Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có vai trò khá quan trọng. Trong suốt thai kỳ, phụ nữ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị về thực phẩm nên ăn khi mang thai và thực phẩm nên tránh. Mặc dù trái cây là một phần của chế độ ăn uống cân bằng tốt, nhưng một số loại trái cây trong đó gồm đu đủ được yêu cầu phụ nữ mang thai nên tránh. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về lợi ích sức khỏe mà đu đủ có thể mang lại.
1. Mối liên quan sử dụng đu đủ trong quá trình mang thai
Các bà bầu có nên tránh ăn đu đủ khi mang thai không? Thì câu trả lời cho câu hỏi này có thể là có hoặc không. Hiện nay, vẫn còn có khá nhiều nhầm lẫn xung quanh việc ăn đu đủ khi mang thai. Bởi vì đu đủ chín tốt cho phụ nữ mang thai trong khi ăn đu đủ xanh khi mang thai thì ngược lại.
- Thành phần của đu đủ chín (vỏ của quả đu đủ sẽ có vàng đậm) được xem như một nguồn thực phẩm với các chất dinh dưỡng tự nhiên và lành mạnh của: Beta-caroten; choline; chất xơ; folate; kali; vitamin A, vitamin B; vitamin C
- Tuy nhiên, thành phần của đu đủ chín (vỏ của trái đu đủ vẫn còn màu xanh) được xem như nguồn thực phẩm giàu các chất như: mủ cao su; papain
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
2. Bà bầu nên tránh sử dụng đu đủ vẫn còn có nhựa
Bà bầu nên tránh các loại nhựa có trong đu đủ chưa chín vì đối với phụ nữ có thai có thể sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến y tế như:
- Các chất nhựa trong đu đủ chưa chín có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung rõ rệt, dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Trong đu đủ chưa chín có chứa papain mà cơ thể bạn có thể nhầm với prostaglandin đôi khi được sử dụng để gây chuyển dạ. Hợp chất này cũng có thể làm suy yếu các màng quan trọng hỗ trợ thai nhi.
- Các chất nhựa có thể thuộc một trong những nhóm chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra phản ứng nguy hiểm.
3. Một số lợi ích đối với sức khoẻ của đu đủ
Ăn đu đủ chín khi mang thai nên hay không? Trong khi, đu đủ chín có thể chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ chưa chín có thể rất nguy hiểm. Một số bà bầu vẫn tiếp tục sử dụng đu đủ chín trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sẽ quyết định loại bỏ tất cả đu đủ hoặc các món ăn có liên quan đến đu đủ ra khỏi chế độ ăn uống của mình cho đến sau khi sinh con, vì có nhiều nguồn chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để thưởng thức giúp đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi trong thai kỳ.
Nếu bạn đang trong quá trình mang thai hoặc dự định sẽ có thai trong thời gian sắp tới, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm cả những thực phẩm không nên sử dụng. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng khoa học cũng đã chứng minh được một số lợi ích của đu đủ - loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, đu đủ còn biết đến với thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm, chống lại bệnh tật và giúp bạn trông trẻ trung.
3.1. Đu đủ có tác dụng chống oxy hóa
Các gốc tự do, các phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Các gốc tự do có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa, có thể dẫn đến bệnh tật.
Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả carotenoid được tìm thấy trong đu đủ, có thể trung hòa các gốc tự do.
Các kết quả nghiên cứu về hợp chất trong đu đủ cũng lưu ý rằng đu đủ lên men có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa ở người trưởng thành và những người có dấu hiệu bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng quá nhiều các gốc tự do trong não là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh Alzheimer.
Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh Alzheimer được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% chỉ số sinh học cho thấy tổn thương oxy hóa đối với DNA cũng có liên quan đến quá trình lão hóa và các bệnh ung thư.
Việc giảm căng thẳng oxy hóa do hàm lượng lycopene của đu đủ và khả năng loại bỏ sắt dư thừa, được biết là sản sinh ra các gốc tự do.
3.2. Thành phần các chất trong đu đủ có thuộc tính chống ung thư
Nghiên cứu về đặc tính chống ung thư cho thấy rằng lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Hợp chất này cũng có thể có lợi cho những người đang được điều trị ung thư. Đu đủ chứa các thành phần có thể hoạt động bằng cách giảm các gốc tự do góp phần gây ung thư.
Ngoài ra, đu đủ có thể có một số tác dụng đặc trưng mà các loại trái cây khác không có được. Trong số các loại trái cây và rau quả được biết đến với vai trò chống oxy hóa, chỉ đu đủ có hoạt tính chống ung thư đối với tế bào ung thư vú.
Trong một nghiên cứu thực hiện ở những người lớn tuổi bị viêm nhiễm và các tình trạng tiền ung thư dạ dày, chế phẩm đu đủ lên men làm giảm tác hại của quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn với quy mô rộng hơn trước khi đưa ra khuyến nghị.
3.3. Đu đủ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Bổ sung đu đủ vào chế độ ăn uống của bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Các nghiên cứu về mối liên quan đến sức khỏe tim mạch cho thấy trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các chất chống oxy hóa có trong quả đu đủ có thể bảo vệ tim và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL.
Trong một nghiên cứu về mối liên quan ở những người có chỉ số sinh hoá ở mức không bình thường, thì những người dùng thực phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần ít bị viêm hơn và tỷ lệ cholesterol LDL so với cholesterol HDL tốt hơn những người dùng giả dược. Tỷ lệ của hai hợp chất này được cải thiện có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3.4 . Đu đủ có thể chống lại các triệu chứng viêm
Viêm mãn tính căn nguyên của nhiều bệnh, và các lựa chọn thực phẩm và lối sống không lành mạnh có thể thúc đẩy quá trình viêm. Các nghiên cứu về tác dụng chống viêm cho thấy trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm.
Một nghiên cứu thử nghiệm về tác dụng chống viêm của đu đủ đã ghi nhận rằng những người đàn ông tăng lượng trái cây và rau quả có nhiều carotenoid đã giảm đáng kể CRP, một dấu hiệu viêm đặc biệt.
3.5. Đu đủ có thể giúp cải thiện tiêu hóa
Enzyme papain trong đu đủ có thể giúp protein trong cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Người dân vùng nhiệt đới coi đu đủ như một phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Trong một vài nghiên cứu, những người dùng công thức làm từ đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón và đầy hơi. Hạt, lá và rễ của quả đu đủ cũng đã được chứng minh là có thể điều trị vết loét ở động vật và người.
3.6. Đu đu có thể giúp bảo vệ da khỏi tổn thương
Đu đủ không những có tác dụng giữ cho cơ thể khỏe mạnh, mà còn có thể giúp làn da của bạn thêm săn chắc và tươi trẻ. Do sự hoạt động quá mức của các gốc tự do trong cơ thể được cho là nguyên nhân gây ra nhiều nếp nhăn, chảy xệ và các tổn thương da khác xảy ra theo tuổi tác. Hai hợp chất vitamin C và lycopene có trong quả đu đủ bảo có tác dụng giúp vệ làn da và có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa này.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm về tác dụng bảo vệ da của lycopen cho thấy khi bổ sung lycopene trong 10-12 tuần làm giảm mẩn đỏ da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây là dấu hiệu của tổn thương da. Một trường hợp khác, những phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong 14 tuần đã giảm nếp nhăn có độ sâu đáng kể trên khuôn mặt một cách rõ ràng và có thể đo lường được.
Đu đủ rất giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chất chống oxy hóa như lycopene của đu đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có những bệnh có xu hướng phát triển theo tuổi tác, chẳng hạn như: bệnh tim và ung thư. Đu đủ cũng có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy, giúp làn da của bạn vẫn mịn màng và tươi trẻ.
Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com