Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc thay đổi kích thước núm bình sữa thường xuyên việc cần thiết để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ. Do trong khoảng thời gian này trẻ phát triển rất nhanh.
Khi nào cần tăng size núm cho bé?
Núm ti của bé không đủ chất lượng
- Núm bị biến dạng (bị dẹt, mỏng): Điều này cho thấy độ đàn hồi của núm ti không còn tốt như ban đầu, dẫn đến ảnh hưởng đến sự vận động của quai hàm của bé.
- Núm bị đổi màu và phồng lên: Vấn đề đổi màu núm ti xảy ra khi núm đã bị biến đổi, hư hỏng. Nếu phần núm phồng lên, nó cũng khiến núm ti mềm, xẹp lại và làm cho sữa không chảy ra được.
- Núm bình bị rách hoặc nứt: Bé nhai núm bình sữa hoặc vô tình trong quá trình vệ sinh, tiệt trùng có thể khiến ti núm bị trầy xước, nứt, rách. Điều này có thể khiến sữa trong núm bình chảy nhanh hơn bình thường.
Nếu bé không kịp nuốt, núm bình bị chảy sữa ra ngoài và bé sẽ sặc sữa. Hơn nữa, nếu núm bình bị rách, rất dễ sinh sôi các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho bé. Do đó áp dụng cách tăng size núm cho bé phù hợp lúc này là điều cần thiết.
Núm khiến sữa chảy nhanh
Thông thường, khi bé bú sữa, dòng sữa sẽ chảy ra từ núm ti theo kiểu nhỏ giọt. Tuy nhiên, nếu các mẹ thấy sữa tuôn ra thành dòng thì có thể núm vú đang gặp vấn đề như: Bị rách hoặc bị nứt. Khi đó, đầu núm đã quá to so với mức bình thường, có thể khiến bé bị sặc sữa.
Chất liệu núm không còn phù hợp
Việc lựa chọn chất liệu núm ti phù hợp với độ tuổi của bé là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Thông thường, núm ti được làm từ hai loại chất liệu chính là cao su và silicon. Núm cao su có thể chịu được nhiệt độ ở mức 100 độ C, sử dụng được trong vòng 3 tháng và nên thay mới 2 - 3 tháng một lần.
Trong khi đó, núm silicon có tính đàn hồi tốt hơn và bền hơn so với núm cao su, chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C và thường được sử dụng trong khoảng 3 tháng trước khi cần thay mới.
Cách tăng size núm cho bé theo độ tuổi
Hiện nay, các loại núm ti được thiết kế với nhiều kích thước và tốc độ chảy sữa khác nhau, cho phép mẹ có nhiều lựa chọn. Các kí hiệu size trên núm ti được sắp xếp theo định dạng khác nhau tùy vào từng thương hiệu, chẳng hạn như: Chữ S, M, L hoặc số 1, 2, 3. Cách tăng size núm cho bé tốt nhất đó là mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm hoặc nhờ nhân viên tư vấn để có lựa chọn đúng đắn.
Mẹ nên hạn chế chọn những loại núm ti có lỗ sữa quá rộng hoặc tốc độ chảy sữa quá nhanh, vì điều này có thể làm bé bị nôn trớ hoặc sặc sữa. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh chọn những núm ti quá nhỏ, vì điều này có thể làm cho bé không thể ti được sữa.
Để chọn kích thước phù hợp cho bé, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:
Với bé từ 0 đến 6 tháng tuổi
Nên chọn loại núm ti có kích thước lỗ sữa nhỏ nhất, tương đương với size S hoặc size số 1, để lượng sữa chảy ra chậm nhất và giúp bé không bị trớ hay sặc sữa trong quá trình ti.
Với bé từ 6 đến 12 tháng tuổi
Lúc này, cơ miệng của bé ti hoạt động nhanh và lực hút mạnh hơn, nên mẹ có thể chọn loại núm ti size M, tương đương với size số 2, để phù hợp với tốc độ và lượng sữa lớn hơn trong một lần mút.
Với bé trên 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé phát triển mạnh và cần nạp lượng sữa lớn hơn, lực hút sữa của bé cũng mạnh hơn so với giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ nên chuyển sang dùng loại núm ti size L, tương đương với size số 3, để bé ti nhanh hơn mà không bị mỏi miệng.
Cách tăng size núm cho bé theo lực hút
Khi bé lớn, khả năng hút sữa càng tốt nên cần sử dụng núm ti phù hợp để bé bú được nhanh và khỏe. Để đảm bảo nhu cầu sữa cho bé và tránh tình trạng bé chán nản khi bú, mẹ cần tăng size núm ti khi thấy bé bú chậm, không hiệu quả hoặc đầu núm bị bẹp khi bé bú. Việc tăng size núm ti có thể thực hiện bằng hai cách sau đây:
- Cách 1: Tăng size núm ti từ từ bằng cách sử dụng núm mới ở cữ thứ 2 của ngày để bé làm quen, sau đó tăng dần số cữ sử dụng núm mới. Nếu bé chưa chấp nhận núm mới sau 3 ngày, mẹ có thể xem xét thay toàn bộ núm ti.
- Cách 2: Mẹ có thể đục thêm lỗ trên núm ti hiện tại bằng cách châm khoảng 2 - 3 lỗ nhỏ gần nhau để sữa xuống nhanh hơn. Mục đích của việc này là giúp bé làm quen với lượng sữa mới trước khi chuyển sang núm size mới.
Không tăng size núm bình sữa cho bé có ảnh hưởng gì?
Đầu tiên, núm bình sữa xuống cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bú sữa của trẻ, dẫn đến tình trạng bú quá nhanh, quá chậm, dễ bị sặc, hoặc bé không chịu bú bình.
Thứ hai, núm bình sữa mốc đen do kích thước không phù hợp sữa bị đọng lại, biến dạng, chuyển màu có thể chứa cặn bẩn, ổ nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh cho bé, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa và hô hấp.
Thứ ba, sử dụng núm bình sữa không phù hợp có thể gây tác động tiêu cực lên sự phát triển của răng và hàm của bé.
Vì những lý do trên, ba mẹ cần áp dụng đúng cách tăng size núm cho bé khi cần thiết và không được chủ quan trong vấn đề này để tránh sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.
Thay núm ti sữa là công việc quan trọng mà các mẹ bỉm sữa cần lưu ý khi chăm sóc con nhỏ trong giai đoạn bú bình. Hi vọng, với cách tăng size núm cho bé trên đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn chăm sóc bé được tốt hơn, an toàn và khỏe mạnh.
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com