thì sinh viên cũng khó lòng nắm được kiến thức, càng lúc càng đuối, ráng học cho qua môn chứ thực tế đã bị mất căn bản kiến thức chuyên ngành rồi.
>> 4 tác hại khôn lường khi sinh viên lười làm bài tập về nhà
5. Khó khăn khi xin việc, tìm việc làm vì lười học
Không phải tự dưng sinh viên phải đi học chi cho mệt, tốn 4-5 năm ngồi trên giảng đường đại học là để mình có được nền tảng kiến thức hữu ích cho công việc, giúp mình thuận lợi hơn khi xin việc, tăng khả năng tìm được công việc tốt, đúng chuyên môn, với mức lương cũng ổn. Chứ nếu sinh viên lười học, không chịu tập trung học đàng hoàng, thì tới khi apply tìm việc làm, được hỏi các câu liên quan tới chuyên môn khi phỏng vấn mà không trả lời được, thì làm sao nhà tuyển dụng tin tưởng lựa chọn mình, làm sao có cơ sở để họ trả cho các em mức lương như mình đề xuất? Hay là lúc đó phải chấp nhận đi làm các công việc lao động phổ thông, không yêu cầu bằng cấp chuyên môn, rồi cứ như thế mãi cho tới 10-20 năm sau?
6. Lười học hỏi ngay cả khi đã đi làm sau này
Cho dù các em đã đối mặt và chấp nhận những tác hại kể trên của chuyện lười học, thì mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó, khi lười học đã trở thành một thói quen khó bỏ, thì nó sẽ tiếp diễn cả khi đã đi làm sau này. Học, học nữa, học mãi, dù khi đi làm mình không còn phải học trên trường lớp nữa, nhưng chúng ta vẫn cần phải quan sát, lắng nghe, học hỏi từ cấp trên, từ đồng nghiệp, từ công việc thực tiễn để trau dồi vốn hiểu biết, nâng cao chuyên môn, giúp mình có năng lực làm việc tốt hơn và thăng tiến trong công việc, hoặc nghĩ đơn giản hơn, là để hoàn thành tốt những việc được giao, thì bản thân mỗi người cũng phải chăm chỉ làm việc, chứ nếu cứ lười biếng, vừa lười học, vừa lười làm việc, thì sẽ khiến công việc bị chểnh mảng, rồi kéo theo nhiều hệ quả không mong muốn khác nữa. Không lẽ cả đời mình đều gắn liền với chữ lười và phải đối mặt với những tác hại mà nó mang lại?
Bài viết này đã liệt kê những tác hại sinh viên phải đối mặt khi lười học, hy vọng rằng chúng sẽ giúp các em thức tỉnh, để chăm chỉ hơn và học hành nghiêm túc hơn. Chúc các em học tốt!
>> 3 cách giúp sinh viên chống lười biếng ở đại học
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm - Profile tác giả tại đây.