Chế độ ăn uống của mẹ bầu rất quan trọng, đặc biệt lúc sau sinh đòi hỏi dinh dưỡng và an toàn. Bên cạnh bữa chính, chị em vẫn muốn ăn thêm các loại bánh, trái yêu thích. Thế nhưng, liệu sau sinh ăn bánh ngọt được không? Bánh ngọt có tốt không? Nên ăn loại bánh ngọt nào? Cùng theo dõi bài viết này để có lời giải đáp kỹ lưỡng những thắc mắc trên nhé!
Mẹ bỉm sữa sau sinh có ăn bánh ngọt được không?
Giai đoạn sau sinh là thời gian cơ thể người mẹ cần nghỉ ngơi, phục hồi và chăm em bé. Chính vì thế, cơ thể đòi hỏi năng lượng cao, chị em sẽ thường nhanh có cảm giác đói. Hương vị thơm ngon, ngọt ngào của bánh kẹo như vị cứu tinh bổ sung năng lượng ngay lập tức. Ngoài ra, bánh ngọt có tác dụng ức chế tiết cortisol - chất gây căng thẳng, mệt mỏi. Vậy mẹ sau sinh ăn bánh ngọt được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh chị em hoàn toàn ăn được các loại bánh kem, bánh mì, bánh ngọt, bánh quy. Chị em cần ăn đúng cách và không ăn quá nhiều để tránh các tác động xấu tới cơ thể.
Lợi ích của bánh ngọt đối với mẹ bỉm sau sinh
Các mẹ sau sinh nếu ăn bánh ngọt đúng cách theo chế độ dinh dưỡng thì vẫn sẽ có tác dụng hiệu quả. Chị em không cần quá lo lắng về việc sau sinh ăn bánh ngọt được không? Một số lợi ích chính của việc ăn bánh ngọt:
- Bổ sung năng lượng: Các loại bánh ngọt được làm từ bột và đường. Cơ thể sẽ được cung cấp nguồn carbohydrate tới các bộ phận như não bộ, cơ, hệ thần kinh sau sinh.
- Các loại bánh chứa hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, phục hồi tế bào tổn thương sau sinh. Bên cạnh đó, lượng sữa có trong bánh cũng giúp bổ sung canxi. Nhờ đó, hệ miễn dịch và sức đề kháng được tăng lên.
- Trong thời gian sinh nở, sinh hoạt của các bà mẹ bị xáo trộn. Ví dụ trẻ có thể quấy khóc ban đêm dẫn tới mẹ bị thiếu ngủ, ảnh hưởng tới tâm lý, cảm xúc. Bánh kẹo được xem như vị cứu tinh cải thiện đời sống tinh thần, giảm căng thẳng cho mẹ.
- Trong bánh kẹo còn chứa nhiều khoáng chất có lợi như selen, kali, kẽm. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ phục hồi và tăng đề kháng sau sinh.
Ăn nhiều bánh ngọt có tác hại gì?
Mặc dù bánh ngọt mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu lạm dụng vẫn gây ra những tác hại nghiêm trọng. Đặc biệt, mẹ bỉm sữa nếu sử dụng bánh ngọt nhiều sẽ ảnh hưởng tới cả em bé. Một số tác động không tốt nếu sử dụng bánh ngọt quá nhiều bạn cần chú ý:
- Bánh ngọt chứa nhiều đường và chất béo nên dễ gây tăng cân. Trường hợp nặng hơn là tiểu đường, tim mạch, thận, béo phì. Nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung cũng tăng.
- Hệ miễn dịch của cơ thể sau sinh còn khá yếu nên dễ bị nhiễm trùng. Các loại bánh kem, bánh bông lan có chứa vi khuẩn có hại cho cơ thể như salmonella, e.coli, toxoplasma.
- Tinh bột và đường trong bánh ngọt dễ chuyển hóa thành AGEs. Chất này là nguyên nhân lão hóa da sớm ở phụ nữ.
- Bánh ngọt làm giảm khả năng hấp thụ các loại vitamin nhóm A, B, C và gây khó tiêu, đầy bụng.
- Ăn bánh ngọt quá nhiều sẽ dẫn tới sụt giảm trí nhớ.
- Gây kháng insulin và tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư thực quản, ung thư màng phổi, ung thư ruột non.
- Trong bánh ngọt có chứa nhiều hương liệu, phụ gia, chất bảo quản không tốt cho mẹ và em bé. Trẻ dễ bị chậm phát triển, ảnh hưởng béo phì và tiểu đường từ sữa mẹ.
- Lượng đường từ bánh ngọt nạp vào cơ thể quá lớn gây rối loạn và có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Lưu ý dành cho mẹ bỉm khi ăn bánh ngọt sau sinh
Bánh ngọt không thực sự tốt nếu ăn nhiều. Nhưng nếu bạn ăn uống với lượng vừa phải, bánh ngọt sẽ phát huy hết những lợi ích của nó. Dưới đây là những lưu ý:
- Lựa chọn loại bánh có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trên thị trường ngày càng có nhiều loại bánh kẹo cả nội địa và nước ngoài. Bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng để tránh mua hàng kém chất lượng. Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn thương hiệu bánh kẹo như mã hàng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, phụ gia.
- Ăn bánh với lượng vừa phải. Theo nghiên cứu, mẹ bầu sau sinh nên ăn khoảng 500 - 600g bánh mì mỗi ngày là tốt nhất.
- Tuyệt đối không ăn những loại có chứa cafein. Cafein là chất kích thích có thể làm giảm sữa trong thời kỳ cho con bú.
Ngoài ra, trong một số trường hợp được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng đồ ngọt trong thời kỳ sau sinh. Nếu sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ mà vẫn ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ chuyển thành tiểu đường tuýp 2 rất nguy hiểm. Hoặc trường hợp sản phụ thừa cân ăn nhiều bánh ngọt sẽ dẫn tới béo phì và đối mặt với nhiều bệnh tim mạch.
Các loại bánh dành cho mẹ bầu sau sinh
Hầu hết các loại bánh ngọt đều tạo cảm giác vui vẻ và giảm stress cho người ăn. Dưới đây là một số gợi ý các loại bánh ngọt phù hợp với mẹ bầu sau sinh:
- Bánh gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin có lợi cho sức khỏe. Bánh có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, axit pantothenic trong gạo lứt còn kích thích tuyến sữa cho mẹ bầu.
- Bánh mì nguyên cám chứa carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi ăn bánh mì nguyên cám giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm thiểu tình trạng tăng cân, béo phì.
- Bánh quy yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và chất đạm, đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Bánh sữa chua chứa nhiều canxi, protein và những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề sau sinh ăn bánh ngọt được không? Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho các mẹ trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng sau sinh. Chị em bỉm sữa cũng nên chăm sóc sức khỏe bằng cách tập thể dục và sinh hoạt điều độ! Theo dõi các bài viết tiếp theo để có nhiều kiến thức về mẹ và bé nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp